1. Kinh nghiệm quốc tế Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ
1.4. Một số quốc gia châu Ph
Quản lý cộng đồng, mơ hình chủ đạo cho dịch vụ nước sinh hoạt nơng thôn ở châu Phi, hoạt động tốt trong nhiều bối cảnh nhưng đang phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng như:
•Cung cấp dịch vụ kém: Quá nhiều nguồn cung cấp nước nông thôn “được nâng cấp” không hoạt động hoặc hoạt động kém. Mức độ sự cố rất khác nhau giữa các quốc gia, nhưng trung bình, khoảng một phần ba các cơ sở cấp nước nông thôn ở các nước đang phát triển không cung cấp dịch vụ an tồn và đáng tin cậy.
•Nhu cầu về chất lượng dịch vụ cao hơn và độ phức tạp kỹ thuật ngày càng tăng: Nguồn cung cấp nước nông thôn đã từng gần như gắn với những công nghệ đơn giản nhất. Bây giờ, các dự án đường ống phức tạp và đắt tiền hơn đang được xây dựng. Ở Châu Phi, 15% đến 20% dân số nông thôn sống trong các khu vực cung cấp của các dự án đường ống nhỏ (Gia và cộng sự, 2010).
•Tài trợ đầu tư: Khoảng 742 triệu người thiếu nguồn cung cấp nước sạch, và chi phí xây dựng để khắc phục tình trạng này là rất lớn.
Một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho quản lý cộng đồng là ủy thác hoạt động quản lý và bảo trì, hoặc chỉ bảo trì, cho khu vực tư nhân thơng qua các hợp đồng và thỏa thuận chính thức. Các mối quan hệ hợp tác công – tư về nước nông thôn đã gia tăng trong những năm gần đây, chủ yếu cho các dự án đường ống, ít thường xuyên hơn đối với các dự án bơm nước và điểm cung cấp nước. Các hình thức PPP cấp nước nơng thôn được thiết kế tốt đã cho thấy một số thành cơng ở các quốc gia có luật dân sự - tức là các hệ thống pháp luật có quy chế và quy tắc điều chỉnh hợp đồng dịch vụ công. Tuy nhiên, bằng chứng rằng mơ hình này sẽ cung cấp nguồn nước nơng thơn bền vững trên quy mơ lớn thì cịn chờ thêm dữ liệu về chi phí dài hạn, lợi nhuận và hiệu suất.
Tại Angola, người Hà Lan đã hỗ trợ một dự án thí điểm “cho thuê máy bơm”, theo đó một cơng ty cấp nước nhỏ sở hữu các máy bơm nước ở nhiều ngôi làng gần nhau và chịu trách nhiệm bảo trì để đổi lại khoản phí hàng tháng do dân làng trả. Các đội sửa chữa
cơ động từ công ty phải đến thăm thường xuyên để bảo trì và sửa chữa phịng ngừa cho mỗi máy bơm. Tuy nhiên, một đánh giá năm 2006 cho thấy rằng hệ thống này khơng thành cơng trong việc trang trải chi phí, và do đó, dự án khơng thể duy trì. (Kleemeier, 2010)
Ở Burkina Faso và Rwanda, các công ty tư nhân quản lý các cơng trình đường ống nơng thơn cũng nhận trách nhiệm quản lý các máy bơm nước trong khu vực. Vergnet Hydro và đối tác Faso Hydro, là một trong những công ty như vậy với bảy dự án đường ống ở Burkina Faso. Họ đã phải đóng một số máy bơm vì khơng thể theo dõi doanh số bán hàng từ chúng, và nước khơng có doanh thu được cung cấp từ các máy bơm này làm giảm doanh số bán hàng từ các dự án đường ống. Vergnet Hydro đã phát triển cách tiếp cận khác, trong đó cơng ty ký hợp đồng trực tiếp với các hội đồng cấp nước của các làng ở Tây Phi để bảo trì các máy bơm của mình. Kết quả cũng khơng khả quan vì các hội đồng này tỏ ra quá yếu kém trong việc thu tiền người dùng và quản lý quỹ (Kleemeier, 2010). Cuối cùng, Vergnet Hydro phát triển một hệ thống đồng hồ đo cho các máy bơm để có thể quản lý chúng giống như với các dự án đường ống nước.
Burkina Faso cũng triển khai cách tiếp cận khác nữa. Chính quyền địa phương ký thỏa thuận với một cá nhân hoặc công ty tư nhân để bảo trì phịng ngừa dựa trên việc kiểm tra thường xuyên tất cả các máy bơm để đổi lại một khoản phí. Hợp đồng cũng định giá cho các loại sửa chữa khác nhau. Chính quyền đồng thời ký một thỏa thuận quản lý máy bơm với Hiệp hội những người sử dụng nước của mỗi làng, trong đó yêu cầu họ phải trả tiền trực tiếp cho công ty để sửa chữa và trả một khoản phí hàng năm cho chính quyền để trang trải chi phí bảo trì phịng ngừa. Hiệp hội cũng phải thuê nhân viên quản lý máy bơm tại địa phương để giám sát việc bơm nước và thu tiền nước từ người sử dụng, với mức giá do chính quyền quy định để chi trả cho việc bảo trì, sửa chữa, trả lương cho người phục vụ và thay thế máy bơm (Foster 2012).
Grundfos, một nhà sản xuất máy bơm Đan Mạch, đã phát triển mơ hình LIFELINK, trong đó các ki-ốt do một chi nhánh của Grundfos quản lý bán nước từ một giếng khoan có gắn máy bơm năng lượng mặt trời. Người tiêu dùng mua nước thông qua tiền xu trả trước được tính bằng tín dụng thơng qua hệ thống thanh tốn qua điện thoại di động. Hệ thống mạng di động đó cũng cho phép giám sát từ xa hoạt động của máy bơm, thông báo cho chi nhánh của Grundfos cử kỹ thuật viên địa phương đến sửa chữa. Hệ thống LIFELINK do Grundfos ở Kenya xây dựng theo hợp đồng xây dựng và vận hành, chủ yếu do các nhà tài trợ đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu hệ thống này có thể cạnh tranh với các giải pháp thay thế chi phí thấp hơn sẵn có ở các cộng đồng nơng thơn hay khơng.
Waterhealth International, một công ty của Mỹ sản xuất nước xử lý bằng tia cực tím, tiếp thị một hệ thống trong đó nước đã qua xử lý được bán trong các bình chứa có thể tái sử dụng từ một nhà máy phân phối, trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc cho các nhà cung
cấp giao hàng tận nhà. Ý tưởng là mọi người sẽ mua nước uống theo cách này và sử dụng các nguồn nước khơng an tồn cho các nhu cầu khác. Waterhealth đã thiết lập các hệ thống ở Ấn Độ, Bangladesh, Ghana và Philippines dựa trên mơ hình PPP trong đó Waterhealth hoặc chi nhánh địa phương của nó ký hợp đồng xây dựng và vận hành từ 8 đến 10 năm. Nguồn tài chính đến từ sự kết hợp của người sử dụng, chính quyền địa phương, các nhà tài trợ, NGOs, các tổ chức từ thiện và các khoản vay ngân hàng thương mại.
1.5.Trinidad & Tobago
Vào năm 1995, sau quá trình đấu thầu cạnh tranh và thương lượng, một Hợp đồng quản lý dựa trên hiệu suất (Performance-based management contract) về cung cấp nước và xử lý nước thải đã được ký kết giữa Chính phủ Trinidad & Tobago (đại diện là Bộ Tài chính và Cơ quan cấp thoát nước - WASA) với Trinidad & Tobago Water Services (TTWS), một liên doanh giữa hai công ty quốc tế Severn Trent Water International Ltd. (50%) và Tarmac Caribbean Ltd. (50%). Dịch vụ được cung cấp qua mạng lưới kết nối 132.075 điểm cấp nước và một số điểm thoát nước nhỏ hơn trên khắp Trinidad & Tobago. Nó bao gồm cả khu vực thành thị, ngoại ô và nông thôn, mặc dù khu vực nông thôn thường không được kết nối cùng hệ thống. Ngồi ra, cịn có nhiều hệ thống xử lý nước thải quy mô nhỏ, riêng biệt do các dự án phát triển nhà ở xây dựng mà không nằm trong hợp đồng. Nghĩa vụ hợp đồng được quy định hầu hết trong điều khoản đầu ra, với các yêu cầu chi tiết về hiệu quả như:
• Mở rộng phạm vi dịch vụ cung cấp nước và xử lý nước thải và cải thiện tính liên tục của dịch vụ.
• Nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng và mở các trung tâm dịch vụ khách hàng.
• Cung cấp các dịch vụ tiết kiệm chi phí thơng qua gia tăng hiệu quả hoạt động.
• Cung cấp hệ thống máy tính để lưu trữ hồ sơ.
• Giảm lượng nước khơng thu được phí.
• Giảm thời gian ngừng hoạt động của nhà máy.
Trong khi nhiệm vụ của phía tư nhân là quản lý và vận hành dự án, nghĩa vụ của Chính phủ bao gồm:
• Cung cấp bảo lãnh đầu tư, nếu cần, để tạo điều kiện cho WASA vay và hỗ trợ WASA đáp ứng các nhu cầu tài chính ngắn hạn của mình.
• Cho phép tài khoản của WASA được kiểm toán bởi kiểm tốn tư nhân do WASA chỉ định.
• Gánh đỡ các khoản vay và nợ thương mại của WASA.
• Chỉ định các thành viên tham gia vào Ủy ban Tư vấn và phê duyệt những người được TTWS đề cử cho các vị trí quản lý.
kiện thuận lợi cho việc tham vấn về việc thực hiện hợp đồng. Ủy ban họp hàng tháng và báo cáo hàng quý cho chính phủ, bao gồm các thành viên từ các bên ký kết, với chủ tọa được chính phủ đề cử từ các thành viên đó. Mục đích và trách nhiệm chính như sau:
• Giám sát việc thực hiện thỏa thuận.
• Là một diễn đàn để tham vấn về các chính sách cụ thể và các vấn đề chính liên quan đến các thỏa thuận.
• Đưa ra các khuyến nghị về những thay đổi đối với các thông lệ đã thỏa thuận để phù hợp với nhu cầu của tất cả các bên.
• Cung cấp một diễn đàn để giải quyết tranh chấp giữa hội đồng và TTWS về các vấn đề liên quan đến thỏa thuận.
• Là cơ quan tham vấn cho các kế hoạch dài hạn của WASA.
• Giải quyết các vấn đề khác do chính phủ Trinidad & Tobago đề cập đến.
• WASA chịu trách nhiệm giám sát chính vì Ủy ban Tư vấn khơng có đủ nhân sự để thực hiện giám sát.
Khơng có điều khoản nào quy định về các chuyên gia độc lập trong thỏa thuận, nhưng các chuyên gia độc lập được sử dụng để đánh giá tiến độ giữa kỳ của hợp đồng. Theo hợp đồng quản lý, bất kỳ tranh chấp nào giữa TTWS, WASA hoặc Chính phủ liên quan đến thỏa thuận trước tiên sẽ được giải quyết thông qua Ủy ban Tư vấn. Nếu khơng thành cơng, tranh chấp sẽ được chuyển đến Phịng Thương mại Quốc tế và được giải quyết theo Quy tắc Hịa giải và Trọng tài. Q trình hịa giải diễn ra ở Trinidad.
Cơ cấu giá dựa trên giá trị tài sản hơn là lượng nước tiêu thụ do hệ thống đo lường là rất ít. Các trường học và cơ sở tơn giáo được giảm giá; giá nước công nghiệp cao hơn giá nước sinh hoạt và thương mại; giá nước thải xấp xỉ 50% giá nước tiêu dùng. Tuy nhiên, bảng giá khơng bù được hết tất cả các chi phí vận hành và bảo trì, chi phí đầu tư và khấu hao tài sản. Chính phủ phải trợ cấp hoạt động cho WASA và trợ cấp đầu tư cho các chương trình mở rộng khác. Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới cũng cung cấp hỗ trợ thông qua Dự án Tăng cường Thể chế Ngành Nước - Water Sector Institutional Strengthening Project (1994- 1999). Trợ cấp được thực hiện dựa trên sự tham gia của tư nhân và bù đắp chi phí cho q trình đấu thầu. Hợp đồng cũng được dựa trên một khoản vay Ngân hàng Thế giới đề xuất cho WASA để đầu tư vốn, nhằm giúp nhà điều hành đáp ứng các yêu cầu hoạt động của mình. Tuy nhiên, khoản vay này đã khơng thành hiện thực do Chính phủ và Ngân hàng Thế giới không thể thống nhất về các điều kiện cho vay, bao gồm cả việc tăng giá.
Chính phủ là người chịu phần lớn rủi ro kinh doanh; phía tư nhân chịu một phần rủi ro từ các yêu cầu về hiệu suất trong cơng thức tính thù lao. Sau khi đạt được các yêu cầu hiệu suất hoạt động theo thời hạn quy định, TTWS được thanh toán các khoản tiền cụ thể vào cuối mỗi quý tương ứng. Nếu các chỉ số hiệu suất hoạt động không được đáp ứng, TTWS khơng được thanh tốn. Theo hợp đồng, 60% phí điều hành phải được thanh tốn thơng qua việc đảm bảo hiệu suất.
Hợp đồng ban đầu được ký kết có thời hạn 36 tháng với điều khoản có thể gia hạn đến 60 tháng. Tuy nhiên, khơng có thay đổi nào trong suốt thời hạn 36 tháng của thỏa thuận. Mặc dù TTWS đã yêu cầu gia hạn hợp đồng để hai bên có thời gian chuẩn bị đàm phán cho thỏa thuận lâu dài nhưng yêu cầu gia hạn này đã bị chính phủ từ chối và hợp đồng không được thương lượng lại. Hợp đồng kết thúc vào năm 1998 và Chính phủ quay trở lại hình thức quản lý công.
1.6. Kinh nghiệm Indonexia trong việc cung ứng dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Cung ứng dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Indonexia (tại Tangerang) là sự hợp tác giữa chính quyền địa phương, tư nhân/đơn vị tài trợ với người dân địa phương. Việc triển khai công việc cung ứng này được thực hiện theo các giai đoạn sau:
Đánh giá nhu cầu và xác định địa điểm
Họp cộng đồng
Biên bản ghi nhớ với cộng đồng
Giai đoạn 1: Quan hệ hợp tác
Giai đoạn 2: Xây dựng
Bước 1 nhằm xác định mong muốn của cộng đồng và đưa ra đề xuất dự án. Hoạt động này được tiến hành bằng việc thăm viếng các địa điểm và phỏng vấn nhóm mục tiêu như cộng đồng có thu nhập thấp, lãnh đạo cộng đồng và người đứng đầu các ủy ban liên quan.
Bước 2: Sau khi xác định được nhu cầu người dân, các cuộc họp với sự tham gia rộng rãi của cộng đồng sẽ được tổ chức nhằm thảo luận thêm về dự án.
Bước 3: Các thỏa thuận tại các cuộc họp sẽ được đưa vào biên bản ghi nhớ, biên bản này sẽ chi tiết hóa về việc thực thi dự án cũng như sựu sẵn sàng chi trả của cộng đồng cho dịch vụ được cung ứng
Giai đoạn 1: Thiết lập quan hệ hợp tác,cung cấp tài chính cho dự án: đây là giai đoạn hợp tác để huy động nguồn lực và hỗ trơ kỹ thuật cho việc thực hiện dự án. Cung cấp tài chính xây dựng cơ sở vật chất ban đầu có thể là chính quyền địa phương, các nhà tài trợ và sự đóng góp của người dân.
có sự tham gia trực tiếp và sự giám sát của người dân địa phương
Giai đoạn vận hành: Trung tâm vệ sinh công cộng cung cấp các dịch vụ như nhà tắm, nhà vệ sinh, khu vực giặt giũ, cung cấp nước cộng đồng, nhà máy xử lý nước thải…Các cá nhân đến sử dụng dịch vụ sẽ trả tiền cho dịch vụ mình sử dụng để có kinh phí chi thường xun và vận hành. Những công nhân làm việc ở trung tâm này chính là người địa phương, được chính cộng đồng chọn ra. Người dân thường xuyên có cơ hội phản ánh chất lượng dịch vụ qua các phiếu hỏi để bên cung ứng có thể điều chỉnh/cải thiện nếu chất lượng đi xuống.
1.7.Kinh nghiệm của Philippin
Vào những năm 1990, người dân sống vùng ven Manila không được cung cấp nước sạch, đặc biệt những người di cư tới đây khi họ chưa có giấy tờ định cư chính thức. Cuộc sống thiếu nước mất vệ sinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân, nhiều khi họ phải đi trộm nước từ các đường ống nước trong thành phố khiến công ty cung cấp nước sạch khi đó mất tới 61% doanh thu. Trước thực trạng đó, Chính phủ Philippin quyết định tư nhân hóa hệ thống thốt nước và cơng trình nước thủ đô. Đây là một phương pháp thiết thực để thu hút nguồn tài chính và cải thiện hiệu quả hoạt động cung ứng nước sạch cho người dân nghèo. Một thỏa thuận đặc quyền giữa nhà nước và tư nhân ra đời, trong đó Chính phủ ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân trong nghĩa vụ cung cấp nước cho người nghèo, người định cư phi chính thức. Từ thỏa thuận này, chương trình “nước sạch cho người nghèo” ra đời vào năm 1998. Gần một nửa trong số 218.000 hộ được cơng ty cung cấp nước là hộ nghèo. Chương trình này cho phép người dân nghèo dễ dàng đấu