Kết quả thực hiện tiêu chí mơi trường của huyện Hải Hậu

Một phần của tài liệu CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG NÔNG THÔN VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG NÔNG THÔN THEO PHƯƠNG THỨC PPP TẠI NAM ĐỊNH (Trang 63 - 66)

1. Về hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện:

+ Về ban hành các văn ban quản lý chất thải rắn trên địa bàn

- Đề án” Nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020”,

- Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 13/4/2018 của UBND huyện Hải Hậu về việc Tổ chức phát động năm hành động vì mơi trường nơng thơn mới huyện Hải Hậu “Xanh - Sạch - Đẹp” để phát triển bền vững.

+ Về tình hình thu gom, xử lý CTRSH (chất thải rắn sinh hoạt):

- Công tác thu gom chất thải sinh hoạt đã được triển khai đến tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện, với tần xuất thu gom từ 2 đến 3 lần một tuần. Việc thu gom chất thải sinh hoạt đã từng bước đi vào nề nếp, với tỷ lệ thu gom đạt trên 95%. Các đội thu gom hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực về môi trường, kinh phí cho hoạt động thu gom của các đội được thu từ đóng góp của địa phương.

- Trên địa bàn huyện hiện có 29 xã, thị trấn đã đầu tư lò đốt rác thải sinh hoạt và đi vào hoạt động, 6 xã, thị trấn được đầu tư bãi chôn lấp. Các lò đốt rác thải được lắp đặt và đưa vào sử dụng ổn định, đảm bảo xử lý hết lượng rác phát sinh trên địa bàn trong ngày, với lượng phát sinh quá ẩm thì được phơi, giảm độ ẩm, trước khi đưa vào lò, đảm bảo nhiệt độ lò đốt, cháy kiệt và hạn chế phát sinh khói thải độc hại. Đối với các bãi rác được đầu tư xây dựng, rác được thu gom, vận chuyển và đem xử lý tại bãi chôn lấp, hàng tuần tiến hành phun chế phẩm phân hủy và tiến hành đầm nén phủ đất, cát lên, hạn chế phát tán mùi ra khu dân cư xung quanh.

- Việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt được thực hiện theo Hướng dẫn số 2276/STNMT-CCMT ngày 06/12/2013 và Hướng dẫn số 3361/HD-STNMT ngày

21/12/2016 của Sở Tài nguyên và Mơi trường.

Về mơ hình phân loại rác thải tại nguồn: Hiện nay UBND huyện đã triển khai việc phân loại rác thải sau khi lượng rác thải được vận chuyển về khu xử lý. UBND huyện cũng chỉ đạo phịng Tài ngun và Mơi trường cấp phát chế phẩm sinh học để phun vào lượng rác thải hữu cơ sau khi đã được phân loại.

+ Về quản lý chất thải rắn công nghiệp thơng thường

Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 302 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có 40 cơ sở hoạt động trong các cụm cơng nghiệp và 262 cơ sở ngồi cụm cơng nghiệp và làng nghề. Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp khoảng 39 tấn/ngày; thu gom, xử lý khoảng 34 tấn/ngày, đạt 89%.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chủ yếu là sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát tập trung là mơ hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình, cá nhân với quy mơ sản xuất nhỏ. Tính đến thời điểm hết năm 2018 số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn huyện là 262 cơ sở đa phần là chăn nuôi và mộc gia dụng. Lượng rác thải phát sinh đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh này có thể tận dụng làm chất đốt và bón cho cây trồng.

- Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, cách xa khu dân cư và vận động người dân chuyển ra vùng quy hoạch tránh gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Đa số các trang trại chăn nuôi đã thực hiện biện pháp xử lý chất thải thông qua việc xây dựng hệ thống biogas hạn chế ô nhiễm mơi trường.

+ Về quản lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật:

Tổng lượng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn huyện phát sinh ước tính khoảng 145,8 kg/năm. Thực hiện Thơng tư số 05/2016/TTLT-BNNPTNT- BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên & Môi trường và Hướng dẫn số 2187/HD-STNMT ngày 01/9/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định về thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, UBND huyện đã triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV như:

- Đầu tư bể chứa: Hiện tại tồn huyện đã có 728 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật được lắp đặt trên các cánh đồng.

- Xây dựng thực hiện quy chế quản lý: 100% các xã đã ban hành và triển khai quy chế về thu gom, quản lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn. Tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến công khai quy định của nhà nước, quy chế của địa phương về thu gom quản lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

+ Về quản lý chất thải rắn y tế:

Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 35 trạm y tế xã và 5 phòng khám bệnh tư nhân. Tổng lượng rác thải phát sinh từ các cơ sở y tế là 4.675,5 kg/tháng;

Trong đó lượng rác thải thông thường là 4050,2 kg/tháng được thu gom xử lý tại khu xử lý rác thải sinh hoạt của các địa phương, còn rác thải y tế khác khoảng 625,3 kg/tháng được

thu gom và xử lý. Riêng đối với bệnh viện đa khoa huyện đã đầu tư một khu xử lý rác thải y tế, còn trạm y tế các xã, thị trấn và các phịng khám thì ký hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế.

2. Về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp:

Hiện nay trên địa bàn huyện Hải Hậu có 6 cụm cơng nghiệp đã được quy hoạch, trong đó 3 cụm cơng nghiệp đã được UBND tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là cụm công nghiệp Hải Phương, cụm công nghiệp tại thị trấn Thịnh Long và cụm công nghiệp làng nghề tại xã Hải Minh.

Có 2 cụm cơng nghiệp đã có quy hoạch chi tiết và được UBND tỉnh phê duyệt là cụm công nghiệp tại Hải Phương và cụm công nghiệp làng nghề tại xã Hải Minh; cịn lại các cụm cơng nghiệp tại các xã Hải Thanh, xã Hải Hưng, thị trấn Thịnh Long và thị trấn Yên Định chưa có quy hoạch chi tiết.

Về công tác môi trường:

- Đối với cụm công nghiệp Hải Phương: Đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp theo quy định.Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cụm công nghiệp Hải Phương đều đã tiến hành lập thủ tục về mơi trường , có các biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn đáp ứng được yêu cầu.

- Đối với cụm công nghiệp Thịnh Long: Đến nay tất cả các cơ sở hoạt động trọng cụm công nghiệp Thịnh Long đều đã lập thủ tục môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định.

- Đối với cụm công nghiệp làng nghề Hải Minh: Tất cả các hộ hoạt động trong làng nghề đều lập thủ tục về môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định.

Một phần của tài liệu CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG NÔNG THÔN VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG NÔNG THÔN THEO PHƯƠNG THỨC PPP TẠI NAM ĐỊNH (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w