Kiến nghị đối với ngân hàng Quân đội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển dịch vụ ngân hàng số của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Thanh Xuân (Trang 108 - 111)

3.3.1 .Kiến nghị đối với Chính phủ

3.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng Quân đội

 Đề xuất kiến nghị Ngân hàng quân đội tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chi nhánh để tạo điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng số tương xứng với tiềm năng. Ngân hàng quân đội cần bổ sung kịp thời, đầy đủ máy ATM theo kế hoạch chi nhánh đăng ký năm 2020 để bố trí cho mỗi phịng giao dịch quản lý tối thiểu hai máy ATM, gia tăng khả năng phụ vụ dịch vụ cho khách hàng, tăng tính tiện ích, góp phần thực hiện tốt chủ trương trả lương qua tài khoản thẻ của Chính Phủ.

 Cơ cấu lại mạng lưới hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hiện nay, MB có tới hơn 2000 chi nhánh trực thuộc với mật độ bố trí chưa hợp lý. Thực tế, có tới hai đến ba điểm giao dịch trực thuộc được thành lập trên cùng một địa bàn nhỏ dẫn đến cạnh tranh trong cùng hệ thống ngân hàng gây lãng phí về tài sản, nhân sự. Vì vậy, MB cần có sự rà sốt lại hệ thống các

chi nhánh và phòng giao dịch, khảo sát lại tình hình kinh tế xã hội, giao thông các các khu vực địa bàn đang hoạt động hiện tại để có sự phân bổ hợp lý.

 Bên cạnh việc triển khai các SPDV mới, cần nâng cao tối đa sự hài lòng của khách hàng, giảm tối đa những quy định thủ tục rườm rà.

 Thực hiện đánh giá những ưu, nhược điểm của SPDV MB với các NHTM khác để chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ. Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ hướng tới khách hàng.

 Xây dựng chính sách an tồn hệ thống bảo mật thơng tin. Trong mơi trường kinh doanh đầy biến động, khi nền kinh tế phát triển thì việc đánh cắp thơng tin, đánh cắp tiền trên mạng, tin tặc… cũng khơng ngừng phát triển, và chính vì vậy, cơng nghệ bảo mật cũng phải không ngừng được cải tiến đổi mới. MB cần tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác chiến lược để học hỏi kinh nghiệm cũng như mời các chuyên gia nước ngoài tư vấn trong việc đầu tư và sử dụng các công nghệ bảo mật, cơng nghệ thanh tốn an tồn.

 Tổ chức các lớp học thực hành chuyên sâu về các sản phẩm dịch vụ cho những cán bộ trẻ, làm nòng cốt để phát triển thị trường, có đủ trình độ tư vấn và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Ngồi ra, MB cần có những lớp đào tạo kỹ năng giao tiếp phục vụ khách hàng qua những lớp đào tạo liên kết với các tổ chức chuyên đào tạo và tư vấn về ngân hàng như Bank Training and Cosultancy để trang bị cho nhân viên những xu hướng dịch vụ hiện đại của ngành ngân hàng thế giới.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, MB Thanh Xuân đã nỗ lực khơng ngừng để nâng cao thương hiệu, hình ảnh và vị thế, phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng hàng đầu tại địa bàn. Tuy vậy, do cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng gay gắt và sự tương đồng về công nghệ (Core Banking)

đang được triển khai tại các NHTM, các sản phẩm ngân hàng hiện cố trên thị trường khá đồng nhất, về cơ bản thị trường khơng cịn tồn tại sản phẩm với tính năng vượt trội ngoại trừ những chiến lược và sách lược đúng đắn của riêng mỗi ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại MB Thanh Xuân nhằm nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định vị thế, tác giả đã tập trung nghiên cứu một cách khoa học về những nội dung trọng yếu của việc phát triển dịch vụ ngân hàng số để làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn sau:

Thứ nhất, làm rõ khái niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và bổ sung, đưa ra những nội dung và ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ này trong tương lai.

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại MB Thanh Xuân trên cơ sở số liệu được lấy trong giai đoạn 2016-2020 để phân tích những thuận lợi và khó khăn, những nguyên nhân tồn tại.

Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại về dịch vụ Ngân hàng điện tử tại MB Thanh Xuân, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm pháp triển dịch vụ này.

Mặc dù đã rất cố gắng để đạt được kết quả theo mục tiêu đề ra nhưng do giới hạn trong khn khổ và khả năng cịn nhiều hạn chế nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ nhằm đem lại kết quả cao hơn cả về lý luận và thực tiễn.

1. Báo cáo về kết quả hoạt động ngân hàng số tại MB Thanh Xuân năm 2018, 2019, 2020.

2. Báo cáo về kết quả kinh doanh tại MB Thanh Xuân năm 2018, 2019, 2020.

3. Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Kinh tế Quốc dân

4. Nguyễn Minh Kiều (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê.

5. Nguyễn Thị Quy (2014), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội.

6. Tài liệu hướng dẫn sử dụng dịch vụ ngân hàng số của MB Thanh Xuân. 7. Trần Hồng Ngân – Ngơ Minh Hải, Sự phát triển dịch vụ ngân hàng

điện tử tại Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, số 169.

8. Trương Đức Bảo (2014), Ngân hàng điện tử và các phương tiện thanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển dịch vụ ngân hàng số của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Thanh Xuân (Trang 108 - 111)

w