Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định ở công ty TNHH MTV in tài chính (1) (Trang 60)

2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty In Tài chính trong thờ

2.2.1. Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty

VCĐ là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn kinh doanh của Công ty. Trước khi đi vào xem xét cơ cấu VCĐ của Cơng ty in Tài chính, chúng ta xem xét cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty qua bảng số 2.5.

Từ bảng số liệu ta thấy vốn cố định của công ty trong năm 2013 đã giảm đi, cụ thể tại thời điểm đầu năm, vốn cố định của cơng ty là 112.447.462.564 đồng thì đến cuối năm giảm còn 92.043.419.991 đồng khiến tỷ trọng của vốn cố định giảm từ 61,84% xuống còn 48,89%.

Trong tổng vốn cố định của cơng ty in Tài chính thì phần chiếm tỷ trọng lớn nhất chính là TSCĐ (đầu năm 2013 tỷ trọng là 100%, cuối năm là 99,89%). Đó cũng là ngun nhân chính làm vốn cố định trong năm của công ty giảm do sự giảm xụt của TSCĐ. Tại thời điểm cuối năm 2013, TSCĐ của công ty là 91.943.419.991 đồng giảm 20.504.042.573 đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 18,23% so với thời điểm đầu năm là 112.447.462.564 đồng. Và để

tìm hiểu kỹ hơn lý do TSCĐ của cơng ty giảm ta đi nghiên cứu kết cấu TSCĐ trên bảng cân đối kế tốn:

Thơng thường, trong phần TSCĐ, TSCĐ hữu hình thường chiếm tỷ trọng lớn nhất đặc biệt là những cơng ty sản xuất, và cơng ty in Tài chính cũng không phải ngoại lệ khi mà ngành in là ngành địi hỏi rất khắt khe về máy móc thiết bị. TSCĐ hữu hình của cơng ty tại tại thời điểm cuối năm có tỷ trọng là 42,88%, có giá trị là 39.425.340.195 đồng. Tại thời điểm cuối năm TSCĐ hữu hình giảm hơn 9 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ giảm 19,13% so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân giảm là trong năm công ty tuy cũng đã đầu tư mua sắm thêm TSCĐ hữu hình cho cơng ty nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong năm tới tuy nhiên vẫn khơng đủ bù đắp tồn bộ chi phí khấu hao trong năm dẫn đến TSCĐ hữu hình giảm.

TSCĐ th tài chính cũng là một phần quan trọng trong TSCĐ. Trong năm 2013, TSCĐ th tài chính của cơng ty giảm 12.131.340.907 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 33,36%. TSCĐ th tài chính giảm là do trong năm cơng ty đã mua lại một số TSCĐ đang thuê từ chi nhánh trong TPHCM nhằm tăng cường thêm TSCĐ hữu hình của cơng ty cũng như giảm thiểu chi phí th tài chính.

TSCĐ vơ hình của cơng ty trong năm khơng có biến chuyển khi phần TSCĐ này chỉ có quyền sử dụng đất và phần mềm vi tính. Ngun giá trong năm khơng có gì thay đổi, việc giảm nhẹ TSCĐ vơ hình hồn tồn đến từ chi phí khấu hao của nó trong năm.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng so với thời điểm cuối năm 2012 là 1.547.347.375 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,12% khiến tỷ trọng của nó trong TSCĐ tăng thêm 3% từ 5,95% lên đến 8.96%. Đây chính là những chi phí đầu tư vào các máy móc thiết bị mới nhưng chưa đưa vào sản xuất kinh doanh, vẫn đang trong quá trình trang bị vận hành thử. Việc tăng cường chi phí này cho thấy cơng ty cũng đang có những kế hoạch đầu tư đưa thêm các

trang thiết bị mới vào sản xuất. Tuy đây là phần chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng công ty cũng cần phải chú ý và quản trị hợp lý chi phí xây dựng cơ bản dở dang này để không những đáp ứng được nhu cầu sản xuất như kế hoạch vạch ra mà cịn nhằm hạn chế lãng phí vốn hay ứ đọng vốn quá lâu.

Tóm lại, dựa vào cơ cấu VCĐ của Cơng ty in Tài chính, trọng tâm quản lý VCĐ của Công ty là tập trung vào phần TSCĐ hữu hình, đặc biệt là quản lý máy móc, thiết bị sản xuất.

2.2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Cơng ty in Tài chính

2.2.2.1. Phân tích cơ cấu TSCĐ của cơng ty in Tài chính

Khi xem xét tính phù hợp của TSCĐ đối với một đơn vị sản xuất kinh doanh, chóng ta phải xem xét cơ cấu TSCĐ theo các tiêu thức nhất định. Để đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu TSCĐ của Cơng ty In Tài chính, chúng ta nghiên cứu bảng số 2.6 - Cơ cấu TSCĐ sản xuất của Công ty in Tài chính.

Cơng ty in Tài chính là một đơn vị sản xuất kinh doanh với đặc điểm cả máy móc, thiết bị sản xuất và nguyên vật liệu đều phải phù hợp với tính chất và mức độ đa dạng, phong phú của sản phẩm in. Trong đó, máy móc thiết bị sản xuất chiếm một vị thế quan trọng. Nhìn bảng 2.6 ta thấy tại thời điểm 31/12/2012, Trong phần TSCĐ hữu hình cơng ty sở hữu, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất 75,08%, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là nhà cửa vật kiến trúc với tỷ trọng 19,44%, thiết bị dụng cụ quản lý chiếm tỉ trọng lớn thứ ba và cuối cùng là phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn với tỉ lệ khá khiêm tốn 2,12%.

Tại thời điểm 31/12/2013, theo sự tăng lên của tổng nguyên giá TSCĐ các loại TSCĐ cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên, thứ tự lớn nhỏ của tỷ trọng từng loại TSCĐ khơng có gì thay đổi so với năm 2013.

Nhà cửa vật kiến trúc của cơng ty trong năm khơng có sự biến động nào về nguyên giá, tại thời điểm cuối năm có nguyên giá là 44.928.816.628 đồng. Điều này cho thấy công ty vẫn duy trì số lượng nhà xưởng như các năm trước khi vừa mới xây thêm hai nhà xưởng vào năm 2009, tạo sự ổn định và đưa hoạt động sản xuất đi vào quỹ đạo đã vạch sẵn của công ty. Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỉ trọng thứ hai là tương đối hợp lý vì để tiến hành sản xuất, Cơng ty không thể thiếu các khu nhà xưởng. Đây là nơi đặt các máy móc thiết bị để Cơng ty tiến hành việc sản xuất in ấn. Loại TSCĐ này của Công ty hầu hết là nhà xưởng sản xuất được xây dựng trong những năm 90 như khu nhà xưởng C3 được xây dựng năm 1998 với nguyên giá 150,5 tỷ đồng, nhà văn phịng cơ quan được hồn thành bắt đầu đưa vào sử dụng và trích khấu hao từ 1/1999 với nguyên giá 800 tỷ đồng. Ngồi ra, Cơng ty cịn có nhiều khu nhà, vật kiến trúc được hình thành từ nguồn NSNN, hầu hết đã qua thời gian sử dụng song vẫn chưa được xóa tên trong sổ TSCĐ của Cơng ty như nhà B1 có ngun giá 3,5 tỷ đồng, khu nhà B2 có nguyên giá 23,64 tỷ đồng.

Máy móc, thiết bị sản xuất của Cơng ty là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong năm đã tăng lên 4.995.399.289 đồng. Tuy nhiên việc tăng lên này phần lớn là do trong năm cơng ty đã mua lại TSCĐ th tài chính, do vậy mà máy móc thiết bị sản xuất của cơng ty thực chất khơng biến động nhiểu. Máy móc, thiết bị sản xuất của Cơng ty mang đặc trưng của ngành in, phục vụ cho các phân xưởng in của Công ty từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của qui trình sản xuất sản phẩm. Các loại máy móc, thiết bị chủ yếu của Cơng ty như: Dàn máy tính COMPAQ phục vụ phân xưởng vi tính chế bản, máy tời giấy Trung Quốc, máy in cuốn 3 màu ROTATEX, máy in phun EPSON, máy Ðp Ben, ... Máy móc, thiệt bị của Cơng ty chiếm tỉ trọng cao thể hiện cơ cấu TSCĐ hợp lý của Cơng ty. Tuy vậy, để xem xét tính hiệu quả của việc đầu tư, chúng ta phải dựa vào kết quả mà những máy móc này đem lại để có một cơ cấu máy móc thiết bị phù hợp.

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn của Công ty chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng nguyên giá TSCĐ. Nguyên giá của nó tại thời điểm đầu năm và cuối năm khơng thay đổi và đạt giá trị là 4.903.812.840 đồng, chiếm tỷ trọng 2,12% tại thời điểm đầu năm, và 2,08% tại thời điểm cuối năm. Ngoài mạng điện sản xuất được lắp đặt năm 1994, bộ xe tải TOYOTA mua 7/2002, còn lại là xe đẩy giấy Nhật phục vụ cho việc di chuyển các sản phẩm trong nội bộ Công ty. Việc tỉ trọng loại TSCĐ này rất khiêm tốn trong tổng TSCĐ của Công ty xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Các phân xưởng của Cơng ty nhỏ lẻ khơng có sự truyền dẫn giữa các giây chuyền sản xuất nên phải dùng xe đẩy giấy trong khu vực Công ty.

Xe tải của Công ty phục vụ cho việc vận chuyển vật liệu về, sản phẩm đem đi bán và công tác sau bán hàng. Trong tương lai, quy mô sản xuất mở rộng hơn, với lượng khách hàng phân bố nhiều, Cơng ty có thể tăng cường thêm dịch vụ chuyên chở cho người mua hàng thì tỉ trọng phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn nên ở mức cao hơn.

Thiết bị dụng cụ quản lý của công ty chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 với tỷ trọng tại thời điểm 31/12/2013 là 3,28% và tại thời điểm 31/12/2012 là 3,37%. Trong năm thiết bị dụng cụ quản lý giảm 33,2 triệu đồng, điều này cũng phù hợp khi mà năm 2013 công ty đã thu hẹp quy mô sản xuất, bởi vậy để tiết kiệm cũng như giảm thiểu chi phí quản lý, cơng ty đã giảm tải việc sử dụng các thiết bị dụng cụ quản lý không cần thiết.

Một phần TSCĐ cũng quan trọng không kém trong khâu sản xuất của cơng ty đó là TSCĐ th tài chính. Tại thời điểm 31/12/2012 tỷ trọng của TSCĐ thuê tài chính là 23,43%, còn đến 31/12/2013 tỷ trọng giảm nhẹ xuống cịn 21,88%. TSCĐ th tài chính của cơng ty hồn tồn là các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Trong năm máy móc thiết bị th tài chính của cơng ty giảm 4.971.499.289 đồng vì cơng ty đã mua lại một số thiết bị máy móc đang

th. Điều này giúp cho cơng ty tiết kiệm được một khoản chi phí thuê tài chính mà không làm thay đổi cơ cấu cũng như số lượng máy móc sản xuất trong cơng ty.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty trong năm qua tăng lên 1.547.347.375 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 23,12%. Cụ thể là tại thời điểm 31/12/2012 chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty là 6.692.170.172 đồng và tại thời điểm 31/12/2013 con số này tăng lên thành 8.239.517.547 đồng giúp cho tỷ trọng khoản mục này tăng từ 1,95% lên 2,39%. Nguyên nhân tăng là do trong năm công ty đã đầu tư mua sắm thêm các máy móc thiết bị sản xuất tuy nhiên đây là những TSCĐ chưa thể sử dụng được ngay mà phải trang bị bổ sung, lắp đặt cũng như vận hành thử. Qua đó cũng có thể thấy cơng ty đã có những kế hoạch và phương án nhất định cho việc nâng cấp TSCĐ phục vụ sản xuất trong tương lai.

Tóm lại, cơ cấu TSCĐ của Cơng ty chia theo tính chất kinh tế của TSCĐ như vậy là tương đối hợp lý. Nhưng Công ty phải luôn quản lý chặt chẽ TSCĐ, theo dõi thường xuyên để có thể tìm ra được một cơ cấu TSCĐ phù hợp nhất cho mình. Đối với Cơng ty in Tài chính, máy móc thiết bị có mức độ quan trọng rõ rệt, vì cơng ty với mục tiêu của mình là kinh doanh những sản phẩm có chất lượng cao với chi phí thấp để có thể cạnh tranh với các đối thủ trong nước và đặc biệt là ngoài nước trong lĩnh vực này khi mà công nghệ thế giới đang không ngừng phát triển với tốc độ cao. Tuy nhiên, trong một tổng thể các loại TSCĐ ln có quan hệ mật thiết với nhau, phối hợp với nhau nhịp nhàng nên phải tùy thuộc vào từng giai đoạn, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh mà xác định cơ cấu TSCĐ phù hợp nhất cho từng thời kỳ. Dựa vào tính chất sản xuất, nhu cầu sản xuất kinh doanh của Cơng ty In Tài chính trong giai đoạn hiện nay, kết hợp với cơ cấu TSCĐ hợp lý của Công ty để đánh giá công tác đầu tư, đổi mới TSCĐ của Cơng ty In Tài chính năm 2013.

2.2.2.2. Phân tích tình hình đầu tư đổi mới TSCĐ

Qua bảng 2.7 ta thấy trong năm 2013 công ty không có sự đổi mới cũng như đầu tư mạnh mẽ vào tài sản cố định.

Về máy móc thiết bị, cơng ty đã đầu tư mua lại phần TSCĐ thuê tài chính với nguyên giá 4.971.499.289 đồng, đồng thời đầu tư thêm 23,9 triệu đồng để bổ sung thay thế cũng như sửa chữa làm mới các thiết bị, kéo dài thời gian sử dụng của chúng. Do đây chỉ là mua lại TSCĐ từ hình thức th tài chính nên về kết cấu cũng như số lượng máy móc thiết bị sản xuất của cơng ty vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên để phục vụ nhu cầu sản xuất sắp tới và đặc biệt mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo, trong năm qua công ty cũng đã đầu tư thêm hơn 1,5 tỷ đồng cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang giúp khoản mục này tính đến thời điểm 31/12/2013 là 8.239.517.547 đồng. Đây là khoản đầu tư cho các máy móc thiết bị mới chuẩn bị đưa vào sử dụng của công ty trong những năm tới. Công ty chủ yếu đầu tư vào phân xưởng in Offset với các loại máy in bổ sung và mua mới như: 5 máy in nhiều màu hiệu Heidelberg của Liên Bang Đức; 1 máy in cuốn liên tục giấy vi tính Rotatex của Tây Ban Nha; 1 máy cắt giấy Polar 115E của cộng hòa Liên Bang đức; 1 máy phiên bản Polygrap và 1 máy chế bản điện tử thêm phần mềm. Mục đích đầu tư thêm máy móc, thiết bị sản xuất của Cơng ty là nhằm nâng cao năng lực sản xuất của phân xưởng in Offset, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng cũng như phục vụ kế hoạch sản xuất sắp tới của công ty.

Về thiết bị dụng cụ quản lý trong năm công ty cũng đã mua mới hơn 466 triệu đồng tuy nhiên đây chỉ là khoản mua hộ cho chi nhánh tại TP HCM, tổng nguyên giá điều chuyển nội bộ là 570.222.762 đồng. Điều này vừa giúp giảm chi phí quản lý của cơng ty lại góp phần thúc đẩy phát triển mở rộng quy mô sản xuất ở chi nhánh TP HCM.

Nhà xưởng, vật kiến trúc là loại TSCĐ khơng có biến động trong năm. Nguyên giá của nó vẫn giữ nguyên nguyên giá là 44.928.816.628 đồng. Đây là bộ phận tài sản muốn nâng cấp lớn địi hỏi phải có kế hoạch kỹ càng và dựa trên chiến lược kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trong thời gian sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục công ty cũng phải có kế hoạch nâng cấp đồng bộ nhà cửa, vật kiến trúc, giải phóng những khu nhà q cũ. Bởi vì, nhà xưởng có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc quản lý, sử dụng các loại máy móc thiết bị của cơng ty. Mặt khác, nhà cửa vật kiến trúc nếu được quan tâm đúng mức sẽ là cơ sở để công ty tiến hành đầu tư máy móc, dây chuyền cơng nghệ tiên tiến và đồng bộ hơn.

Nhìn chung trong năm qua TSCĐ của cơng ty khơng có nhiều biến động nhưng cũng có thể thấy cơng ty đang có những bước chuẩn bị nhằm tăng cường TSCĐ phục vụ cho kế hoạch sản xuất tương lai của công ty. Tuy nhiên để có thể đem lại hiệu quả cao nhất trong các khâu sản xuất cũng như các chiến lược đã vạch sẵn, cơng ty cần có một kế hoạch đầu tư đồng bộ tồn diện, đặc biệt là về máy móc thiết bị sản xuất.

2.2.2.3. Phân tích tình hình hao mịn của TSCĐ sản xuất ở Cơng ty in Tài chính

Tình trạng hao mịn của các loại TSCĐ của một Công ty sản xuất thường được đánh giá thông qua chỉ tiêu “Hệ số hao mịn TSCĐ”. Chỉ tiêu này sẽ cho chóng ta thấy được mức độ hao mòn của TSCĐ ở thời điểm đánh giá so với thời điểm đầu tư ban đầu. Trên cơ sở đó, Cơng ty sẽ biết được hiện trạng máy móc của mình để có quyết định thích hợp trong việc đầu tư tái sản xuất

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định ở công ty TNHH MTV in tài chính (1) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)