Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định ở công ty TNHH MTV in tài chính (1) (Trang 79 - 85)

2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty In Tài chính trong thờ

2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của Công ty

chính năm 2013

Cơng ty in Tài chính là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Tài Chính, thành lập ban đầu với nhiệm vụ in ấn các tài liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính. Mặc dù tồn tại trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công ty vẫn đứng vững và không ngừng lớn mạnh, vươn lên tự khẳng định mình, hịa nhập với sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Công ty đã đạt được những thành tích nhất định trong cơng tác quản lý và sử dụng các nguồn lực của mình trong đó có quản lý và sử dụng VCĐ.

Trong năm 2013, công ty đã duy trì được số lượng TSCĐ, đảm bảo có đầy đủ TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khơng xảy ra tình trạng thiếu máy móc thiết bị gây gián đoạn hoạt động. Đồng thời gần như tồn bộ máy móc thiết bị vẫn được duy trì hoạt động, khơng để tình trạng máy chết, máy ngừng hoạt động diễn ra triền miên, các thiết bị máy móc quản lý khơng cần thiết thì được cơng ty điều chuyển cho chi nhánh miền nam vừa tránh lãng phí TSCĐ, vửa làm giảm được chi phí quản lý. Cơng ty cũng chú ý đến cơng tác bảo dưỡng, sửa chữa nên khơng có tình trạng máy móc ngừng làm việc do phải sửa chữa lớn TSCĐ.

Cơng ty đã quản lý tốt TSCĐ, khơng có hiện tượng mất mát tài sản làm thất thoát VCĐ. Để làm được điều này, bên cạnh việc giao và quy trách nhiệm TSCĐ cho từng đối tượng cụ thể cịn do ban giám đốc Cơng ty đã chú ý trang bị đầu tư thiết bị quản lý hiện đại. ở một số vị trí nhất định trong Cơng ty và phân xưởng in Offset có đặt hệ thống máy camera truyền về phòng bảo vệ theo dõi trực tiếp tình hình sử dụng máy, tình hình lao động của cơng nhân.

Bên cạnh những mặt mạnh của Công ty trong công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, ở Cơng ty cịn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục sau:

Năm 2013 mặc dù vẫn duy trì được lượng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng có thể thấy năng lực sản xuất của chúng cịn lại khá thấp, hệ số khấu hao của máy móc thiết bị chính phục vụ sản xuất đều có hệ số hao mịn cao gần 90%. Vì vậy, trong thời gian tiếp theo Công ty phải chú trọng nâng cao cơng suất hoạt động của máy móc thiết bị bằng cách có những kế hoạch mua sắm trang bị TSCĐ thích hợp.

Cơng ty chưa đẩy mạnh cơng tác tiêu thụ sản phẩm. Công ty là doanh nghiệp Nhà Nước, hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Doanh thu trong một số năm qua đều giảm, những khách hàng của công ty hầu hết là

những bạn hàng khá quen thuộc, ln tạo điều kiện để cơng ty có đơn đặt hàng thực hiện sản xuất. Cịn một phần thị trường khá lớn cơng ty chưa tận dụng khai thác rơi vào tay cac nhà in, công ty in tư nhân mới mọc lên và đặc biệt là các cơng ty nước ngồi mới du nhập vào nước ta.

Một thực trạng vẫn tồn tại là công ty đã tiến hành đầu tư mới nhiều TSCĐ nhưng sự đầu tư này không dựa trên một kế hoạch chiến lược về qui mô. TSCĐ được đầu tư chủ yếu về máy móc, thiết bị nhưng tập trung ở phân xưởng in Offset là chủ yếu. Trong khi đó, phân xưởng vi tính chế bản, phân xưởng hồn thiện sản phẩm cũng chưa được quan tâm đúng mức. Đây là khâu đầu và khâu cuối trong qui trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm nên sự đầu tư không đồng bộ này sẽ dẫn đến cả dây chuyền sản xuất diễn ra kém nhịp nhàng, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Điều này dẫn đến hiệu suất sử dụng TSCĐ chưa được nâng cao. Đặc biệt, trong điều kiện, bối cảnh hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đang và sẽ có nhiều cơng ty sẽ đầu tư máy móc, thiết bị in hiện đại và đồng bộ. Vì vậy, việc đầu tư và đổi mới TSCĐ đồng bộ sẽ quyết định quy mơ, tốc độ sản xuất, kiểu dáng sản phẩm, chi phí tạo ra sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp khả năng cạnh tranh, chi phối tới việc tiêu thụ sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận.

Phương pháp thu hồi vốn của cơng ty vẫn cịn chậm: Trong những năm qua, công ty luôn sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, đây là phương pháp đơn giản dễ sử dụng nhưng việc khơng linh hoạt trong cách tính khấu hao khi chỉ sử dụng phương pháp này đã làm cho khả năng thu hồi vốn của cơng ty vẫn cịn chậm. Do vậy công ty cần phối hợp sử dụng thêm các phương pháp khấu hao khác mà cụ thể ở đây là phương pháp khấu hao nhanh để có thể tận dụng cũng như hạn chế những ưu nhược điểm của từng phương pháp.

Quỹ khấu hao của công ty chưa được tận dụng tối đa: Quỹ khấu hao công ty được sử dụng để tái đầu tư TSCĐ cũng như trả các khoản nợ hình thành TSCĐ của cơng ty. Trong năm 2013, quỹ khấu hao của công ty tiếp tục tăng và đang ở mức cao khi mà các máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh đều có hệ số hao mịn cao, sắp thu hồi hết vốn. Tuy nhiên cơng ty vẫn chưa có các phương án phù hợp để tận dụng nguồn tài trợ này một cách phù hợp nhằm giải quyết tình trạng báo động của các máy móc như hiện nay.

Trình độ kỹ thuật của cơng nhân khơng đồng đều: số công nhân am hiểu kỹ thuật chiếm tỉ trọng chưa cao. Do đó, khả năng thích ứng và làm chủ nhanh những máy móc thiết bị hiện đại cịn hạn chế. Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả sử dụng VCĐ của cơng ty.

Nhìn chung lại, cơng ty in Tài chính là doanh nghiệp Nhà nước làm ăn khá hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Công ty đã sử dụng tương đối tốt các nguồn lực của mình, trong đó có VCĐ nên kết quả kinh doanh không ngừng tăng lên. Bên cạnh các điểm đã làm tốt, cơng ty cịn bộc lộ một số hạn chế trong công tác quản nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của mình. Trong thời gian tới, cơng ty cần phát huy những mặt đã làm được đồng thời khơng ngừng hồn thiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ của mình.

Qua quá trình thực tập tìm hiểu thực tế tại công ty và dựa vào những số liệu thực tế thu thập được qua báo cáo tài chính trong 2 năm 2012- 2013. Trên đây là những phân tích đánh giá chi tiết về tình hình vốn cố định, thực trạng quản lý vốn cố định từ đó đưa ra được những thành tựu đạt được cùng với những hạn chế, yếu điểm cần khắc phục của cơng ty in Tài chính.

Như ta cũng biết, cơng ty in Tài chính là cơng ty nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực in ấn, lĩnh vực có tính cạnh tranh rất cao trong nền kinh tế thị

trường. đòi hỏi tiêu chuẩn về sản phẩm rất khắt khe. Vì vậy, việc quản lý tốt nguồn vốn cố định là điều rất cần thiết và cấp bách cho công ty.

Do đó, nhờ những phân tích thực tế tình hình quản trị vốn cố định cơng ty in Tài chính, ta cần đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế, duy trì phát triển tốt hơn nữa những thành tựu đạt được của công ty. Để nghiên cứu vấn đề này ta sẽ nghiên cứu chi tiết trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CƠNG TY IN TÀI CHÍNH

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của cơng ty in Tài chính trong thời gian tới

Trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, Cơng ty in Tài chính đã từng bước khắc phục được những khó khăn chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong khi nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác làm ăn kém hiệu quả thua lỗ liên tục và lâm vào tình trạng phá sản, Cơng ty in Tài chính

đã khơng ngừng vươn lên tự khẳng định mình, uy tín của Cơng ty ngày càng cao.

Năm 2012, 2013 là thời điểm kinh tế đất nước đang gặp khó khăn, Chính phủ và các nhà kinh tế đã và đang cùng các doanh nghiệp cố gắng tìm mọi biến pháp để vực dậy nền kinh tế, trong bối cảnh này, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn. Trong khó khăn, thường nảy sinh cơ hội vì vậy cần xem xét, nhận định và đánh giá tình hình để khơng những hạn chế, khắc phục khó khăn mà cịn phát hiện, tận dụng những cơ hội mới mà khó khăn đó mang lại.

Bước sang 2014, với nhiều kế hoạch, mục tiêu đang trong q trình thực hiện, Cơng ty tiếp tục xây dựng cho mình những phương hướng mới phù hợp với tình hình thực tế của kinh tế đất nước, cũng như của Công ty và của ngành như:

- Mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị cơng nghệ mới phù hợp với yêu cầu của thị trường ngày càng cao và khắt khe hơn.

- Tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành nhanh nhạy, sẵn sàng đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời xử lý, giải quyết cái gốc của mọi vấn đề nhằm nâng cao năng suất lao động, phát huy tối đa cơng suất máy móc thiết bị, nâng cao năng xuất phục vụ cho công tác tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới. - Tiếp tục nâng cao uy tín và hình ảnh của Cơng ty trên thị trường.

- Tăng sức cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở thực hiện cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm, thực hiện các giải pháp để làm giảm chi phí sản xuất.

- Đảm bảo chất lượng, cung ứng đủ vật tư với giá cả hợp lý nhất để phục vụ sản xuất.

- Trong quản lý tài chính cần đi sâu kiểm tra chi phí ở cấp tổ sản sản xuất, đặc biệt là tổ dự án, đảm bảo vốn của Công ty được sử dụng đúng mục đích.

- Cân đối nguồn tài chính Cơng ty để vừa phục vụ sản xuất kinh doanh vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho dự án sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

- Kết hợp hài hồ chính sách thưởng, phạt vật chất nhằm nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm của người lao động.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định ở công ty TNHH MTV in tài chính (1) (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)