Phân tích tình hình đầu tư đổi mới TSCĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định ở công ty TNHH MTV in tài chính (1) (Trang 66)

2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty In Tài chính trong thờ

2.2.2.2. Phân tích tình hình đầu tư đổi mới TSCĐ

Qua bảng 2.7 ta thấy trong năm 2013 công ty khơng có sự đổi mới cũng như đầu tư mạnh mẽ vào tài sản cố định.

Về máy móc thiết bị, cơng ty đã đầu tư mua lại phần TSCĐ thuê tài chính với nguyên giá 4.971.499.289 đồng, đồng thời đầu tư thêm 23,9 triệu đồng để bổ sung thay thế cũng như sửa chữa làm mới các thiết bị, kéo dài thời gian sử dụng của chúng. Do đây chỉ là mua lại TSCĐ từ hình thức th tài chính nên về kết cấu cũng như số lượng máy móc thiết bị sản xuất của cơng ty vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên để phục vụ nhu cầu sản xuất sắp tới và đặc biệt mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo, trong năm qua công ty cũng đã đầu tư thêm hơn 1,5 tỷ đồng cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang giúp khoản mục này tính đến thời điểm 31/12/2013 là 8.239.517.547 đồng. Đây là khoản đầu tư cho các máy móc thiết bị mới chuẩn bị đưa vào sử dụng của công ty trong những năm tới. Công ty chủ yếu đầu tư vào phân xưởng in Offset với các loại máy in bổ sung và mua mới như: 5 máy in nhiều màu hiệu Heidelberg của Liên Bang Đức; 1 máy in cuốn liên tục giấy vi tính Rotatex của Tây Ban Nha; 1 máy cắt giấy Polar 115E của cộng hòa Liên Bang đức; 1 máy phiên bản Polygrap và 1 máy chế bản điện tử thêm phần mềm. Mục đích đầu tư thêm máy móc, thiết bị sản xuất của Cơng ty là nhằm nâng cao năng lực sản xuất của phân xưởng in Offset, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng cũng như phục vụ kế hoạch sản xuất sắp tới của công ty.

Về thiết bị dụng cụ quản lý trong năm công ty cũng đã mua mới hơn 466 triệu đồng tuy nhiên đây chỉ là khoản mua hộ cho chi nhánh tại TP HCM, tổng nguyên giá điều chuyển nội bộ là 570.222.762 đồng. Điều này vừa giúp giảm chi phí quản lý của cơng ty lại góp phần thúc đẩy phát triển mở rộng quy mơ sản xuất ở chi nhánh TP HCM.

Nhà xưởng, vật kiến trúc là loại TSCĐ khơng có biến động trong năm. Nguyên giá của nó vẫn giữ nguyên nguyên giá là 44.928.816.628 đồng. Đây là bộ phận tài sản muốn nâng cấp lớn địi hỏi phải có kế hoạch kỹ càng và dựa trên chiến lược kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trong thời gian sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục cơng ty cũng phải có kế hoạch nâng cấp đồng bộ nhà cửa, vật kiến trúc, giải phóng những khu nhà q cũ. Bởi vì, nhà xưởng có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc quản lý, sử dụng các loại máy móc thiết bị của cơng ty. Mặt khác, nhà cửa vật kiến trúc nếu được quan tâm đúng mức sẽ là cơ sở để công ty tiến hành đầu tư máy móc, dây chuyền cơng nghệ tiên tiến và đồng bộ hơn.

Nhìn chung trong năm qua TSCĐ của cơng ty khơng có nhiều biến động nhưng cũng có thể thấy cơng ty đang có những bước chuẩn bị nhằm tăng cường TSCĐ phục vụ cho kế hoạch sản xuất tương lai của cơng ty. Tuy nhiên để có thể đem lại hiệu quả cao nhất trong các khâu sản xuất cũng như các chiến lược đã vạch sẵn, cơng ty cần có một kế hoạch đầu tư đồng bộ tồn diện, đặc biệt là về máy móc thiết bị sản xuất.

2.2.2.3. Phân tích tình hình hao mịn của TSCĐ sản xuất ở Cơng ty in Tài chính

Tình trạng hao mịn của các loại TSCĐ của một Công ty sản xuất thường được đánh giá thông qua chỉ tiêu “Hệ số hao mòn TSCĐ”. Chỉ tiêu này sẽ cho chóng ta thấy được mức độ hao mịn của TSCĐ ở thời điểm đánh giá so với thời điểm đầu tư ban đầu. Trên cơ sở đó, Cơng ty sẽ biết được hiện trạng máy móc của mình để có quyết định thích hợp trong việc đầu tư tái sản xuất TSCĐ.

Bảng 2.8 phản ánh rõ tình trạng hao mịn TSCĐ sản xuất tại Cơng ty in Tài chính.(Xem trang bên)

Qua bảng 2.8 ta thấy tại thời điểm cuối năm 2013, hệ số hao mịn TSCĐ hữu hình là 0,83 tăng thêm 0,04 so với tại thời điểm cuối năm 2012 là 0,79. Điều này có nghĩa tại thời điểm cuối năm 2013, năng lực sản xuất còn lại của TSCĐ đã giảm xuống so với đầu năm chỉ cịn 17%. Để nắm được tình hình sát hơn, ta cần xem xét cụ thể từng loại TSCĐ sản xuất.

Máy móc, thiết bị sản xuất là bộ phận quan trọng trong kết cấu TSCĐ sản xuất của Công ty. Việc duy trì năng lực sản xuất của loại tài sản này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của Cơng ty thời gian tiếp theo. Hệ số hao mịn máy móc thiết cuối năm 2013 là 0,88; đồng nghĩa năng lực sản xuất còn lại 12%, con số này ở cùng thời điểm năm 2012 là 16%. Như vậy ở cuối năm 2013 năng lực sản xuất còn lại của TSCĐ tương đối thấp và đã giảm đi 4% so với thời điểm đầu năm. Sự sụt giảm này là do tuy các máy móc thiết bị sản xuất của cơng ty đã dùng được nhiều năm, năng lực sản xuất của chúng đã giảm đi đáng kể nhưng công ty vẫn chủ động duy trì và chưa có những kế hoạch đầu tư bổ sung thích hợp. Như chúng ta đều biết đặc trưng của sản phẩm in là luôn thay đổi kiểu dáng, mẫu mã và yêu cầu ngày một tăng lên, từ đó những máy móc phục vụ in ấn theo yêu cầu của sản phẩm cũng phải thay đổi cho phù hợp, do đó việc đầu tư TSCĐ đúng lúc đúng thời điểm lại càng trở nên thiết yếu. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc chững lại trong việc công tác quản trị VCĐ của công ty mà cụ thể là sửa chữa bảo dưỡng hay đầu tư mua sắm TSCĐ mới nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất đã làm năng lực cạnh tranh của mẫu mã cũng như chất lượng các sản phẩm của cơng ty giảm sụt trên thị trường, từ đó làm giảm lượng đơn đặt hàng và buộc công ty phải thu hẹp quy mơ sản xuất. Chính vì vậy, cơng ty cần có những chủ trương quản trị thích hợp nhằm hạn chế yếu điểm này.

Ngồi máy móc thiết bị sản xuất thì nhà cửa, vật kiến trúc là nhóm TSCĐ có tỷ trọng lớn thứ hai và hệ số hao mòn cũng tăng lên 0,05, cuối năm

2012 hệ số hao mòn là 0,6, cuối năm 2013 0,65. Đây cũng là nhóm TSCĐ có thời gian khấu hao lâu hơn các loại khác. Tuy nhiên, nhà xưởng là nơi thực hiện các hoạt động sản xuất của cơng ty nên để cơng ty có sự phát triển lớn mạnh, quy mơ ngày được mở rộng thì địi hỏi phải có sự đầu tư thích hợp vào loại TSCĐ này.

Thiết bị, dụng cụ quản lý trong năm qua đã giảm đi khiến hệ số hao mòn của chúng đã tăng thêm, cụ thể là tại thời điểm cuối năm 2013 là 0,81, tăng thêm 0,03 so với thời điểm đầu năm khiến năng lực hoạt động giảm cịn 19%. Do đó có thể thấy cơng ty cũng cần phải quan tâm đến loại TSCĐ này khi năng lực hoạt động của chúng cũng đang ở mức khá thấp.

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn của cơng ty trong năm có hệ số hao mòn tăng 0,12 từ 0,67 tại thời điểm cuối năm 2012 lên thành 0,79 tại thời điểm cuối năm 2013. Đây là loại TSCĐ có mức khấu hao cao, do vậy hệ số hao mòn cũng tăng khá nhanh. Từ hệ số hao mịn cuối năm 2013 có thể thấy phương tiện vận tải và các thiết bị truyển dẫn của công ty cũng đã bước sang thời kỳ cuối hoạt động vì vậy cần phải có sự bổ sung kịp thời để tránh làm đứt quãng và gây cản trở việc sản xuất cũng như các dịch vụ bán hàng của công ty khi mà hệ số hệ số hao mòn của chúng đang ở mức cao với mức tăng hàng năm cũng cao.

Về TSCĐ th tài chính hay cụ thể là các máy móc thiết th tài chính do trong năm giảm đi nên đã đẩy mạnh sức tăng của hệ số hao mòn của TSCĐ này. Cụ thể tại thời điểm 31/12/2013 hệ số hao mịn của máy móc thiết bị th tài chính là 0,68 tăng 0,13 so với thời điểm 31/12/2012 làm năng lực sản xuất của chúng giảm từ 45% xuống còn 32%, tuy nhiên vẫn ở mức chấp nhận được. TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ khá quan trọng vì nó khơng những giúp cơng ty giải quyết được thiếu thốn về máy móc trong kỳ sản xuất khi chúng có thể đưa ngay vào sản xuất khi th mà cịn giúp cơng ty giảm

mức độ lạc hậu của các máy móc thiết bị sản xuất, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế hội nhập quốc tế, do vậy cơng ty cần có những kế hoạch thích hợp trong việc sử dụng và quản lý TSCĐ th tài chính.

Cịn về TSCĐ vơ hình tuy trong năm khơng biến động gì tuy nhiên từ bảng 2.8 ta thấy phần mềm vi tính của cơng ty đã khấu hao gần hết khi mà hệ số hao mịn của nó là 0,99 hay năng lực hoạt động là 1%. Dù đây là những TSCĐ mà khi khấu hao hết cơng ty vẫn có thể tận dụng và tiếp tục sử dụng nhưng để đạt hiệu quả cao trong sản xuất cũng như trong các hoạt động kinh doanh hay bán hàng thì cơng ty cũng cần phải quan tâm đầu tư đổi mới phần mềm, đặc biệt là trong giai đoạn sắp tới khi mà microsoft sẽ dừng hỗ trợ cho hệ điều hành Win XP, hệ điều hành cơng ty đang sử dụng, khi đó tính bảo mật hệ thống cũng như các dịch vụ mà công ty đang sử dụng sẽ khơng cịn hiệu quả như trước.

Như vậy, trong năm qua TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất đều đã được khấu hao gần hết, năng lực sản xuất hoạt động còn lại khá thấp, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm của cơng ty, qua đó địi hỏi cơng ty phải có những điều chỉnh thích hợp.

2.2.2.4. Tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ của cơng ty in Tài chính* Tình hình quản lý TSCĐ * Tình hình quản lý TSCĐ

Việc quản lý TSCĐ của cơng ty in Tài chính diễn ra theo một trình tự nhất định, từ khâu mua sắm ban đầu đến khi thanh lý, nhượng bán.

- Việc tổ chức mua sắm TSCĐ:

Cơng ty In Tài chính là đơn vị chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng, do đó dựa trên lượng đơn đặt hàng hiện có, kết hợp dự kiến đơn đặt hàng thời gian tiếp theo, phòng tài vụ và phịng kế hoạch lập kế hoạch mua TSCĐ và trình ban giám đốc. Trong phương án mua được duyệt đã bao gồm loại TSCĐ, nơi

đặt hàng, cách thức thanh toán theo dự kiến,... Một số loại tài sản cơng ty có thơng số kỹ thuật khơng sẵn trên thị trường mà công ty phải đặt hàng với nơi sản xuất. Khi bàn giao TSCĐ là máy móc, thơng thường tổ cơ điện của công ty là nơi xem xét tình trạng kỹ thuật của máy và nhận bàn giao. Nếu những máy móc q phức tạp thì cơng ty phải thuê chuyên gia cùng tham gia kiểm định tài sản.

- Khi tài sản đã được bàn giao xong và đi vào hoạt động:

Tại phịng tài vụ: Kế tốn TSCĐ có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của TSCĐ thơng qua hệ thống sổ, thẻ chi tiết TSCĐ, bảng kê TSCĐ, các bảng trích khấu hao TSCĐ. Kế tốn TSCĐ cũng thường xun theo dõi tình hình ngun giá và giá trị cịn lại của TSCĐ. Đồng thời, thông qua sổ theo dõi TSCĐ để nắm được nguồn hình thành TSCĐ, từ đó kiến nghị với kế tốn trưởng và giám đốc tỷ lệ trích khấu hao sao cho phù hợp, vừa đảm bảo phục vụ sản xuất kịp thời, vừa nhanh chóng thu hồi vốn.

Tại nơi sử dụng TSCĐ:

Nếu TSCĐ là máy móc, thiết bị sản xuất : được giao trực tiếp cho các quản đốc phân xưởng. Họ có trách nhiệm chỉ đạo cơng nhân vận hành máy, bảo dưỡng máy thường xuyên và sửa chữa máy theo đúng yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu về an toàn lao động.

Nếu TSCĐ là phương tiện vận tải: phương tiện vận tải được giao cho chính các bộ phận cần sử dụng. Thơng thường, trách nhiệm đó được giao cho chính các lái xe. Những người này phải tự chịu trách nhiệm về phương tiện được giao.

Nếu TSCĐ là thiết bị, dụng cụ quản lý: trách nhiệm quản lý những TSCĐ này thuộc về chính các phịng ban trực tiếp sử dụng chúng.

Việc gắn TSCĐ với người lao động là biện pháp được cơng ty sử dụng các năm qua và rất có hiệu quả. Cơng ty khơng có hiện tượng mất mát tài sản hay hỏng hóc lớn TSCĐ. Nếu có sự cố đều được phát hiện và sửa chữa kịp thời. Trường hợp tổ cơ điện của công ty không thể sửa chữa được những hỏng hóc đó thì cơng ty sẽ th kỹ sư ngồi sửa chữa để tài sản nhanh chóng quay và guồng hoạt động .

Do có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng, TSCĐ của công ty được quản lý chặt chẽ, có điều kiện phát huy năng lực sản xuất góp phần vào sự lớn mạnh và trưởng thành của cơng ty.

- Tình hình sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ:

Tổ cơ điện của cơng ty có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, tu sửa máy móc thiết bị và thực hiện kế hoạch đó. Nếu có phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ, tổ cơ điện phải trình phương án cho phịng kế hoạch sản xuất, kết hợp với phòng tài vụ để đánh giá giữa hiệu quả TSCĐ được sửa chữa đó mang lại với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, từ đó có quyết định phù hợp. Trong năm 2013, tổ cơ điện của cơng ty đã hồn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác quản lý dây chuyền công nghệ, chỉ đạo việc duy tu, bảo dưỡng thiết bị đúng kế hoạch, phục vụ đầy đủ nhu cầu sản xuất của công ty. Trong năm cũng khơng có trường hợp nào phải sửa chữa lớn TSCĐ, cũng phát sinh những hỏng hóc nhỏ đều do tổ cơ điện tự sửa chữa.

* Tình hình sử dụng TSCĐ

Tình hình sử dụng TSCĐ cơng ty in Tài chính năm 2013 được thể hiện qua bảng 2.9 (Xem trang bên)

Theo số liệu bảng 2.9, cơng ty khơng có TSCĐ khơng cần dùng chờ thanh lý. Cơng ty có dự trữ TSCĐ, đây là những TSCĐ công ty đầu tư mua

sắm thêm nhưng vẫn cịn đang trong q trình trang bị bổ sung, lắp đặt và vận hành thử nên vẫn chưa đưa vào sản xuất.

Trong số các TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh, TSCĐ cịn phải trích khấu hao chiếm tỉ trọng lớn và khơng có sự thay đổi tỷ trọng cuối năm so với đầu năm là 91,44%, năm 2012 TSCĐ còn phải trích khấu hao 307.216.042.126 đồng, con số này năm 2013 là 307.206.704.819 đồng. Cũng dễ hiểu vì trong năm 2013 cơng ty gần như giữ ngun bộ TSCĐ của mình mà khơng có nhiều khoản mua sắm đầu tư mới nên cơ cấu và nguyên giá TSCĐ chỉ biến động nhỏ.

Nhiều TSCĐ của Công ty đã khấu hao hết nhưng công ty vẫn đưa vào sử dụng chưa thanh lý. Việc để lại các TSCĐ cũ trong sản xuất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sản xuất của cơng ty.

2.2.2.5. Tình hình khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ* Phương pháp khấu hao TSCĐ * Phương pháp khấu hao TSCĐ

Trong những năm qua cơng ty in Tài chính vẫn duy trì sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Đây là phương pháp cơ ưu điểm là tính tốn đơn giản, chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nên không gây đột biến về giá thành, cho phép doanh nghiệp dự kiến được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vào các loại TSCĐ.

Tuy nhiên có thể thấy đặc trưng của sản phẩm in là luôn thay đổi kiểu dáng, mẫu mã và yêu cầu ngày một tăng lên, theo đó máy móc phục vụ in ấn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định ở công ty TNHH MTV in tài chính (1) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)