2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty In Tài chính trong thờ
2.2.2.7. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và
Để xem xét hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ ta có Bảng 2.10: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và VCĐ của công ty năm 2012 -2013.
Năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là 1,78, nghĩa là cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra sẽ thu được 1,78 đồng doanh thu thuần. Năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên 1,89 tức 1 đồng VCĐ bỏ ra sẽ tạo ra
1,89 đồng doanh thu thuần. Sở dĩ hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên là vì VCĐ bình quân giảm 17,73% và tốc độ giảm này lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần (12,78%). Tuy chỉ tiêu này tăng lên nhưng nếu ta đem so sánh với với chỉ tiêu trung bình ngành hay sát hơn là với các năm trước của cơng ty thì thấy được hiệu suất sử dụng vốn cố định của cơng ty đang ở mức thấp, lý do là vì tình hình VCĐ của cơng ty hay cụ thể là TSCĐ của công ty đang sắp hết thời kỳ sử dụng khiến hiệu suất làm việc giảm, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Xem xét chiều hướng ngược lại thông qua chỉ tiêu hàm lượng VCĐ. Trong năm 2012, để thu được 1 đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra 0,56 đồng VCĐ, đến năm 2013, con số này giảm xuống còn 0,53. Điều này có nghĩa cứ mỗi đồng doanh thu thuần thu về công ty đã tiết kiệm được so với năm trước là 0,03 đồng. Chỉ tiêu này giảm phản ánh sức sinh lời của 1 đồng VCĐ đã tăng lên hay hiệu quả sử dụng VCĐ tăng.
Hệ số sinh lời VCĐ cũng tăng lên nhanh ở mức cao hơn là 0,17. Năm 2013 cử 1 đồng VCĐ bỏ ra công ty thu về được 0,44 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong khi con số này năm 2012 chỉ là 0,28 đồng.
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2013 so với năm 2012 tăng lên. Cụ thể là tỷ suất LNTT/VCĐ tăng 20,18%, tỷ suất LNST/VCĐ tăng 15,14%. Các chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động. Tỷ suất LNTT/VCĐ của công ty trong năm 2012 là 18,68% có nghĩa cứ 100 đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được 18,68 đồng lợi nhuận trước thuế, và con số này đã tăng lên thành 38,86 trong năm 2013. Tương tự, Tỷ suất LNST/VCĐ của công ty cũng đã tăng lên từ 14,01% vào năm 2012 đến 29,15% vào năm 2013. Có nghĩa vào năm 2013 cứ 100 đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được 29,15 đồng lợi nhuận sau thuế hơn 15,14 đồng so với năm 2012. Đi sâu phân tích ta thấy trong năm tuy
VCĐ bình quân giảm 17,73% nhưng LNTT và LNST của công ty đều tăng lên với mức độ tăng cao. Cụ thể LNTT tăng hơn 16,5 tỷ tương ứng tỷ lệ tăng là 71,17%, còn LNST tăng gần 12,4 tỷ tương ứng tỷ lệ cũng tăng là 71,17%. Mức độ tăng của lợi nhuận cao như vậy là do trong năm dù đã thu hẹp quy mô sản xuất nhưng công ty đã quản lý rất tốt các khoản mục chi phí: sử dụng các nguyên liệu giá rẻ, tái chế giúp giá vốn hàng bán của công ty giảm, hạn chế các chi phí khơng cần thiết, giảm thiết bị máy móc quản lý khơng cần thiết giảm giảm chi phí quản lý kinh doanh hay giải quyết được các khoản vay lớn làm giảm mạnh chi phí lãi vay…Lợi nhuận tăng nhưng VCĐ bình quân lại giảm điều này đã dẫn đến cho tỷ suất lợi nhuận VCĐ của công ty được tăng cao, qua đó thấy được hiệu quả sử dụng VCĐ của cơng ty trong năm là khá tốt và hơn nhiều so với năm trước.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2013 so với năm 2012 giảm đi 0,09. Năm 2013 hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty là 0,56 nhỏ hơn so với năm 2012 là 0,65. Điều này phản ánh vào năm 2012, cứ một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được 0,65 đồng doanh thu thuần cịn đến năm 2013 thì một đồng TSCĐ sử dụng chỉ tạo ra được có 0,56 đồng. Nguyên nhân là do trong năm doanh thu thuần của cơng ty giảm và ngun giá TSCĐ bình qn lại tăng lên. Trong năm tuy nguyên giá TSCĐ bình quân tăng nhưng có thể thấy máy móc thiết bị sản xuất vẫn được dữ nguyên, còn phần nguyên giá tăng là các TSCĐ mới đầu tư của cơng ty đang trong q trình lắp đặt, trang bị bổ sung cũng như vận hành thử chưa đưa vào sản xuất, bên cạnh đó, các máy móc thiết bị sản xuất của cơng ty có thể thấy đều đã được sử dụng trong thời gian dài, khấu hao đã gần hết, năng lực sản xuất cịn lại khá nhỏ vì vậy mà hiệu quả sản xuất cũng khơng được như trước và điều đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh thu thuần giảm. Qua đó có thể thấy dù đã đầu tư thêm TSCĐ mới nhưng vì chưa được đưa vào sử dụng nên chưa đem lại hiệu quả
dẫn đến hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty trong năm đã giảm đi và chưa phát huy được hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Tỷ suất đầu tư TSCĐ năm 2013 cũng giảm đi so với năm 2012. Cụ thể năm 2013, tỷ suất đầu tư TSCĐ là 0,55 trong khi năm 2012 chỉ tiêu này là 0,63. Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ chú trọng đầu tư TSCĐ của cơng ty, nó cho biết với một đồng đầu tư vào tổng tài sản bình qn thì có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ. Từ tỷ suất đầu tư TSCĐ của cơng ty in Tài chính trong hai năm 2012, 2013 có thể thấy TSCĐ có định vẫn ln được cơng ty quan tâm, chú trọng đầu tư khi nó vẫn chiếm tỷ lệ cao trong danh mục đầu tư, tuy nhiên trong năm qua, tỷ suất đầu tư TSCĐ lại giảm xuống. Nguyên nhân là do giá trị còn lại của TSCĐ bình quân giảm đi nhiều với tốc độ giảm 17,77% và nhiều hơn hẳn so với tốc độ giảm của tổng tài sản bình qn là 5,57%. Qua đó có thể thấy mặc dù tỷ suất đầu tư TSCĐ của công ty không phải là thấp tuy nhiên công ty cần phải chú trọng hơn trong khâu đầu tư mua sắm mới TSCĐ đặc biệt với đặc thù ngành in ấn và sự phát triển với tốc độ chóng mặt của cơng nghệ như hiện nay.