Đầu tư đồng bộ hơn vào TSCĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định ở công ty TNHH MTV in tài chính (1) (Trang 85 - 87)

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố địn hở

3.2.1. Đầu tư đồng bộ hơn vào TSCĐ

Việc đầu tư TSCĐ của Công ty là tương đối đồng bộ nếu xét trên cơ cấu của những nhóm TSCĐ lớn. Tuy nhiên, nếu xét q trình sản xuất diễn ra tại các phân xưởng, các khâu sản xuất thì tính thiếu đồng bộ có dịp bộc lộ. Cụ thể ở phân xưởng in Offset máy móc thiết bị được trang bị hiện đại hơn, năng lực sản xuất cao hơn. Trong khi đó, phân xưởng vi tính chế bản đảm nhận cơng việc đầu tiên của qui trình in Offset thì máy móc thiết bị chưa được đổi mới nhanh; phân xưởng cắt xén hồn thiện sản phẩm thì chủ yếu vẫn là lao động

thủ công như khâu tay, dán giấy bằng tay mà chưa có máy móc thiết bị nhiều. Vì vậy, Cơng ty nên đầu tư một cách đồng bộ hơn vào TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng.

Bên cạnh máy móc thiết bị, trong chiến lược sản xuất lâu dài, Cơng ty cũng nên chú tâm đầu tư vào nhóm TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc. Mặc dù trong những năm qua, Cơng ty đã có số lượng nhà xưởng nhà xưởng không phải là bé nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của Cơng ty. Vì việc đầu tư để xây dựng một hệ thống nhà xưởng trên qui mô lớn một cách hợp lý, khoa học cũng là điều kiện tiền đề cho việc lắp đặt những dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, tạo sự đầu tư đồng bộ về máy móc thiết bị sản xuất.

Ngồi ra, Cơng ty cũng nên tăng tỷ trọng phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời về nguyên vật liệu, làm tốt cơng tác chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Khi mà nhu cầu dịch vụ trong nền kinh tế thị trường ngày càng tăng mạnh thì việc đầu tư vào loại TSCĐ là phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn có một vị thế khá quan trọng. Cơng ty sẽ khơng chỉ tạo được uy tín của mình về chất lượng mẫu mã sản phẩm mà còn giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng cũ, gây được lòng tin và thiện cảm đối với khách hàng mới.

Đối với những TSCĐ hết khấu hao cịn đang dùng, về lâu dài, Cơng ty nên thanh lý sớm để đưa TSCĐ có tính năng, năng lực sản xuất tốt hơn vào sản xuất, tạo ra tính đồng bộ trong TSCĐ. Cơng ty có thể tìm nguồn thanh lý máy móc, thiết bị này tại các cơ sở in như tại Hà Nội hay các khu vực lân cận. Hình thức thanh lý có thể là tồn bộ hoặc từng phần TSCĐ.

Đối với TSCĐ cịn chưa khấu hao hết, nếu Cơng ty thấy khơng còn phù hợp với việc sản xuất, hiệu quả mang lại khơng cao thì cũng có thể nhượng bán để thu hồi VCĐ.

Việc đầu tư một cách đồng bộ vào TSCĐ đòi hỏi Cơng ty phải sốt xét trên góc độ tồn Cơng ty, phải mạnh dạn, táo bạo thay đổi trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật vào những biến đổi to lớn của thị trường. Có làm được như vậy thì hiệu quả sử dụng VCĐ mới được nâng cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định ở công ty TNHH MTV in tài chính (1) (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)