Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân DN tạo tra. Nguồn vốn bên trong của DN có nguồn chính là lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Hàng năm DN có thể sử dụng một phần LNST để bổ sung tăng vốn, tự đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của DN. Nguồn này ít nhiều phụ nhiều phụ thuộc vào: kết quả kinh doanh của DN, chính sách chi trả cổ tức, chiến lược kinh doanh và cơ hội đầu tư của DN.
Khi sử dụng nguồn vốn bên trong có những điểm lợi và bất lợi như sau:
➢ Những điểm lợi
- Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của DN, tăng vốn chủ sở hữu nội sinh, nắm bắt kịp các thời cơ kinh doanh
- Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, khơng phát sinh các chi phí quảng cáo, hoa hồng bảo lãnh…so với với việc huy động vốn qua phát hành chứng khoán
- Làm tăng tự chủ về tài chính vì nguồn vốn này là vốn chủ sở hữu nên nó làm giảm hệ số nợ, làm tăng uy tín cho DN
- Giữ được quyền kiểm sốt cho các cổ đơng hiện hữu, tránh áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn, giảm bớt căng thẳng về tài chính khi hoạt động kinh doanh của DN gặp khó khăn.
➢Những bất lợi
- Hiệu quả sử dụng vốn thường khơng cao do khơng phải hồn trả vốn gốc và lãi theo kỳ hạn cố định như huy động bằng các nguồn vốn huy động từ bên ngồi
- Sự giới hạn về quy mơ nguồn vốn, bởi lẽ lợi nhuận sau thuế chịu sự chi phối trực tiếp của kết quả kinh doanh hằng năm của DN và chính sách phân chia, sử dụng lợi nhuận sau thuế của DN.
Đối với các DN vừa và nhỏ thì quy mơ nguồn vốn bên trong thường rất hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn trong quá trình hoạt động của mình. Do đó, các DN buộc phải tìm đến các nguồn vốn bên ngồi.