IV. Các khoản phải trả DH 4.932 100,00% 5.091 100,00% (159)
11. Tăng dự phòng phải trả dài hạn
2.2.9. Đánh giá mơ hình tăng trưởng của cơng ty
Bảng 2.15: Tỷ lệ tăng trưởng bền vững của công ty 2 năm 2014, 2015
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
2. Vòng quay tài sản lần 0,839 1,581 -0,742 -46,9 3. Hệ số vốn trên VCSH lần 13,878 11,086 2,792 25,2 4. Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại lần 0,110 0,150 -0,040 -26,7 5. Tỷ lệ tăng trưởng bền vững
(g) = (1)x(2)x(3)x(4) % 0,179 1,209 -1,030 -85,2
(Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa vào BCTC của công ty)
Tỷ lệ tăng trưởng bền vững chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DTT (ROS), vòng quay tài sản, hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư.
Qua bảng phân tích trên, ta thấy tỷ lệ tăng trưởng bền vững của công ty năm 2015 đạt 0,179%, giảm 1,03% tương ứng tỷ lệ giảm 85,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do ROS, vòng quay tài sản và tỷ lệ lợi nhuận giữ lại giảm mạnh so với năm 2014. Cụ thể: ROS đạt 0,14% trong năm 2015 giảm 0,32% và tương úng với tỷ lệ giảm 69,6%, vòng quay tài sản năm 2015 đạt 0,839 vòng giảm 0,742 vòng so với năm 2014, tương ứng tỷ lệ giảm là 46,9%; tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư năm 2014 của cơng ty là 0,15 lần thì năm 2015 con số này là 0,11 lần, giảm 26,7% so với năm 2014. Bên cạnh đó hệ số vốn trên vốn chủ lại tăng ở mức thấp nên không thể cải thiện được tỷ lệ tăng trưởng của cơng ty.
Từ phân tích cơ bản trên ta thấy khi mà quy mô kinh doanh của công ty năm 2015 đang giảm sút so với năm 2014, năng lực sản xuất còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thấp, năng lực tự chủ tài chính cịn yếu kém, thì DN lại chi trả cổ tức ở mức cao làm cho tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư hạn hẹp, thiếu vốn đầu tư. Vì vậy, các nhà quản lý cần thận trọng với các dấu hiệu tăng trưởng kém bền vững này và chú trọng đưa ra các giải pháp
nâng cao trình độ quản trị doanh thu, chi phí, năng lực khai thác và sử dụng VKD, thay đổi cơ cấu nguồn vốn hợp lý hướng đến cơ cấu nguồn vốn tối ưu.