Giải pháp phi kỹ thuật

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 91)

C. Đánh giá công nghệ xử lý của NMXLNT Bắc Giang

3.1. Giải pháp phi kỹ thuật

Qua khảo sát và phân tích những nhà máy XLNT Kim Liên, Yên Sở và Bắc Giang cũng như tham khảo tài liệu của những nhà máy XLNT nói chung ở Việt Nam cho thấy việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng ở các nhà máy xử lý nước thải với mọi cấp độ và quy mô đang còn nhiều hạn chế. Đây không chỉ đơn thuần là quản lý kỹ thuật, mà còn liên quan đến chi phí kinh tế. Việc xem nhẹ công tác vận hành hệ thống khiến nhà nước mất nhiều tiền bạc và thời gian hơn cả xây mới hệ thống. Có thể nói những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý, vận hành nhà máy XLNT do nhiều nguyên nhân mà những nguyên nhân chính có thể thấy như sau:

Do thiếu cán bộ kỹ thuật cho chuyên môn về quản lý, vận hành

Người vận hành hệ thống xử lý nước thải là người có tiếng nói quyết định chất lượng nước thải, giá cả vận hành sau cùng. Theo dõi bông bùn vi sinh phát triển thế nào, màu bông bùn nói lên vi sinh khỏe hay yếu, hóa chất phèn sắt, phèn nhôm, axit, xút, polime châm dư hay thiếu, kỹ năng xử lý sự cố….quyết định tuổi thọ hệ thống, quyết định mức giá thành vận hành hệ thống. Do vậy, công tác vận hành hệ thống xử lý nước thải rất phức tạp, nên cần có kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật hoặc công nghệ môi trường đảm trách.

Do nhận thức chưa đầy đủ của cán bộ lãnh đạo, chính quyền các cấp và cộng đồng

như lực lượng giám sát thi hành luật pháp về BVMT chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu công tác thực tế. Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp lý về quản lý ô nhiễm nước thải nói chung cũng như nước thải sinh hoạt đô thị nói riêng còn chồng chéo và có những khoảng trống.

Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát và cưỡng chế thực thi pháp luật. Do vậy, việc xả nước thải chưa xử lý triệt để đảm bảo tiêu chuẩn xả thải đôi lúc vẫn còn xảy ra. Công tác tuyên truyền, giáo dục về BVMT trong xã hội còn hạn chế, chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia, hỗ trợ hệ thống quản lý nhà nước giám sát thi hành pháp luật về BVMT.

GIẢI PHÁP:

Do đó nghiên cứu này xin đề xuất những đổi mới trong quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy XLNT như sau:

3.1.1. Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật quản lý và vận hành nhà máy

Tại các trạm XLNT nhu cầu về người làm đúng chuyên môn, nhu cầu tại chỗ về đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực cho cán bộ công nhân vận hành còn rất lớn. Do đó, cần chú trọng đến việc chuẩn bị, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tiếp nhận và vận hành trạm XLNT...

Công nhân vận hành các công trình XLNT phải được hướng dẫn về quy trình vận hành các công trình, các nguyên tắc về an toàn lao động và phòng cháy, chữa cháy, an toàn điện, an toàn hóa chất, các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố... Các cán bộ kỹ thuật phải thực hiện được các nhiệm vụ chuyên môn cơ bản như:

- Theo dõi việc ghi sổ trực của công nhân vận hành công trình;

- Lập các báo cáo kỹ thuật về quản lý công trình hàng tháng và hàng năm; - Bảo quản các hồ sơ kỹ thuật tất cả các công trình và bổ sung các tính năng

kỹ thuật các thiết bị, công trình vào các hồ sơ này trong quá trình quản lý; - Nghiên cứu chế độ hoạt động của từng công trình để hoàn thiện và cải tiến

quy trình vận hành, bảo dưỡng...

- Có điều kiện tham gia các lớp học nâng cao trình độ cho công nhân, giới thiệu các nguyên tắc về an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy,...

Các cán bộ kỹ thuật chỉ mới được hướng dẫn sơ bộ vận hành khi mới bắt đầu bàn giao nhà máy và sau đó không có chương trình bồi dưỡng hàng năm, như các cán bộ ở các nhà máy Kim Liên, Bắc Giang...Vì vậy cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật vận hành trong việc:

- Kiểm tra hoạt động các thiết bị định kỳ

- Phát hiện và khắc phục kịp thời khi có sự cố. Chẳng hạn ở nhà máy XLNT Bắc Giang thường xuyên gặp sự cố về song chắn rác (do không xử lý và loại bỏ rác ở song thường xuyên), hỏng bơm, trục trặc hệ thống điều khiển tự động...

- Phân tích chất lượng nước thường xuyên định kỳ hàng tuần - Nâng cao năng lực vận hành theo sách hướng dẫn vận hành

- Nâng cao năng lực điều khiển tự động nhà máy bằng hệ thống điều khiển trung tâm

Muốn vậy, các cán bộ kỹ thuật trước hết phải là người được đào tạo bài bản về quản lý vận hành các công trình cấp thoát nước. Điều đó có nghĩa là các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật cần có chuyên ngành về vận hành và quản lý các công trình xử lý nước. Trong đó, sẽ hướng dẫn cán bộ cách vận hành một số công nghệ xử lý thông dụng và hiện đại, cũng như cách khắc phục những sự cố thường xảy ra.

định kỳ ba tháng hoặc sáu tháng một lần cử cán bộ hoặc mời chuyên gia kỹ thuật/công nghệ môi trường xuống đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn để cập nhật thông tin cũng như giải quyết các tình huống xảy ra ở nhà máy.

3.1.2. Đổi mới phương pháp quản lý nhà nước đối với các trạm xử lý nước thải

Áp dụng mô hình năng động hơn, tiên tiến hơn trong quản lý nhà máy XLNT

Hiện nay việc quản lý NMXLNT vẫn thường được thực hiện bởi công ty Thoát nước (TNHH nhà nước một thành viên) chưa thực sự năng động, và còn phụ thuộc nhiều vào nhà nước. Có lẽ đã đến lúc cần áp dụng các mô hình khác năng động hơn như mô hình PPP (Public Private Partnership hay công-tư kết hợp) hoặc cổ phần hoá...Khi đó tính tích cực trong quản lý, cung cấp dịch vụ sẽ được đề cao hơn.

Hình thức PPP là hợp tác công - tư mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Hiện nay, trên thế giới PPP có 5 hình thức nhưng hình thức phổ biến nhất ở Viêt Nam là xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT). Đây là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước. Hoặc mô hình khác là nhà nước xây dựng và thuê công ty tư nhân quản lý và vận hành.

Áp dụng mô hình hợp tác công tư trong việc đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ công được coi là hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong giai đoạn này. Một nghiên cứu ở 3 trạm XLNT (Kim Liên, Trúc Bạch và Bắc Thăng Long Vân Trì) ở Hà Nội trong việc sử dụng công tác vận hành và bảo dưỡng theo hình thức hợp tác công tư (PPP) giữa UBND thành phố Hà Nội (đại diện là Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội (HSDC)) với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cho thấy những ưu điểm của việc áp dụng mô hình PPP trong công tác vận hành và bảo dưỡng tại các công trình xử lý nước thải hiện có. Do đó, mô hình này được

xử lý nước thải về sau như NMXLNT Yên Sở và Bảy Mẫu. Việc huy động nguồn vốn tư nhân của các dự án PPP về hạ tầng kỹ thuật sẽ nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng mới và bảo dưỡng các trạm xử lý nước thải.

Phát huy vai trò của quản lý nhà nước trong quản lý tổng thể

Để hạn chế việc xả nước thải ô nhiễm, nhà nước cần có các biện pháp, chế tài, đưa ra các lộ trình bắt buộc các đơn vị phải xử lý nước thải, đổi mới công nghệ. Nước thải trước khi xả ra hệ thống thoát nước phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Cơ quan chuyên môn cần đẩy mạnh công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, yêu cầu các cơ sở sản xuất phải có biện pháp xử lý nước thải trước khi xả ra ngoài.

Cần tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng và chủ đầu tư về bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm. Theo dõi, thu thập thông tin thường xuyên. Phát triển mạng lưới cộng tác viên, nhân dân, phát hiện kịp thời các hành vi sai phạm. Xây dựng mối quan hệ đối tác, cùng chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng và BVMT, đồng thời bảo vệ quyền lợi, sự công bằng của những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, bên cạnh việc kiên quyết xử lý các vi phạm.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về quản lý ô nhiễm nước thải sinh hoạt, khắc phục những chồng chéo và những khoảng trống. Xây dựng quy trình cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng Cảnh sát Môi trường, sự phối hợp với các cơ quan khác như: Thanh tra, Chi cục BVMT địa phương, các chế tài xử lý vi phạm.

Xây dựng các chương trình, dự án tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường một cách dài hạn, bài bản, có hệ thống.

Sử dụng các chỉ thị sinh học (nhất là ở khu vực nguồn tiếp nhận nước thải), các phương pháp đánh giá nhanh, kết hợp với các phương thức quan trắc truyền

tiếng ồn, bùn và CTR các loại từ trạm XLNT.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)