Đánh giá chất lượng nước đầu vào chính xác trước khi thiết kế dây chuyền công ngh ệ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 98 - 102)

C. Đánh giá công nghệ xử lý của NMXLNT Bắc Giang

3.2.1. Đánh giá chất lượng nước đầu vào chính xác trước khi thiết kế dây chuyền công ngh ệ

Như đã phân tích ở trên, chất lượng nước đầu vào thực tế khác biệt lớn đối với chất lượng nước thiết kế. Như vậy, cần chú ý giảm thiểu sự khác biệt bằng các biện pháp như:

- Nếu thành phố đã có hệ thống thoát nước, lấy mẫu nước thải tại vị trí trạm bơm trung chuyển nước thải cuối cùng (ngay trước khi về trạm xử lý). Nếu dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cùng thời điểm thì phải tham khảo chất lượng nước thải của thành phố có địa hình, khí hậu và đặc điểm đô thị tương tự. Đa số ở các thành phố ở Việt Nam đã có hệ thống thoát nước chung nên việc lấy mẫu chủ yếu theo trường hợp 1.

- Việc lấy mẫu phải tiến hành vào mùa khô và mùa mưa. Số lượng mẫu cho mỗi đợt ít nhất là 3 mẫu cho mỗi mùa để so sánh.

- Mẫu nước thải phải gửi đến hai địa điểm phân tích để so sánh và đối chứng kết quả.

Tóm lại, mẫu nước thải phải phán ánh được đặc trưng của hệ thống thoát nước (hở, kín), đặc điểm khí hậu (mưa nhiều hay ít, xâm nhập nước ngầm, nước mặn), đặc điểm đô thị (nước thải sinh hoạt hay công nghiệp nhiều, khối lượng nước thải và sự dao động). Từ đó hiểu được sự biến động về chất lượng nước thải.

lượng

Việc lựa chọn các công nghệ xử lý nước thải dùng phương pháp sinh học dùng bùn hoạt tính nói chung thường ổn định và chi phí rẻ hơn so với các phương pháp xử lý khác như dùng công nghệ màng hoặc dùng vật liệu lọc di động (MMBR) hay cố định (FMBR). Tuy nhiên chất lượng nước đầu ra thường chỉ đủ để đáp ứng tiêu chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận. Do đó cần điều chỉnh dây chuyền để tăng cường khả năng tái sử dụng năng lượng, cụ thể như:

- Trước mắt, nên đầu tư cho các đề tài nghiên cứu triển khai về vấn đề tái sử dụng nước thải sinh hoạt trong các nhà máy và nước thải sau xử lý của các nhà máy XLNT. Những nước này sau khi xử lý bậc 3 có thể dùng để tưới tiêu an toàn trong nông nghiệp, tưới cây, làm nguội/mát trong công nghiệp, dội rửa tollet, rửa xe cộ, phòng cháy chữa cháy và bổ cập nguồn nước ngầm. Khí biogas từ bể xử lý kị khí có thể dùng để thực hiện cho việc cung cấp năng lượng đốt hoặc sản xuất điện dùng trong nhà máy.

- Về lâu dài, cần hướng tới việc thiết kế, xây dựng nhà máy XLNT tiên tiến, thân thiện với môi trường và bền vững. Áp dụng các biện pháp như :

+ Chọn vị trí và bố trí mặt bằng các công trình hợp lý;

+ Các giải pháp thay thế Clo để khử trùng nước thải sau xử lý; + Đặc biệt quan tâm đến việc xử lý và thải bỏ bùn,

+ Tái sử dụng/tuần hoàn nước thải, tận dụng nhiệt và các dòng năng lượng khác trong trạm XLNT;

Các công trình xử lý bậc 3 có thể sử dụng là công nghệ màng lọc, trao đổi ion, than hoạt tính...Sau đó nước sẽ được khử trùng và đưa đi phục vụ các mục đích khác nhau. Dây chuyền phục vụ mục đích tái sử dụng có thể là:

Hình 2.20: Sơ đồ dây chuyền công nghệ có thể áp dụng cho mục đích tái sử dụng năng lượng

(*Mục đích không ăn uống bao gồm tưới tiêu, tưới cây, làm nguội/mát trong công nghiệp, dội rửa tollet, rửa xe cộ, phòng cháy chữa cháy và bổ cập nguồn nước ngầm)

3.2.3. Nâng cao năng lực theo dõi, quan trắc chất lượng nước xử lý

Năng lực kiểm soát chất lượng nước thải cũng như kiểm soát hiệu quả xử lý tại các nhà máy có thể thực hiện qua việc lắp đặt hệ thống quan trắc trực tuyến (online monitoring system) nước thải. Qua đó có thể thu thập được rất nhiều thông tin để đánh giá hoạt động của nhà máy/ trạm XLNT. Ví dụ ở khu công nghiệp Mỹ Phước 3-4 đã được lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc nước thải. Có 5 thông số được giám sát và lưu trữ liên tục: Lưu lượng, pH, DO, TSS và EC. Trạm quan trắc đã vận hành khá tốt. Thông tin, số liệu thu được có thể phục vụ cho công việc theo dõi, đánh giá, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Với chỉ 5 thông số quan trắc ở trên, đã có rất nhiều thông tin để đánh giá hoạt động của nhà máy xử lý. Điều này cho thấy, việc lắp đặt trạm quan trắc trực tuyến để giám sát nước thải sau xử lý của các nhà máy với đầy đủ các thống số giám sát được chỉ ra

Bể thiếu khí (Anoxic) Bể kỵ khí (Anaerobic ) Bể hiếu khí + MBR (UF,Aerobic) Nước thải Màng RO Tái sử dụng cho mục đích không phải ăn uống* Tái sử dụng cho mục đích ăn uống Thu hồi khí biogas

Anh, 2011).

3.3. Kết luận chương 3

Căn cứ vào kết quả đánh giá, đề tài đã đề xuất được một hệ thống các giải pháp bao gồm giải pháp phi kỹ thuật và các giải pháp kỹ thuật như:

+ Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật quản lý và vận hành nhà máy + Đổi mới phương pháp quản lý nhà nước đối với các trạm xử lý nước thải + Điều chỉnh dây chuyền công nghệ để tăng cường việc tái sử dụng năng lượng + Nâng cao năng lực theo dõi, quan trắc chất lượng nước xử lý

Các đề xuất này không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả xử lý cho các nhà máy XLNT tập trung hiện hữu mà còn giúp nâng cao hiệu quả đầu tư, góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường và tái sử dụng nguồn năng lượng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)