Đặc điểm nguồn và chất lượng nước thải đầu vào

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 44)

Việc thu gom nước thải về trạm xử lý khá thuận lợi vì đa phần khu dân cư phường Kim Liên sống ở các khu nhà tập thể cao tầng A, B, C tập trung. Hệ thống thoát nước tại đây chủ yếu là hệ thống thoát nước chung (gồm cả nước thải và nước mưa). Các tuyến cống này thường xuyên được Xí nghiệp Thoát nước số 4 - Công ty Thoát nước Hà Nội nạo vét, thông tắc để đưa nước thải về trạm bơm Kim Liên.

Điển hình như tuyến phố Hoàng Tích Chí với hệ thống thu nước thải cho khu tập thể Kim Liên bao gồm các ga thăm và tuyến cống tròn D300 thu gom nước thải về trạm bơm Kim Liên theo hai hướng: Một hướng chảy vào tuyến cống D300 của phố Lương Đình Của, một hướng chảy dọc vào trường Nguyễn Trường Tộ; tuyến Lương Đình Của với hệ thống cống D200 thu gom nước thải cho toàn bộ khu tập thể C4, C5,…, C12 về thẳng trạm bơm Kim Liên. Toàn bộ nước thải sinh hoạt (bao gồm tất cả nước thải sau khi sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân trong đó có cả nước thải từ bể phốt) được gom lại bởi hệ thống thoát nước của các khu tập thể A, B, C và tuyến cống bao D400 thu gom nước thải quanh hồ Kim Liên (nước thải từ các cửa cống xả ra hồ) về trạm bơm nước thải Kim Liên và được bơm đến trạm XLNT Kim Liên. Do vậy, nước thải xử lý tại trạm XLNT Kim Liên chủ yếu là nước thải sinh hoạt có chứa nhiều tạp chất vô cơ, hữu cơ dễ bị phân hủy và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Theo tính toán thiết kế, trạm XLNT Kim Liên về căn bản được thiết kế để khử các hợp chất hữu cơ (BODR5R, COD), các hợp chất chứa Nitơ (T-N), Phốtpho (T- P) và các cặn lơ lửng trong nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học. Hồ sơ thiết kế đưa ra 14 thông số thiết kế trong đó tập trung vào các thông số pH, COD, BOD, SS, T-N, T-P và Coliform. Trong thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm các chất chứa Nitơ, Phốt pho, không chứa nhiều thành phần kim loại và các chất độc hại như Chì, Thủy ngân, Đồng, Kẽm, Crôm... Vì vậy để đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt chủ yếu cần đánh giá 8 thông số: pH, COD, BODR5R, SS, T-N, T- P, Coliform và Clo dư.

Bảng 2.1: Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế

Chỉ tiêu Đơn vị Chất lượng nước dòng vào Chất lượng nước sau xử lý Hiệu quả xử lý (%) pH - 6.5-8.0 6.5-8.0 - BODR5 Mg/l 150 20 87 COD Mg/l 225 35 84

Chất rắn lơ lửng SS Mg/l 180 20 89 Tổng Photpho Mg/l 5 1 80 Tổng Nitơ Mg/l 40 15 63 Tổng Coliorm MNP/100ml 10P 6 P -10P 7 20.000 Clo dư

Ghi chú: “-“: không có giá trị

/Nguồn: Công ty Thoát nước Hà Nội/

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 44)