KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 K ết luận

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 102 - 104)

C. Đánh giá công nghệ xử lý của NMXLNT Bắc Giang

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 K ết luận

Sau khi nghiên cứu, đánh giá hiệu quả hoạt động của các trạm/nhà máy xử lý nước thải ở thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Giang cho thấy công nghệ sử dụng ở các trạm này là những công nghệ rất hiện đại, cho hiệu suất xử lý cao. Qua nghiên cứu cho thấy, nước thải trong hệ thống thoát nước chủ yếu phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của người dân và chỉ chứa một lượng nhỏ nước thải công nghiệp. Do đó, thành phần chất hữu cơ trong nước thải dễ dàng bị phân hủy bởi các vi sinh vật. Các trạm xử lý nước thải đều đạt hiệu suất xử lý chất hữu cơ (theo chỉ tiêu BOD và COD), tuy nhiên lượng chất hữu cơ thấp có thể không đủ cho quá trình xử lý Nitơ và Phốt pho. Vào mùa mưa, khi nước thải được pha loãng với nước mưa, hiệu quả của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học giảm, đặc biệt là quá trình xử lý Phốtpho. Trong thời kỳ này có trạm phải sử dụng nguồn chất hữu cơ ở bên ngoài để nâng cao hiệu quả xử lý chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, việc quản lý vận hành và bảo dưỡng ở các nhà máy xử lý nước thải chưa được quan tâm. Công nhân vận hành và cán bộ kỹ thuật chưa được đào tạo đầy đủ nên lúng túng khi vận hành, hệ quả là phải chi phí tốn kém cho việc sửa chữa. Đây không chỉ đơn thuần là quản lý kỹ thuật, mà còn liên quan đến chi phí kinh tế. Do vậy nhiều nhà máy/trạm xử lý nước thải, khi xây dựng với kinh phí đầu tư lớn nhưng không hoạt động hiệu quả. Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu đánh giá một cách nghiêm túc.

2. Kiến nghị

Ở Việt Nam công nghệ xử lý nước cấp đã được nghiên cứu khá kỹ cả về lý thuyết và thực tế, tuy nhiên đối với xử lý nước thải đô thị mới đang được nghiên cứu lý thuyết dựa trên các công thức tính toán và vận hành ở nước ngoài mà chưa

cứu và tổng kết trong thời gian tới khi các nhà máy XLNT được đưa vào vận hành để từ đó xây dựng các công thức tính toán và quy trình vận hành chuẩn cho các nhà máy XLNT ở mỗi địa phương.

Ngoài ra, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng vận hành của các cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy xử lý nước cần được chú ý nhằm thích ứng với sự phát triển của công nghệ, sự tiến lên của xã hội.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)