Đánh giá công nghệ xử lý của trạm XLNT Kim Liên

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 51 - 52)

a. Ưu điểm: Công nghệ xử lý nước thải trạm XLNT Kim Liên là công nghệ tiên tiến, hiện đại của Nhật Bản có khả năng xử lý nước thải, khí thải, bùn thải: tiến, hiện đại của Nhật Bản có khả năng xử lý nước thải, khí thải, bùn thải:

- Chất lượng nước thải đầu vào có nồng độ BOD dao động trong khoảng 150mg/l nên áp dụng công nghệ bùn hoạt tính là hoàn toàn hợp lý.

+ Công trình xử lý sinh học gồm bể kị khí, bể hiếm khí, bể hiếu khí. Mỗi bể gồm 2 đơn nguyên nên trong trường hợp một trong 2 đơn nguyên gặp sự cố về vi sinh thì hệ thống vẫn có thể tiếp tục hoạt động với đơn nguyên còn lại trong thời gian khắc phục sự cố.

+ Trong bể hiếu khí được bổ sung thêm các hạt Bioerg giúp ổn định nồng độ sinh khối và tăng hiệu suất của quá trình xử lý sinh học.

- Nước sau xử lý đạt QCVN 08:2008/BTNMT, cột BR2R, được xả ra sông Lừ và một phần được bơm bổ cập cho hồ Kim Liên.

- Hiệu quả xử lý của hệ thống tương đối tốt với hiệu quả loại bỏ BOD, SS, COD đạt xấp xỉ 90%

- Hệ thống xử lý là hệ thống kín có nắp đậy để tránh gây ảnh hưởng tới dân cư xung quanh, không gây ra mùi khó chịu.

- Bùn thải của hệ thống xử lý được đóng bánh, vận chuyển và chôn lấp theo quy định nên không gây ảnh hưởng tới môi trường đất.

- Thiết bị tương đối hiện đại và đồng bộ. - Công nghệ sử dụng ít hóa chất.

- Công tác quan trắc nước thải được thực hiện thường xuyên với tần suất 1lần/tuần

b. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên, hệ thống xử lý nước thải của trạm XLNT Kim Liên còn tồn tại một số nhược điểm sau: XLNT Kim Liên còn tồn tại một số nhược điểm sau:

- Hệ thống còn gặp một số hạn chế về vấn đề xử lý kim loại nặng, yếu tố này có thể ảnh hưởng tới hoạt động sống của vi sinh vật và ảnh hưởng tới hiệu suất xử lý của cả hệ thống.

- Hiệu quả xử lý Nitơ thấp. Nguyên nhân ở đây là BOD đầu vào thấp, T-N đầu vào cao do phần lớn nước thải coi như đã được xử lý sơ bộ ở bể phốt và xử lý kị khí ở hệ thống cống ngầm trước khi đưa về trạm XLNT.

- Chi phí đầu tư ban đầu cao, chi phí vận hành tương đối lớn (8.000 VNĐ/ mP

3

Pnước thải), chi phí điện năng tiêu thụ cho hệ thống XLNT ở mức trung bình (900 VNĐ/ mP

3

Pnước thải).

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)