Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 96 - 98)

C. Đánh giá công nghệ xử lý của NMXLNT Bắc Giang

3.2. Giải pháp kỹ thuật

Cùng với những hạn chế trong quản lý, vấn đề kỹ thuật trong hoạt động XLNT vẫn còn nhiều tồn tại:

Chất lượng nước đầu vào không phù hợp

Nước thải sinh hoạt ở các đô thị của Việt Nam, là loại nước thải được thu gom từ hệ thống thoát nước chung đảm nhận thu gom và vận chuyển nhiều loại nước thải khác nhau và cả nước mưa. Do đó, hàm lượng chất ô nhiễm đã bị pha loãng (nồng độ chất hữu cơ từ 100-250 mg/L) tuy nhiên các thành phần Nitơ và Phốt pho vẫn ở mức cao. Các công nghệ xử lý nước thải truyền thống như màng vi sinh vật, bùn hoạt tính có hiệu quả xử lý các chất hữu cơ rất tốt, nhưng không đáp ứng yêu cầu xả thải nghiêm ngặt về chất dinh dưỡng (QCVN 40:2012; QCVN 08:2008, QCVN 09:2008/ BTNMT)

Phần lớn các trạm/nhà máy XLNT đều được thiết kế dựa trên kinh nghiệm của nhà thầu, mà không có đầy đủ thông tin về số lượng, thành phần, tính chất nước thải đầu vào. Khi chưa có nước thải thực tế, các nhà thầu đề xuất nhà máy XLNT với kích thước công trình tối thiểu để giảm giá thành và thắng thầu. Khi đưa vào hoạt động, các nhà máy XLNT không có điều kiện để điều chỉnh chế độ vận hành phù hợp với đặc tính nước thải thực tế, dẫn đến tình trạng nhà máy XLNT hoạt động kém hiệu quả. Một số nhà thầu đưa ra phương án với giả thiết ràng buộc giá trị một số chỉ tiêu chất lượng nước đầu vào nhà máy, để chối bỏ trách nhiệm khi xảy ra sự cố. Trong nhiều trường hợp, khi nhà máy XLNT hoạt động hết công suất và các vấn đề quá tải, sự cố... xảy ra thì thời hạn bảo hành đối với công trình đã kết thúc, và trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư hay đơn vị khai thác vận hành XLNT chứ không

phí đầu tư lớn nhưng không hoạt động. Hệ quả là hiệu suất xử lý rất thấp (Nguyễn Việt Anh, 2011).

Một số thiết bị được mua của nước ngoài, chưa được nhiệt đới hóa tốt để phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu ở Việt Nam, nên ngay trong giai đoạn đầu hoạt động đã có trục trặc hoặc sau một thời gian vận hành hệ thống xử lý không lâu đã bị hỏng. Do đó ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến việc vận hành của toàn hệ thống.

Công nghệ chưa tính đến tiết kiệm năng lượng (thu hồi và tái sử dụng năng lượng khí gas và nước)

Phần lớn các nhà máy xử lý có hệ thống bể/ngăn kị khí đều không thu hồi khí gas, đồng thời nước thải sau xử lý không xử lý thêm để tái sử dụng mà thải ra nguồn tiếp nhận (trừ NMXLNT Yên Sở). Do vậy, chưa góp phần vào công cuộc bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Kỹ thuật giám sát chất lượng nước xử lý còn sơ sài

Ở một số nhà máy không có phòng thí nghiệm tại trạm (như NM Kim Liên) hoặc có phòng thí nghiệm sơ sài (như NM Bắc Giang) nên không thực hiện được việc theo dõi hiệu quả xử lý thường xuyên, cũng như không theo dõi được sự biến đổi của chất lượng dòng thải đầu vào để có thể thay đổi biện pháp kỹ thuật xử lý kịp thời. Chẳng hạn, như ở NM Bắc Giang, do không kiểm tra chỉ tiêu Coliform ở nước thải đầu ra mà vẫn áp dụng biện pháp không khử trùng để giảm thiểu chi phí hoạt động, dẫn đến tình trạng nhà máy xử lý không triệt để mà xả thải nước thải chứa nhiều vi trùng gây bệnh ra nguồn tiếp nhận (sông Thương) trong thời gian dài.  GIẢI PHÁP:

thuật để khắc phục những tồn tại trên như:

3.2.1. Đánh giá chất lượng nước đầu vào chính xác trước khi thiết kế dây chuyền công ngh

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)