Đánh giá hiệu quả xử lý của các công nghệ theo các tiêu chí

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 87 - 91)

C. Đánh giá công nghệ xử lý của NMXLNT Bắc Giang

2.4. Đánh giá hiệu quả xử lý của các công nghệ theo các tiêu chí

Ba nhà máy được lựa chọn để đánh giá sử dụng 3 công nghệ sử dụng bùn hoạt tính khác nhau:

+ Bùn hoạt tính thông thường (AAO) + Mương oxi hóa (OD)

+ Mẻ kế tiếp giai đoạn (SBR)

Những đặc trưng cơ bản của 3 công nghệ này đã được khảo sát kỹ để đánh giá tổng thể trên 21 tiêu chí đã được xác lập trong chương 1. Việc cho điểm theo tiêu chí và chỉ tiêu của mỗi công nghệ được thực hiên qua hồ sơ thuyết minh thực tế của công nghệ, kết quả khảo sát thực tế, kết quả phân tích lấy mẫu thực tế tại 03 nhà máy.

Bảng 2.8: Kết quả đánh giá 03 hệ thống XLNT của 03 nhà máy nghiên cứu

STT Tiêu chí Điểm tối đa Trạm XLNT Kim Liên (AAO) NM XLNT Yên Sở (SBR) NM XLNT Bắc Giang (Kênh OD) I Tiêu chí về mặt kỹ thuật 48

1 Mức độ tuân thủ các quy định về nước

thải (TCVN/QCVN) 15 12 13 11

2 Hiệu quả của công nghệ (% loại bỏ

chất ô nhiễm) 3 3 3 2

3 Tuổi thọ, độ bền của công nghệ, thiết

bị 5 3 2 2

4 Tỷ lệ nội địa hóa của máy móc, thiết

bị 5 3 3 3

5 Khả năng thay thế linh kiện, thiết bị 5 3 4 3 6 Khả năng thích ứng khi tăng tải trọng /

lưu lượng nước thải 3 2 3 2

7

Thời gian xây dựng hệ thống (từ khi xây dựng đến khi chính thức đưa vào

sử dụng) 4 1 2 2

8 Mức độ hiện đại, tự động hóa của

9 công nghệ 2 1 2 1 10

Thời gian tập huấn cho cán bộ vận hành hệ thống nước thải cho đến mức

cán bộ vận hành thành thạo 3 2 3 2

II Tiêu chí về mặt kinh tế 25

11 Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị(

tính theo suất đầu tư) 9 8 8 7

12 Chi phí vận hành (tính theo VNĐ/mP

3

P

nước thải) 9 8 9 7

13 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa (thiết bị

và nguyên liệu) 9 4 5 4

III. Tiêu chí về mặt môi trường 17

14 Diện tích không gian sử dụng của hệ

thống 4 3 4 3

15 Nhu cầu sử dung nguyên liệu và năng

lượng 4 2 2 2

16 Khả năng tái sử dụng chất thải thứ cấp 3 2 2 2

17 Mức độ xử lý chất thải thứ cấp 3 2 3 1

18

Mức độ rủi ro đối với môi trường và giải pháp phòng ngừa, khắc phục khi

xảy ra sự cố kỹ thuật 3 2 2 2

IV Tiêu chí về mặt xã hội 10

19 Mức độ mỹ học và cảm quan của hệ

thống 3 3 3 2

20 Khả năng thích ứng với các điều kiện

vùng, miền 4 3 3 3

21 Nguồn nhân lực quản lý và vận hành

của hệ thống 3 2 3 3

Tổng số 100 71 85 66

Kết quả đánh giá cho thấy cả 03 nhà máy đều thỏa mãn điều kiện bắt buộc để áp dụng là chỉ tiêu về “mức độ tuân thủ quy chuẩn Việt Nam” về xả thải vào nguồn tiếp nhận, thuộc tiêu chí kỹ thuật đều đạt số điểm trên 10.

Đối với NMXLNT Bắc Giang đạt tổng số điểm là 66 điểm nên có thể áp dụng. 02 nhà máy còn lại là Kim Liên và Yên Sở đều đạt số điểm trên 70 điểm nên khuyến khích áp dụng 02 mô hình này.

Qua việc nghiên cứu đánh giá 03 công nghệ XLNT sinh hoạt đô thị khác nhau cho thấy mỗi công nghệ đều có những ưu, nhược điểm riêng. Công nghệ A2O

khi đặc trưng của nước thải sinh hoạt đô thị là hàm lượng các chất hữu cơ thấp do quá trình phân hủy tại các bể phốt hay bị pha loãng một phần bởi nước mưa. Hơn nữa, phương pháp này có chi phí đầu tư, chi phí vận hành khá cao nên việc áp dụng mô hình này để xử lý nước thải sinh hoạt cho các đô thị cần được cân nhắc kỹ.

Công nghệ OD có khả năng loại bỏ hàm lượng N, P đáng kể tuy nhiên lại chiếm nhiều diện tích và vì mương hở nên rất dễ gây mùi nên việc áp dụng mô hình này tại các đô thị phát triển sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

Công nghệ SBR có tính năng nổi bật là khả năng loại bỏ N rất tốt. Ngoài ra, hệ thống có thể xử lý nhiều loại nước thải khác nhau với nhiều thành phần và tải trọng, có thể ứng phó tốt với sự dao động tải của dòng vào. Xử lý được với nhiều công suất khác nhau, có khả năng mở rộng, nâng cấp và là hệ thống xử lý gọn nên tương đối phù hợp với việc XLNT tại các đô thị lớn, nơi có quỹ đất dành cho việc XLNT hạn hẹp, giá thành cao.

2.5. Kết luận chương 2

- Ba nhà máy xử lý nước thải được khảo sát đều sử dụng công nghệ xử lý nước thải dùng bùn hoạt tính như công nghệ A2O (kị khí, thiếu khí và hiếu khí) ở trạm XLNT Kim Liên, công nghệ xử lý gián đoạn theo mẻ SBR ở nhà máy XLNT Yên Sở và kênh ôxi hoá ở nhà máy XLNT Bắc Giang. Theo tiêu chí thiết kế, mỗi công nghệ này đều có thể xử lý nước thải đầu vào có nồng độ BOD cao hơn thông thường mà vẫn đạt chất lượng nước sau xử lý cao.

- Nước thải đầu vào ở các nhà máy thường có chất lượng không ổn định và "sạch" hơn so với thiết kế ban đầu, một số thông số nằm trong tiêu chuẩn cho phép xả ra nguồn mà không cần xử lý. Có nhiều nguyên nhân như do khi thiết kế không lấy mẫu phù hợp hoặc không tính đến trường hợp bị pha loãng với nước mưa và là nước thải từ hệ thống cống chung (đã xử lý một phần ở bể tự hoại). Việc này dẫn đến khó

nước đầu ra như trường hợp nhà máy XLNT Yên Sở.

- Phương pháp đánh giá tính ổn định và hợp lý của công nghệ xử lý nước thải theo các tiêu chí và chỉ tiêu tự thiết lập rất khả thi. Việc lựa chọn nhóm chuyên gia để đánh giá lựa chọn công nghệ là vô cùng quan trọng.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ MÁY XLNT SINH HOẠT

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)