Công nghệ xử lý

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 77 - 80)

C. Đánh giá công nghệ xử lý của NMXLNT Yên Sở

B. Công nghệ xử lý

Nhà máy được thiết kế với công suất 10.000 mP

3

P

/ngđ sử dụng dây chuyền gồm: song chắn rác tinh, bể lắng cát, bể xử lý sinh học tải trọng nhỏ (loại bỏ chất hữu cơ, cặn lơ lửng, nitơ và phốt pho), cũng như phần xử lý bùn cặn.

Nước thải từ hệ thống thoát nước thành phố được bơm vào ngăn tiếp nhận qua các bơm trung chuyển. Nước từ ngăn tiếp nhận chảy qua hệ thống song chắn rác (SCR) tinh hoạt động và làm sạch tự động. SRC này có mục đích loại bỏ các cặn rác mà có thể gây hỏng bơm cũng như các công trình phía sau. Trong trường hợp hệ thống SCR tự động bị ngừng hoạt động, chẳng hạn do mất điện, nước thải sẽ chảy

thiết kế

Công suất NM mùa khô m³/ngày 10,000 Lưu lượng giờ lớn nhất m³/giờ 588

BODR5 kg/ngày ppm 1,900 190 COD kg/ngày ppm 5,000 500 SS kg/ngày ppm 3,000 300 Tổng N kg/ngày ppm 450 45 Tổng-P kg/ngày ppm 91 9.1

chảy vòng đến bể lắng cát.

Qua SCR, nước thải được đưa đến hai bể lắng cát thổi khí với các cần gạt tách dầu bề mặt để thực hiện hai mục đích là loại bỏ cát và dầu mỡ đồng thời. Cát sỏi được tập trung vào thùng đựng cát sỏi, gạn tách nước trước khi đưa đi thải bỏ. Dầu mỡ thu hồi được đưa đến hai giếng dầu để khử bớt nước trước khi đem đi xử lý tiếp theo. Nước thải thu hồi được đưa trở lại ngăn tiếp nhận.

Từ bể lắng cát, nước thải được đưa đến bể xử lý bùn hoạt tính. Bể này là loại OCO, gồm một ngăn trộn trung tâm và một ngăn kị khí để xử lý phốt pho, bên ngoài là mương tròn chạy quanh, một nửa hiếu khí, một nửa thiếu khí. Trong ngăn trộn, nước thải được trộn với bùn hoạt tính bằng hệ thống bơm trộn chìm, hoạt động gián đoạn. Do hoạt động trộn gián đoạn, quá trình khử P có thể xảy ra, đồng thời tăng cường khả năng lắng của bùn hoạt tính.

Từ ngăn trộn, nước thải và bùn được đưa đến ngăn thiếu khí/hiếu khí. Ở đây xảy ra quá trình xử lý sinh học chính. Do các máy trộn hoạt động gián đoạn, kết hợp với các điều kiện thiếu khí, hiếu khí trong hai ngăn, việc loại bỏ chất hữu cơ, amôn và nitrat được diễn ra trong hai ngăn này.

Từ bể xử lý sinh học, nước thải và bùn tự chảy đến bể lắng nơi diễn ra quá trình lắng tách bùn. Nước sau lắng chảy sang bể tiếp xúc qua hệ thống đập tràn xung quanh bể. Tại bể tiếp xúc, hơi clo sẽ được hoà trộn để thực hiện việc khử trùng nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nước được bơm ra nguồn tiếp nhận thông qua trạm bơm xả nước. Trường hợp bơm bị hỏng, nước đã xử lý sẽ được chảy qua đập tràn khẩn cấp và tự chảy ra khu vực xung quanh.

Bùn từ bể lắng một phần được bơm tuần hoàn trở lại bể OCO, một phần bùn dư được bơm đến máy ép bùn lọc băng chuyền với thiết bị kết hợp nén bùn cơ học và làm khô bùn. Bùn tuần hoàn thì được bơm bằng ba bơm chìm. Bùn dư được bơm

lớn để chở đi nơi chôn lấp.

Bùn trước khi làm khô được trộn với polyme để tăng hiệu quả khử nước. Dung dịch polyme được bơm bằng bơm định lượng từ thùng trộn polyme.

Do tuổi của bùn dư cao, những bùn dư này đã ổn định sinh học và không bị phân huỷ thêm và gây mùi sau khi khử nước.

Việc vận hành và kiểm soát toàn bộ nhà máy được thực hiện thông qua hệ thống điều khiển tự động trung tâm PLC. Hệ thống này sẽ ghi lại dữ liệu về các thông tin về hoạt động của nhà máy. Tất cả các bộ phận chính của nhà máy hoạt động tự động, nhưng đều có thể chuyển sang điều khiển bằng tay. Khi vận hành hệ thống điều khiển bằng tay, mỗi động cơ có thể được điều khiển từ hộp điều khiển gần động cơ.

Bể xử lý sinh học OCO Bể lắng ly tâm

Hình 2.14: Một số hình ảnh NMXLNT Bắc Giang

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở việt nam và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)