Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu LVTN_TÔ THÚY NGÂN (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN

4.3.1.2 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

Đứng trước nhu cầu sử dụng vốn ngày càng cao của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ, NH đã có những gói vay, những chính sách dành riêng cho từng mục đích sử dụng vốn khác nhau. Chẳng ai phủ nhận vai trị quan trọng của nguồn vốn tín dụng NH trong q trình hoạt động, bởi nó giúp KH hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm,...Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ sẽ được trình bày cụ thể ở bảng 4.5 như sau:

➢ Thủy sản

Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân phát triển đa dạng thủy sản theo nhiều mơ hình khác nhau, gắn với liên kết theo chuỗi và tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đạt hiệu quả cao. Để nâng cao hiệu quả ni trồng thủy sản, thành phố tích cực khuyến khích, hỗ trợ nơng dân và DN tổ chức sản xuất theo hướng hình thành các tổ chức liên kết, các vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch. Áp dụng các quy trình ni tiên tiến, các thiết bị, vật tư, con giống, thức ăn mới,... nhằm đạt hiệu quả và tạo sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ bảng 4.5 ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn đối với thủy sản có xu hướng tăng qua các năm, từ năm 2019 đến năm 2021. Năm 2019, doanh số cho vay đạt 2.090.734 triệu đồng, đến năm 2020 đạt 2.246.145 triệu đồng tăng 155.411 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 7,43%) so với năm 2019 và năm 2021 đạt 2.365.755 triệu đồng tăng 119.610 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 5,33%) so với năm 2020.

Những tháng đầu năm 2019, diện tích cá tra trên địa bàn thành phố Cần Thơ tăng do giá bán cá tra tăng liên tục, nên nhiều HGĐ, DN mạnh dạng mở rộng diện tích thả

45

Bảng 4.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2019 – 2021 và giai đoạn 6T2022

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục

Năm Giai đoạn Chênh lệch

2019 2020 2021 6T2021 6T2022

2020/2019 2021/2020 6T2022/6T2021

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thủy sản 2.090.734 2.246.145 2.365.755 1.453.422 1.524.153 155.411 7,43 119.610 5,33 70.731 4,87 Nông nghiệp 738.170 875.644 907.743 547.134 548.666 137.474 18,62 31.520 3,60 1.532 0,28 Thương mại, Dịch vụ 1.913.979 2.113.221 2.274.366 1.245.672 1.368.122 199.242 10,41 461.336 21,83 122.450 9,83 Lương thực, thực phẩm 1.478.445 1.982.344 2.001.322 933.655 939.537 503.899 34,08 19.978 0,96 5.882 0,63 Khác 871.246 1.067.197 1.148.225 628.651 633.554 195.951 22,49 81.028 7,59 4.903 0,78 Tổng DSCV ngắn hạn 7.092.574 8.284.551 8.997.023 4.808.534 5.014.032 1.191.977 16,81 712.472 8,60 205.498 4,27

46

nuôi, tăng mật độ nuôi cũng như tăng lượng thức ăn để thúc bán cá với giá cao. Bên cạnh đó, mơ hình ni thủy sản trong bể bồn, vèo được người dân phát triển mạnh mẽ cho năng suất và sản lượng cao, nhiều người dân thấy thế cũng đổ xô vào nuôi trồng. Do đó người dân cần vốn để mở rộng diện tích, mua con giống,...vì thế lượng cho vay đối với sản phẩm này tăng mạnh trong năm nay. Đến năm 2020, các công ty chế biến thủy sản trên địa bàn TP.Cần Thơ có khuynh hướng xây dựng vùng ni tập trung để ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến. Ngoài ra, ngành Thủy sản đang chú trọng phát triển các mơ hình ni theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa thủy sản. Do đó, doanh số cho vay của NH đối với ngành Thủy sản vẫn tiếp tục tăng vào năm 2021.

➢ Nông nghiệp

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, ngành nông nghiệp đang phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hướng người nơng dân chuyển đổi sang các mơ hình hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị nông sản. Từ bảng 4.5 ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp tăng nhẹ từ năm 2019 đến năm 2021. Năm 2019, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 738.170 triệu đồng, đến năm 2020 đạt 875.644 triệu đồng tăng 137.474 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 18,62%) so với năm 2019 và năm 2021 đạt 907.164 triệu đồng tăng 31.520 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 3,6%) so với năm 2020, do các nguyên nhân sau.

Năm 2019, năng suất lúa cả năm tăng, tập trung chủ yếu ở vụ Hè Thu và Thu Đông, do các địa phương đã hoàn thiện hệ thống thủy lợi, tuân thủ nghiêm túc các khuyến cáo của ngành nông nghiệp như làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng, gieo sạ đồng loạt, bón phân cân đối trong q trình sản xuất nhờ đó lúa phát triển tốt, diện tích lúa nhiễm sâu rầy khơng nhiều. Bên cạnh đó, nhóm cây rau đậu, hoa, cây cảnh diện tích gieo trồng cũng được gia tăng, giá bán ra ở mức cao đảm bảo nơng dân có lãi sau khi thu hoạch, vì thế người dân phát triển diện tích trồng rau, hoa, cây cảnh nhiều hơn. Qua đó, người dân cần thêm vốn để mở rộng diện tích đất trồng trọt và mua cây giống nhiều hơn cho kỳ tiếp theo. Đến năm 2020, doanh số cho vay đối với nông nghiệp tiếp tục tăng, nhờ năng suất lúa vụ Đông Xuân tăng do thời tiết thuận lợi, mùa nước rút sớm đã né được rầy, tránh được các loại dịch bệnh. Năng suất lúa tăng người dân cần nguồn vốn để đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất như máy cày, máy gặt đập liên hợp,....Mặt khác một số người dân cũng chuyển từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả nên họ cũng cần thêm vốn để tăng diện tích đất hoặc để cải tạo đất. Vì những lý do trên mà người dân cần thêm vốn làm doanh số cho vay của NH tăng qua các năm.

➢ Thương mại, Dịch vụ

Trong cơ cấu phát triển nền kinh tế của thành phố Cần Thơ, thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao, Cần Thơ vừa là đầu mối, vừa là nơi trung chuyển hàng hóa đi

47

các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL và các tỉnh. Hiện nay, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng phát triển hơn đẩy mạnh nhóm ngành dịch vụ thương mại. Từ bảng 4.5 cho ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn đối với thương mại dịch vụ từ năm 2019 đến năm 2021 đều tăng, cụ thể là. Năm 2019, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 1.913.979 triệu đồng, đến năm 2020 đạt 2.113.221 triệu đồng tăng 199.242 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 21,83%) so với năm 2020 và năm 2021 đạt 2.574.557 triệu đồng tăng 461.336 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 60,04%) so với năm 2020, nguyên nhân được trình bày cụ thể bên dưới như sau.

Năm 2019, giá một số nguyên liệu chế biến, nguyên liệu sản xuất biến động tăng làm giá cả đầu ra cũng tăng, nên người dân đã tìm đến NH để vay vốn trang trải cuộc sống hằng ngày đặc biệt là thời gian cuối năm, người dân vay nhiều hơn để phụ vụ cho dịp Tết. Năm 2020, tuy đợt dịch bùng phát nhưng chỉ ảnh hưởng đến một số ngành như lưu trú và du lịch, các ngành còn lại vẫn hoạt động bình thường nên cũng khơng ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế thành phố Cần Thơ, các ngành nghề khác vẫn tiếp tục hoạt động. Thương mại dịch vụ là ngành nghề kinh doanh thiết yếu và đa dạng. Bên cạnh đó, nhu cầu của người dân ngày càng cao, các dịch vụ cũng xuất hiện ngày càng nhiều, qua đó NH cho vay đối với lĩnh vực này nhiều hơn.

➢ Lương thực, thực phẩm

Lương thực, thực phẩm có vai trị rất quan trọng và cấp thiết đối với mỗi con người, vì vậy khoản mục cho vay ngắn hạn đối với lương thực, thực phẩm cũng khá cao (chiếm khoảng 30% tổng doanh số cho vay ngắn hạn). Qua bảng 4.5 ta thấy khoản mục này có xu hướng tăng qua từng năm, cụ thể như sau. Năm 2019 đạt 1.478.445 triệu đồng, đến năm 2020 đạt 1.982.344 triệu đồng tăng 503.899 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 34,08%) so với năm 2019 và năm 2021 đạt 2.001.322 triệu đồng tăng 18.978 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 0,96%) so với năm 2020.

Doanh số cho vay tăng như thế là vì những nguyên nhân sau đây. Cuối năm 2019, giá các mặt hàng gạo ổn định, giá một số loại gạo nếp tăng nhẹ do nhu cầu tiêu dùng đang tăng do ngày Tết đang đến gần, giá khoai lang tăng do hết mùa. Về thực phẩm lượng rau, củ, quả, các nhóm thịt gia súc, nhóm thịt gia cầm gia tăng nguyên nhân do nhiều đơn vị kinh doanh dự trữ hàng hóa phục vụ cho nhu cầu đang tăng mạnh của người dân. Bên cạnh đó, theo Nghị định 157/2018/NĐ/-CP của Chính Phủ làm tăng chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm cũng tăng lên. Do đó đơn vị kinh doanh, CN, DN cũng cần vốn nhiều hơn để có thể dự trữ nhiều hàng hóa cạnh tranh với đối thủ. Đến năm 2020, theo chủ trương của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Cần Thơ thực hiện đề án “ An ninh lương thực quốc gia” để đối phó với những biến động của thiên tai, dịch bệnh. Mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid – 19 nhưng hàng hóa, lương thực, thực phẩm vẫn được bảo đảm, hoạt động mua sắm lương thực, thực phẩm tiêu dùng cũng có dấu hiệu tăng trở lại vào những tháng cuối năm, những tín hiệu này thu hút nhiều CN, DN đầu tư, vay vốn để dự trữ hàng hóa bn bán nhiều hơn.

48

Giai đoạn 6 tháng 2022, nhìn chung thì doanh số cho vay ngắn hạn đối với các ngành nghề kinh doanh được NH thực hiện tương đối tốt. Tình hình sản lượng cá tra trong ngành thủy sản hiện nay giảm do thời gian thực hiện giãn cách xã hội, các hoạt động di chuyển, vận chuyển bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến nên KH ít vay vốn để mua nguyên liệu hoặc cá giống. Đối với ngành nơng nghiệp, nhờ chi phí gieo trồng, thu hoạch không tăng nên người dân làm việc cũng đạt hiệu quả hơn, gia tăng nhu cầu vay vốn để chuẩn bị cho những mùa vụ tiếp theo. Về thương mại dịch vụ, các cửa hàng hoặc DN với mức doanh thu hàng hóa, dịch vụ khơng được thuận lợi, do thu nhập của người dân giảm, xu hướng tiêu dùng thay đổi khi dịch bệnh xảy ra trong thời gian dài, người tiêu dùng chủ yếu chỉ chi tiêu cho các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, vì vậy ngành lương thực, thực phẩm kinh doanh đạt hiệu quả hơn, KH vay vốn để mua hàng hóa dự trữ trong kho để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Một phần của tài liệu LVTN_TÔ THÚY NGÂN (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)