Phân tích dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu LVTN_TÔ THÚY NGÂN (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN

4.3.3.2 Phân tích dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

Dư nợ ngắn hạn của một số đối tượng đều có xu hướng tăng lên, ngoại trừ ngành thủy sản dư nợ giảm ở năm 2020. Tình hình dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn được thể hiện cụ thể ở bảng 4.9 như sau:

57

Từ bảng 4.9 ta thấy dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn đối với ngành thủy sản có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2019, dư nợ ngắn hạn là 27.099 triệu đồng, đến năm 2020 là 20.118 triệu đồng giảm 1.981 triệu đồng với (tỷ lệ giảm là 7,31%) so với năm 2019 và đến năm 2021 là 28.471 triệu đồng tăng 13.353 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 13,35%) so với năm 2020.

Dư nợ ngắn hạn đối với thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ chiếm khoảng 6-8% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2019, nhiều DN mở rộng diện tích ni trồng thủy sản, cần nguồn vốn để đầu tư, mua nguyên liệu đầu vào, mua cá giống,... nên đã tìm đến NH. Đến năm 2020, tình hình kinh tế biến động, xuất khẩu bị ảnh hưởng do tác động của cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước Mỹ - Trung, một số DN không thể xuất khẩu sang các nước khác, gây tác động đến đầu ra, hàng hóa bị ứ đọng, khơng xuất đi được. Nhiều người dân tạm ngưng không thả cá nuôi tiếp nữa, DN khơng có nguồn ngun liệu đầu ra khơng thể hoạt động được. Vì vậy doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành thủy sản giảm dẫn đến dư nợ cũng giảm.

➢ Nông nghiệp

Đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Thời gian qua nhờ các địa phương vùng ĐBSCL đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp phát triển nên dư nợ ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp tăng qua các năm. Năm 2019, dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn đối với nơng nghiệp là 124.802 triệu đồng, đến năm 2020 là 318.614 triệu đồng tăng 193.812 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 155,30%) so với năm 2019 và năm 2021 là 407.132 triệu đồng tăng 88.518 triệu đồng với (tỷ lệ tăng 27,78%) so với năm 2020.

Nhờ thời tiết thuận lợi, cây trồng có năng suất cao, đặc biệt là do người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi nên đem lại hiệu quả kinh tế cao, hoạt động sản xuất mở rộng, nhu cầu vay vốn cũng tăng thêm để mua các máy móc thiết bị phục vụ cho việc ni trồng, từ đó dư nợ cũng tăng qua từng năm. Gần đây, ở khu vực thành phố Cần Thơ loại hình DN liên kết với nông dân qua hợp đồng thu mua nông sản đang phát triển, có sự gắn kết giữa việc sản xuất và tiêu thụ nơng sản, người dân tích cực vay vốn tham gia nhiều hơn, vì có đầu ra chắc chắn nên họ ít lo ngại.

➢ Thương mại, dịch vụ

Ngành thương mại dịch vụ ở địa bàn thành phố Cần Thơ đặc biệt phát triển với nhiều ngành nghề kinh doanh phục vụ nhu cầu của người dân nên cần nguồn vốn để đầu tư kinh doanh, ngành này đặc biệt tăng trưởng mạnh và nhu cầu vay vốn cũng rất cao. Qua bảng 4.9 ta thấy dư nợ ngắn hạn đối với thương mại dịch vụ tăng lên rất mạnh, cụ thể như sau. Năm 2019, dư nợ ngắn hạn là 266.224 triệu đồng, đến năm 2020 là 905.531 triệu đồng tăng 639.307 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 240,14%) so với năm 2019 và năm 2021 là 1.078.125 triệu đồng tăng 172.594 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 19,06%) so với năm 2020.

58

Bảng 4.9: Dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2019 – 2021 và giai đoạn 6T2022

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục

Năm Giai đoạn Chênh lệch

2019 2020 2021 6T2021 6T2022

2020/2019 2021/2020 6T2022/6T2021

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thủy sản 27.099 25.118 28.471 14.213 16.449 (1.981) (7,31) 3.353 13,35 2.236 15,73 Nông nghiệp 124.802 318.614 407.132 210.264 278.726 193.812 155,30 88.518 27,78 68.462 32,56 Thương mại, dịch vụ 266.224 905.531 1.078125 487.012 946.313 639.307 240,14 172.594 19,06 459.301 94,31 Lương thực, thực phẩm 181.425 303.387 397.812 145.221 195.947 121.962 67,22 94.425 31,12 50.726 34,93 Các ngành nghề khác 118.879 687.123 850.135 284.518 519.729 568.244 478,00 163.012 23,72 235.211 82,67 Dư nợ ngắn hạn 718.429 2.239.773 2.761.675 1.141.228 1.957.163 568.344 211,76 521.902 23,30 815.935 71,50

59

Từ bảng 4.9 ta thấy dư nợ ngắn hạn đối với thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân dư nợ ngắn hạn ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm là do Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ đã tăng cường các giải pháp cho vay và mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với thương mại dịch vụ, tháo gỡ khó khăn cho người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, do nhiều khoản vay chưa đến hạn thanh tốn cũng góp phần làm dư nợ tăng lên.

➢ Lương thực, thực phẩm

Từ bảng 4.9 ta thấy dư nợ ngắn hạn đối với ngành lương thực, thực phẩm tăng qua các năm và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ (chiếm khoảng 30%) cụ thể như sau. Năm 2019 là 181.425 triệu đồng đến năm 2020 là 303.387 triệu đồng tăng 121.962 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 67,22%) so với năm 2019 và năm 2021 là 397.812 triệu đồng tăng 94.425 triệu đồng với (tỷ lệ tăng là 31,12%) so với năm 2020.

Năm 2019, nhờ các chính sách ưu đãi của NH mà KH hài lòng với NH nhiều hơn, lượng vốn vay cũng tăng lên, vì thế mà dư nợ cũng tăng qua các năm. Đầu năm 2020, NH có chính sách cho vay ưu đãi 10.000 tỷ đồng với lãi suất giảm đến 2% được NH khai triển từ tháng 02/2020 để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, NH áp dụng chính sách cơ cấu nợ, giảm lãi suất vay cho các KH bị ảnh hưởng vởi dịch Covid – 19. Ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho một số KH gặp khó khăn, vì vậy dư nợ lũy kế tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu LVTN_TÔ THÚY NGÂN (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)