7. Bố cục đề tài
1.2. Công tác thi đua, khen thưởng
1.2.4. Vai trò của thi đua, khen thưởng trong công tác tạo động lực đố
cán bộ, công nhân viên
Thi đua, khen thưởng là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn của hàng triệu hàng triệu quần chúng nhân dân thông qua phong trào thi đua; huy động các tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia các phong trào thơng qua đó phát huy được nội lực của mỗi người, mỗi đơn vị, địa phương trong cả nước góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Thi đua - khen thưởng là nhằm động viên, giáo dục, nêu gương, để sau khi được biểu dương, khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen phát huy tính tích cực trong cơng việc được giao; người chưa được khen cũng thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cần phải phấn đấu để được ghi nhận trong thời gian tới và đạt được mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị, địa phương đề ra; góp phần động viên sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, mỗi tập thể, trở thành động lực thúc đẩy họ vượt qua khó khăn, thử thách để đi đến thắng lợi.
Các phong trào thi đua được phát triển sâu rộng với nhiều hình thức phong phú có tác dụng thúc đẩy, động viên cán bộ, nhân dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tích cực học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh. Đồng thời kịp thời có những chính sách khen thưởng đột xuất, khen thưởng chuyên đề, quan tâm coi trọng khen thưởng tập thể và các cá nhân, lao động trực tiếp. Tạo động lực thi đua hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội; kinh tế phát triển, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phịng được củng cố tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Thi đua, khen thưởng là biện pháp tạo động lực cho người lao động. Hình thức khen thưởng thường được thực hiện thơng qua tiền thưởng, phần thưởng. Bên cạnh tiền lương cố định, các cơ quan, đơn vị cịn có hình thức khuyến khích là tiền thưởng. Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung ngồi tiền lương và tiền cơng nhằm khuyến khích cán bộ, cơng nhân viên.
Tiền thưởng và phần thưởng thường gắn liền với kết quả lao động nên có ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc của cán bộ, công nhân viên. Tổ chức trao tiền thưởng hoặc phần thưởng cho người lao động, nó khơng chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu vật chất của họ mà còn thể hiện sự đánh giá, ghi nhận năng lực và những đóng góp của người lao động. Cán bộ, công nhân viên được khen thưởng sẽ cảm thấy tự hào trước đồng nghiệp do đó sẽ có động lực để cố gắng phấn đấu hơn nữa trong cơng việc. Điều này cũng có thể tạo tâm lý ganh tị với những người xung quanh và tạo động lực thúc đẩy họ cố gắng nhiều hơn trong công việc để nhận được phần thưởng tương tự.
Chính vì vậy, các mức tiền thưởng cùng với chính sách khen thưởng đang trở thành một trong những công cụ tạo động lực được chú ý sử dụng ở nhiều tổ chức, nhất là các tổ chức có sử dụng các loại lao động khan hiếm, lao động chuyên môn kỹ thuật cao. Tiền thưởng là công cụ, động lực mạnh mẽ cho người lao động trong tổ chức nếu nó được khen thưởng kịp thời, đúng giá trị
cống hiến là mang bản chất khuyến khích người lao động nhưng ngược lại cũng có thể phản tác dụng nếu các chính sách khen thưởng khơng hợp lý và phù hợp với người lao động.
Khi xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng và đánh giá thi đua, khen thưởng cần phải rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp, gắn vào các chỉ tiêu thưởng cụ thể và phải phân loại; có các mức chênh lệch khác nhau rõ rệt để so sánh với những người cùng vị trí nhưng đạt các mức thưởng khác nhau. Là động lực để cán bộ, công nhân viên cố gắng trong công việc. Hệ thống khen thưởng được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Khen thưởng phải gắn liền với kết quả thực hiện công việc của cán bộ, cơng nhân viên. Việc bình chọn, xét duyệt người được thưởng phải được tiến hành công khai, nghiêm túc, nhằm đảm bảo sự công bằng và chọn được đúng người xứng đáng. Người được khen thưởng phải là những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có những phát minh sáng kiến thay đổi phương pháp làm việc, nâng cao năng suất lao động hay đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức.
Việc khen thưởng cần tiến hành kịp thời và đúng lúc, thời gian khen thưởng nên được tiến hành ngay sau khi người lao động có hành vi được thưởng vì nếu để quá lâu sẽ làm lãng quên giá trị cống hiến và khơng có tác dụng khích lệ người lao động. Phải làm cho cán bộ, công nhân viên thấy rằng những nỗ lực của họ trong công việc sẽ đem lại kết quả cao và với kết quả đó họ sẽ được nhận phần thưởng đưa ra phải đa dạng và có ý nghĩa thỏa mãn nhu cầu nào đó mà cá nhân cán bộ, công nhân viên đang theo đuổi. Các tiêu chuẩn xét thưởng phải cụ thể, rõ ràng, hợp lý, khơng được q khó dẫn đến tâm lý chán nản cho người lao động nếu không đạt được hoặc quá dễ dẫn đến tâm lý coi thường, không phấn đấu. Mức thưởng phải hợp lý, có tác dụng kích thích khơng được q cao hoặc quá thấp.