Tổng quan về hệ thống kế toán của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty than nam mẫu (Trang 57 - 59)

2.2. Tổng quan về hệ thống kế tốn của Cơng ty Than Nam Mẫu TKV

2.2.1. Tổng quan về hệ thống kế toán của Việt Nam

Ở Việt Nam, ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, mọi hoạt động của Nhà nước Việt Nam non trẻ đã được phản ánh bằng cơng cụ Kế tốn giản đơn. Cùng với sự phát triển của cách mạng, hoạt động kinh tế, tài chính của đất nước đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Hoạt động kế toán cũng từ chỗ giản đơn, ghi chép nhật ký thu chi, sau phát triển lên là ghi sổ kép và kế toán trên phần mềm. Hiện nay, hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam tổ chức theo loại hình kế tốn động, mơ hình thiết kế vĩ mơ với lý thuyết chủ đạo là lý thuyết doanh nghiệp, thực hiện các cơ sở kế tốn dồn tích và giả định hoạt động liên tục. Hệ thống khn khổ pháp lý của hệ thống kế tốn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay bao gồm:

● Luật Kế toán Việt Nam:

Luật Kế toán Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo Luật số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 và được Chủ tịch nước đã ký lệnh số 12/2003/L-CTN ngày 26/06/2003 công bố Luật Kế tốn có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Đây là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh mọi hoạt động về kế toán của mọi thành phần kinh tế và mọi lĩnh vực hoạt động liên quan đến kế toán.

Kết cấu của Luật Kế toán Việt Nam gồm 7 chương, 64 điều. Nội dung bao gồm:

1) Những quy định chung, như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng của Luật; Nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc và đối tượng của kế tốn; Đơn vị tính, chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán; Kỳ kế toán; các loại kế toán...

2) Những quy định về nội dung cơng tác kế tốn, bao gồm quy định về: Chứng từ kế toán, Tài khoản kế toán và sổ kế toán; Báo cáo tài chính; Kiểm tra kế tốn; Kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế tốn; Cơng việc kế tốn trong

trường hợp đơn vị kế tốn chia tác, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, phá sản.

3) Những quy định về Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán, như: Tổ chức bộ máy, người được làm kế tốn và người khơng được làm kế toán; tiêu chuẩn, điều kiện và quyền của kế toán trưởng...

4) Những quy định về hoạt động nghề nghiệp kế toán, như: Về hành nghề kế toán và chứng chỉ hành nghề kế toán; về thuê làm kế toán, kế toán trưởng...

5) Những quy định về Quản lý Nhà nước về kế toán và cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán

6) Những quy định về Khen thưởng và xử lý vi phạm. 7) Những quy định về Điều khoản thi hành.

● Chuẩn mực kế toán Việt Nam:

Hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam do Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu, soạn thảo và ban hành. Chuẩn mực kế toán Việt Nam là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập các báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, khách quan, hợp lý về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam đến nay đã ban hành được 26 chuẩn mực áp dụng cho kế toán doanh nghiệp. Kết cấu của các chuẩn mực kế toán Việt Nam thường được thiết kế thành các phần:

1) Quy định chung: Mục đích của chuẩn mực; phạm vi áp dụng chuẩn mực; giải thích các thuật ngữ được sử dụng trong chuẩn mực.

2) Nội dung chuẩn mực: Quy định về nguyên tắc hạch toán, xác định giá trị, ghi nhận, phương pháp hạch tốn, trình bày báo cáo tài chính...

● Chế độ kế tốn Việt Nam:

Hệ thống chế độ kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính tổ chức biên soạn và ban hành. Chế độ kế toán Việt Nam là những quy định và hướng dẫn cụ thể về chứng từ

kế toán, tài khoản kế tốn, sổ kế tốn và báo cáo tài chính ở các lĩnh vực, ngành kinh doanh đặc thù và loại hình đơn vị kế tốn cụ thể.

Hệ thống chế độ kế toán Việt Nam được xây dụng trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành, bao gồm các quy định cụ thể về nội dung, hình thức (mẫu biểu), phương pháp/kỹ thuật tính tốn, ghi chép, phương pháp hạch toán các hoạt động, nghiệp vụ/giao dịch, phương pháp lập các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính... đối với các lĩnh vức và ngành đặc thù. Hệ thống chế độ kế toán Việt Nam được ban hành theo hai quyết định: QĐ 15 (dành cho doanh nghiệp lớn) và QĐ 48 (dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ) bao gồm bốn nội dung:

- Hệ thống chứng từ kế toán - Hệ thống tài khoản kế toán - Hệ thống sổ kế toán

- Hệ thống báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty than nam mẫu (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)