Bảng 2.1 Sơ đồ bộ máy công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SỐT PHỊNG TC HÀNH CHÍNH
CN Cơng ty tại thị xã Móng cái – Quảng Ninh
Phịng Kế tốn TC CN Cơng ty tại thành phố HCM
Phòng KH đầu tư Phòng Kinh doanh XNK I
Ban quản lý Dự án Phòng Kinh doanh XNK II
Xí nghiệp SX KD Lâm sản
Ghi chú
Điều hành trực tiếp Điều hành gián tiếp
2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty.
Công ty xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng do công ty tự sản xuất và nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ nhu cầu của công ty và thị trường. Các mặt hàng chuyên sản xuất của công ty bao gồm:
- Bao bì cao cấp màng phức hợp. - Bao bì mềm LDPE.
- Túi xốp siêu thị các loại.
- Các loại hộp carton sóng từ 3 đến 5 lớp.
2.1.4.2. Đặc điểm quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm của cơng ty. Quy trình sản xuất sản phẩm ở phân xưởng bao bì cao cấp : Thiết kế mẫu Thổi màng nhựa
từ hạt nhựa
In Cắt dán
đáy túi
Quy trình sản xuất sản phẩm ở phân xưởng carton :
Xí nghiệp SX bao bì xuất khẩu
Thiết kế mẫu Cán giấy Bổ góc
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.
2.1.5.1. Chức năng và nhiệm vụ.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh sản xuất của công ty theo quy định hiện hành.
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu của thị trường trong và ngồi nước, thực hiện có hiệu quả các biện pháp để nâng cao chất lương các sản phẩm bao bì, thay đổi mẫu mã đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao sức canh tranh, góp phần đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Tn thủ các chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng, các văn bản pháp lý có liên quan mà công ty tham gia ký kết.
Quản lý, chỉ đạo các dơn vị trực thuộc Công ty theo quy chế hiện hành của Nhà nước và Bộ Thương mại. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tự chủ tài chính.
2.1.5.2. Quyền hạn.
Được quyền chủ động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các In lưới
hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh liên kết đã ký với khách hàng trong và ngoài nước thuộc phạm vi hoạt động của Công ty.
Được vay vốn ( kể cả ngoại tệ ) ở trong và ngoài nước. Được liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Tham gia hội trợ triển lãm quảng cáo hàng hóa và sản phẩm bao bì, tham gia hoặc tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề nghiệp vụ - kỹ thuật bao bì có liên quan ở trong và ngoài nước.
Được lập đại diện chi nhánh, các cơ sở sjản xuất bao bì ở trong nước và có thể có đại diện thường trú ở nước ngoài khi được Bộ cho phép.
Được cử cán bộ của công ty đi công tác dài hạn, ngắn hạn ở nước ngoài hoặc mời khách nước ngoài vào Việt Nam để giao dich đàm phán, ký kết các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Thương mại.
2.1.6. Kết quả kinh doanh chủ yếu mấy năm gần đây.
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng giá trị tài sản 162,355,874 295,213,288 217,107,575 Tài sản ngắn hạn 130,771,513 250,998,441 168,877,404 Tài sản dài hạn 31,584,362 44,214,847 48,230,171 Doanh thu thuần 284,288,693 505,627,682 371,864,872 Lợi nhuận sau thuế 1,560,897 1,716,123 1,756,371
Lãi cơ bản trên CP 2.230 2.452 2.240
2.2. Thực trạng tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần SX Bao bì và hàng xuất khẩu.
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động ở cơng ty cổ phần SX Bao bì và hàng xuất khẩu.
2.2.1.1. Thuận lợi :
Ngành sản xuất bao bì càng ngày càng cho thấy nhiều tiềm năng trong nền kinh tế hiện nay. Trước đây, khi nền kinh tế chưa mở cửa, nhu cầu sử dụng bao bì rất thấp, hầu hết là nhập khẩu. Nhà nước chỉ có một cơng ty để nhập khẩu và chuyển tải những bao bì của hàng nhập khẩu để phục vụ trong nước. Trong nền kinh tế thị trường, khi tất cả các ngành sản xuất kinh doanh cùng trong mơi trường cạnh tranh thì hình ảnh của một sản phẩm ngày càng đóng vai trị quan trọng với khách hàng. Thị hiếu của khách hàng có thể coi là một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp phải chú ý đến.
Khi nền kinh tế hội nhập, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu phát triển kéo theo nhu cầu bao bì tăng lên rất mạnh và nguồn cung trong nước khơng thể đáp ứng được. Chính vì vậy, cơng nghiệp bao bì là một trong những nghành giàu tiềm năng cần phải khai thác triệt để.Các dự án thu hút hàng tỷ đô đã được công bố gần đây trong các lĩnh vực then chốt như thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, sản phẩm y tế, thuốc và phịng thí nghiệm… đều có nhu cầu cao về bao bì, đóng gói. Bên cạnh đó Chính phủ Việt Nam đang có những chính sách khuyến khích phát triển giành cho ngành cơng nghiệp này. Với
nguyên liệu chính là nhựa và giấy Nhà nước đã giảm thuế suất thuế nhập khẩu hai loại nguyên liệu PVC và DOP trong khối AFTA từ 5% xuống còn 2% hoặc bằng 0% vì hai loại nguyên liệu này chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất nhựa trên toàn quốc.
Một thuận lợi nữa cho ngành xuất khẩu gỗ, đó là hiện nay việc XK đồ gỗ sang thị trường Mỹ đang hết sức thuận lợi, do Mỹ đang đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với mặt hàng đồ gỗ của Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để DN sản xuất chế biến đồ gỗ tăng cường XK vào Mỹ. Trong khi đó, thị trường EU với đồ gỗ Việt Nam ngày một mở rộng, các quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng tạo ra một sân chơi mới và rộng lớn cho sản phẩm xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.
2.2.1.2. Khó khăn :
Một ngành công nghiệp giàu tiềm năng, nhưng như các ngành công nghiệp khác không thể tồn tại một cách độc lập, nó phải dựa trên nền tảng là các ngành công nghiệp cơ bản. Do vậy, việc sản xuất của công ty cũng đối mặt với nhiều thử thách.
Thực tế cho thấy 50% số khn mẫu bao bì cứng và phần lớn thiết bị sản xuất bao bì mềm như: máy in, máy ghép, máy thổi đều phải nhập khẩu. Việc đầu tư cho khuôn mẫu chất lượng cao rất tốn kém nhưng khả năng tiêu thụ từng loại mẫu mã mặt hàng chưa đủ lớn để tính tốn khấu hao phù hợp với giá thành sản phẩm, trong khi đó, xác suất rủi ro ở ngành này khá cao. Những mặt hàng bao bì xuất khẩu phần lớn thuộc dịng sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như: túi xốp đựng hàng siêu thị hoặc túi đựng rác đang có nguy
cơ mất thị trường vì xu thế của thế giới đang hạn chế dùng túi nylon để bảo vệ mơi trường. Đó là chưa nói đến những bất cập khác như: thiếu lao động kỹ thuật cao, thiếu sự phân cơng sản xuất theo từng nhóm mặt hàng dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh ngay thị trường trong nước. Trong năm qua, do các yếu tố bên ngồi, nên giá giấy tăng chưa từng có trong lịch sử, mức tăng thơng thường từ 30 – 40%, có mặt hàng giá tăng gấp hai lần so với đầu năm. Giá giấy loại thu gom trong nước tăng đột biến trên hai lần so với đầu năm. Hiệp hội Bao bì Việt Nam cũng kiến nghị với Nhà nước giảm thuế nhập khẩu bột giấy và giấy thải loại, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất giấy kiềm chế việc tăng giá giấy.
Ngoài ra, năm 2009, ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói chung và xuất khẩu gỗ của cơng ty nói riêng cịn phải đối mặt với những thách thức mới đó là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ đang bị thu hẹp. Nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ là do tác động của suy thối kinh tế tồn cầu đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ. Ước tính, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ của người Mỹ và các nước EU kéo theo sự giảm sút về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh XK gỗ hiện nay là thiếu vốn, các thị trường nhập khẩu chủ lực đồ gỗ của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU đều giảm nhập khẩu. Do đó, khoảng 90% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam gặp khó khăn do các đối tác huỷ hoặc cắt hợp đồng, một số khác chỉ đặt hàng bằng 30-60% so với hợp đồng cũ. Thêm vào đó, nhiều quốc gia đã và sẽ ban hành các đạo luật để bảo hộ thương mại tại các thị trường lớn, cụ thể: các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Mỹ và EU có sự kiểm sốt chất lượng, nguồn gốc gỗ với các luật lệ mới
được ban hành như: Đạo luật LACEY của Mỹ, Hiệp định FLEGT của EU. Cuối cùng là vấn đề giá nguyên liệu, thực tế nguyên liệu gỗ ở Việt Nam không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến gỗ XK. Từ nguồn tài nguyên gỗ bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi mà ta phải nhập tới 80% gỗ nguyên liệu. Hiện giá nguyên vật liệu gỗ đang tăng do nạn cháy rừng, lũ lụt, mơi trường suy thối… Nhiều nước như Lào, Myanma, Inđônêxia - vốn là bạn hàng cung cấp đồ gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam - nay đã ra lệnh cấm XK gỗ thô, nên công ty phải nhập gỗ qua sơ chế, giá thành đắt. Hơn nữa, chi phí cho cước vận chuyển cũng không nhỏ, do giá dầu mỏ và nhiên liệu thế giới tăng; ước tính trong 3 năm qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã tăng từ 20-22%. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của công ty do tỷ trọng gỗ phụ liệu trong giá XK sản phẩm gỗ tăng mạnh.
2.2.2. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở CTCP SX bao bì và hàng xuất khẩu.