Tình hình cơ cấu và biến động của nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng về vốn kinh doanh và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 41 - 46)

VKD luôn được tài trợ từ những nguồn nhất định, do đó hiệu quả sử dụng VKD khơng thể tách rời việc huy động nguồn tài trợ. Huy động vốn kịp thời, với chi phí hợp lý là một tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DN. Tình hình cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn cũng được thể

hiện qua Bảng 2.3 : “Cơ cấu tài sản và nguồn vốn cơng ty năm 2009”. Xét trên góc độ quyền sở hữu thì VCSH ở thời điểm cuối năm 2009 là 10,659,413 nghìn đồng tăng 1,017,371 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 1,07%, chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 891,816 nghìn đồng tuy nhiên tỷ trọng vốn chủ sở hữu lại giảm 1,07% so với năm 2008. Lí giải cho sự giảm tỷ trọng đố là do nguồn kinh phí và quỹ khác tăng 125,555 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 111,11%.

Tại ngày 31/12/2009 nợ phải trả của cơng ty là 206,448,162 nghìn đồng chiếm 95,09% trong tổng VKD của cơng ty, giảm 79,123,084 nghìn đồng so với năm trước, với tỷ lệ giảm tương ứng là 27,71%. Đến cuối năm 2009 do nợ phải trả giảm đi nên làm cho hệ số nợ của công ty lên giảm đi Hệ số nợ 31/12/2008 = 285,571,246/295,213,288 = 0,967 Hệ số nợ 31/12/2009 = 206,448,162/217,107,575 = 0,95

Hệ số nợ của công ty giảm đi chưa thể khẳng định mức độ rủi ro trong thanh toán là cao mà cần phải xem xét các nhân tố khác. Hệ số nợ của công ty giảm từ 0,967 năm 2008 xuống còn 0,95 năm 2009. Tuy nhiên việc giảm hệ số nợ thể hiện công ty đã giảm mức độ sử dụng của địn bẩy tài chính, việc giảm mức độ sử dụng địn bảy tài chính của cơng ty có lợi hay khơng ta cần xem xét. Nếu tỷ suất sinh lời trên tổng vốn (ROA) mà lớn hơn lãi suất tiền vay thì việc sử dụng địn bảy tài chính sẽ khuyếch đại được tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE), ngược lại thì việc sử dung địn bảy tài chính sẽ làm sụt giảm ROE .

 Để đánh giá cụ thể hơn về các khoản nợ phải trả, ta đi xem xét chi tiết các khoản trong nợ phải trả của cơng ty qua Bảng 2.4:"Tình hình cơng nợ

Cơng ty 2 năm 2008- 2009 "

Bảng 2.4 Tình hình cơng nợ Cơng ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu hai năm 2008 và 2009

Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009

Chênh lệch Số tiền T.lệ(%)

A.Các khoản phải thu 209,431,585 143,586,650 (65,844,935) (31.44)

I.Các khoản PT ngắn hạn

209,431,585 143,586,650 (65,844,935) (31.44)

1.Phải thu khách hàng 196,240,598 129,925,746 (66,314,852) (33.79) 2.Trả trước cho người bán 10,115,002 9,959,158 (155,844) (1.54) 3.Phải thu khác 3,075,986 3,701,745 625,759 20.34

II.Các khoản PT dài hạn

B.Nợ phải trả 285,571,246 206,448,162 (79,123,084) (27.71)

I. Nợ ngắn hạn 254,873,159 168,703,210 (86,169,949) (33.81)

1.Vay và nợ ngắn hạn 210,325,144 148,815,783 (61,509,361) (29.24) 2.Phải trả người bán

29,876,371 8,410,998 (21,465,373) (71.85)3.Người mua trả tiền trước 3,153,325 2,229 (3,151,096) (99.93) 3.Người mua trả tiền trước 3,153,325 2,229 (3,151,096) (99.93) 4.Thuế và các khoản PN NN 3,111,278 2,405,024 (706,254) (22.70) 5.Phải trả người LĐ 156,738 144,201 (12,537) (8.00)

6.Chi phí phải trả 5,123,284 60,000 (5,063,284) (98.83) 7.Các khoản PTPN NH khác 3,127,018 8,864,974 5,737,956 183.50

II.Nợ dài hạn

30,698,087 37,744,952 7,046,865 22.96

1.Vay và nợ dài hạn 30,698,087 37,744,952 7,046,865 22.96

Qua bảng trên ta thấy tình hình nợ phải trả của cơng ty năm 2009 giảm 79,123,084 nghìn đồng , với tỷ lệ giảm tương ứng là 27,71%. Trong đó giảm chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2009 là 168,703,210 nghìn đồng giảm 86,169,949 nghìn đồng, với tỷ lệ giảm là 33,81%.

Trong nợ ngắn hạn của công ty, chiếm tỷ trọng chủ yếu là các khoản vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, và các khoản cơng ty chiếm dụng được. Đến cuối năm 2009 vay và nợ ngắn hạn của cơng ty là 148,815,783 nghìn đồng giảm 61,509,361 nghìn đồng so với năm 2008, với tỷ lệ tăng tương ứng là 29,24%. Trong đó các khoản phải trả người bán giảm 21,465,273 nghìn đồng (71,85%), người mua trả tiền trước và thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm nhiều : người mua trả tiền trả tiền trước giảm nhiều nhất với mức giảm 3,151,096 nghìn đồng với tốc độ giảm mạnh 99,93%, đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nhu cầu về sản phẩm của cơng ty giảm mạnh, lượng đơn đặt hàng ít. Khoản giảm này là dấu hiệu rất bình thường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.Do đó kéo theo Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm đi 706,254 nghìn đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 22,7% .Bên cạnh đó các khoản chi phí phải trả cũng giảm mạnh vớí mức giảm là 5,063,284 tưong

ứng với mức giảm 98,83%, đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty.

Vay và nợ ngắn hạn luôn là những khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn của công ty. Trong năm 2009 vay và nợ ngắn hạn đã giảm 61,509,361 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 29,24%, điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm hơn tới sự an toàn trong kinh doanh. Cơng ty giảm các khoản vay ngắn hạn vì các khoản vay ngắn hạn có thời gian trả lãi và gốc rất nhanh, do đó có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và khả năng thanh tốn của của cơng ty trong trường hợp hoạt động SXKD kém hiệu quả.

Phải trả người bán tại ngày 31/12/2009 là 29,876,371 nghìn đồng giảm 21,465,373 nghìn đồng , với tỷ lệ tăng là 71,85%, điều đó chứng tỏ cơng ty đã giảm khoản chiếm dụng từ nhà cung cấp, việc giảm các khoản này sẽ có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn của mình.

Khoản phải trả người lao động trong năm đã giảm 12,537 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 8%. Ở đây cũng có thể do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, việc kinh doanh không thuận lợi nên công ty đã tinh giảm bộ máy nhân sự ở những bộ phận không thực sự cần thiết, người lao động bằng cách giảm bớt sự chiếm dụng vốn từ người lao động, nên làm giảm khoản phải trả này.

Tuy nhiên các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác lại tăng 5,737,956 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 183,5% đây là một dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp một số vấn đề về việc chiếm dụng vốn.

Sau khi xem xét tình hình chung, ta có thể khái qt về tình hình tài chính của cơng ty như sau:

- Về cơ cấu VKD: Tỷ trọng VLĐ chiếm trong tổng VKD là 77,79%, VCĐ chiếm 22,21%. Trong năm qua cơng ty đã có sự điều chỉnh cơ cấu

VKD, VLĐ năm 2009 giảm 7,23% tương ứng với VCĐ tăng 7,23%.

- Về nguồn hình thành vốn kinh doanh: VKD của cơng ty phần lớn được hình thành từ nợ vay (năm 2008 chiếm 96,73 %, năm 2008 chiếm 95,09%). Vốn chủ sở hữu chiếm 3,27% năm 2008 và 4,91% năm 2009, VKD của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời nhiều hơn năm 2008. Nguồn vốn lưu động thường xun của cơng ty âm thể hiện tình hình tài chính có nhiều bất ổn.

Xem xét tình hình thực tế ta thấy cơng ty đang duy trì cơ cấu nguồn vốn như trên là do :

- Lĩnh vực hoạt động chính của cơng ty là sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Vì vậy cần số lượng ngun vật liệu lớn do đó địi hỏi nhiều VLĐ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty.

- Do đặc điểm luân chuyển của VLĐ thường nhanh và ngắn hơn rất nhiều so với VCĐ nên cơng ty đã sử dụng mơ hình tài trợ VLĐ chủ yếu là nguồn vốn tạm thời và một phần một phần nguồn vốn thường xuyên. Việc sử dụng vốn tạm thời có thể giúp cơng ty linh hoạt hơn trong việc tổ chức nguồn vốn và cơng ty có thể phát huy được hiệu quả của địn bảy tài chính, nhưng lại có điểm bất lợi là địi hỏi cơng ty phải trả nợ trong một thời gian ngắn nên dễ làm cho cơng ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn khi tình hình kinh doanh của cơng ty gặp khó khăn.

Các số liệu này mới chỉ cung cấp những thơng tin bước đầu để đánh giá chính xác hơn phải kết hợp với các tài liệu khác và tình hình thực tế của công ty trong những năm qua.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng về vốn kinh doanh và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)