Tình hình cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh được thể hiện ở bảng 2
Nhận xét khái quát: Xem xét tổng quát tình hình sử dụng vốn kinh
doanh của công ty qua Bảng 2.3 : “Cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty
năm 2009”. Như vậy tính đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn kinh doanh của
cơng ty là 295,213,288 (nghìn đồng) giảm 78,705,713 (nghìn đồng) so với thời điểm này năm trước, với tỷ lệ giảm tương ứng là 26,46%. Như vậy năm 2009 quy mô vốn của công ty đã giảm so với năm 2008. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện việc giảm đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh. Trong đó:
VLĐ là 168,877,404 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 77,79% trong tổng VKD, và nó đã giảm 82,121,037 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 32,72% so với 2008. VLĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn (chiếm 85,02%) và hàng tồn kho(chiếm 10,45%). Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 1,02 % giảm 77,11 % so với năm 2008.
VCĐ là 48,230,171 nghìn đồng chiếm 22,21% trong tổng VKD, tăng 4,015,324 nghìn đồng, tăng tương ứng với tỷ lệ 7,23%. Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong VCĐ là vốn đầu tư vào TSCĐ (chiếm 98,26%) và sự tăng của VCĐ cũng là do tăng của TSCĐ (do trong năm công ty thực hiện việc đầu tư mua sắm mới tài sản cố định nhiều).
Qua việc xem xét cơ cấu vốn của công ty cho thấy: tỷ trọng VLĐ chiếm phần lớn trong tổng VKD của công ty (đầu năm chiếm 85,02% và cuối năm 2009 chiếm 77,79 %) có cơ cấu vốn như vậy đó là do đặc điểm kinh doanh của cơng ty chi phối vì cơng ty là cơng ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu nên địi hỏi ngun vật liệu đầu vào nhiều do đó cần một lượng lớn VLĐ để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong khi có lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng thơng qua tín dụng nhà cung cấp lớn và hàng tồn kho nhiều. Như vậy, nhìn chung cơng ty có một cơ cấu VKD tương đối phù hợp với đặc thù của ngành.