Khoản phải thu cuối năm 2009 là 143,586,650 nđ, giảm 31.44% so với đầu năm. Các khoản phải thu giảm trong kì chủ yếu là do Phải thu khách hàng giảm. Các khoản phải thu của khách hàng đầu năm là 196,240,598 nđ, cuối năm là 129,925,746 nđ, tức giảm 66,314,852 nđ tương ứng với tỉ lệ giảm là 33.79%. Trong kì, do doanh nghiệp đã có những chính sách thúc đẩy cơng tác thu hồi nợ: Thực hiện chiết khấu thương mại kích thích các doanh nghiệp trả nợ trước thời hạn; Có sự chuẩn bị kĩ hồ sơ, tài liệu cho các khoản nợ gần đến thời gian thu hồi.Tuy nhiên, cũng do doanh thu trong kì giảm đi, số khách hàng mua chưa trả tiền cũng giảm xuống. Như vậy, các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm xuống, giải phóng một phần nguồn vốn bị chiếm dụng. Mặc dù có sự giảm về các khoản phải thu nhưng qua nghiên cứu cho thấy rằng Cơng ty chưa có những biện pháp thích hợp để giải quyết dứt điểm công nợ, dở dang từ những năm trước để lại, cơng tác quyết tốn các hợp đồng cịn chậm vì vậy dẫn tới tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu, đầu năm chiếm tỉ trọng là 93.7%, cuối năm giảm xuống còn 90.49%.
Các khoản trả trước cho người bán giảm nhẹ 155,844 nđ với tỉ lệ giảm là 1.54%. Sở dĩ các khoản trả trước cho người bán giảm là do cơng ty đã giảm luợng hàng hố đầu vào. Vì thế lượng tiền bỏ ra ứng trước cho các hợp
đồng đầu vào giảm. Tiền trả trước cho người bán giảm.
Cơng tác quản lí các khoản phải thu: Qua nghiên cứu cho thấy rằng
hàng năm Công ty vẫn thường tiến hành đánh giá, phân loại và xếp loại khách hàng để đưa ra chính sách bán chịu hợp lí, tuy nhiên do đặc điểm của ngành kinh doanh thương mại, công ty đi chiếm dụng vốn nhiều mà bị chiếm dụng vốn nhiều. Công ty ln phải duy trì một khoản nợ phải thu từ phía khách hàng do bán chịu nhất định để giữ khác hàng. Bởi khách hàng nào cũng muốn mua hàng mà khơng phải trả tiền ngay, thích chiếm dụng vốn của người bán. Tuy nhiên cơng ty cần tính đến giá trị thời gian của tiền bị chiếm dụng và xác định mức lãi suất trả chậm một cách hợp lý. Tránh thiệt hại cho cơng ty.
Mặc dù có số dư nợ phải thu khá lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng VLĐ nhưng từ trước tới nay cơng ty chưa hề có cơng tác trích lập dự phịng cho các khoản phải thu khó địi. Đó cũng là điểm hạn chế thiếu sót của cơng ty. Vì vậy cơng ty cần nhanh chóng nghiên cứu và thực hiện việc này trong thời gian tới để tránh được rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản nợ phải thu, tránh ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn công tác thu hồi nợ, ta đi xem xét kì thu tiền bình quân của Công ty
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Doanh thu bán hàng có thuế VAT (1000đ)
505,640,282 372,093,681 -133,546,601 Nợ phải thu bình quân (1000đ) 150,558,221 176,509,118 25,950,897
Kì thu tiền bình quân trong năm 200 là 171 ngày tức là Công ty cần
171 ngày thì mới thu được các khoản phải thu, tăng hơn 63 ngày so với năm 2008, như vậy cho thấy thực tế trong năm 2009 Công ty đã chưa thực hiện tốt chính sách quản lí khoản phải thu. Kì thu tiền bình qn tăng lên là do các khoản phải thu bình quân tăng trong khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm. Qua nghiên cứu cho thấy rằng các khoản phải thu tăng lên là do cơng tác quyết tốn thu hồi cơng nợ chậm, thậm chí có một số khách hàng cơng nợ từ năm trước chuyển sang chưa giải quyết dứt điểm. Chính việc vốn bị ứ đọng ở khâu nợ phải thu làm cho Công ty gặp khó khăn về vốn trong năm 2009. Trong tình cảnh khó khăn của nền kinh tế thì cơng tác thu hồi nợ là rất khó khăn nhưng một phần cũng là do phía cơng ty chậm trễ trong việc hối thúc, thu hồi các khoản nợ. Địi hỏi, Cơng ty cần có những biện pháp cụ thể để nhanh chóng giải quyết tình trạng hiện nay.
Như vậy có thể kết luận rằng trong kì Cơng ty đã dự trữ quá nhiều vốn ở dạng các khoản phải thu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.