6. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
1.2. TỔNG QUAN (LÝ LUẬN) VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu phân tích hiệu quả vốn kinh doanh của
VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu phân tích hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp nghiệp
* Khái niệm:
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất bởi chi phí thấp nhất trong q trình sản xuất kinh doanh.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đóng vai trị quan trọng cho phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các công ty cổ phần, hiệu quả sử dụng vốn cổ phần cần được thường xuyên đánh giá để có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
* Mục tiêu phân tích:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhu cầu về vốn cho từng doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và đáng được quan tâm hơn thì các doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước vì thế nhu cầu của doanh nghiệp đòi hỏi phải sử dụng vốn kinh doanh sao cho hợp lý và đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải làm tăng sức cạnh tranh của mình. Chính vì vậy, vốn kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng phải là sự sống của doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả vốn kinh doanh đóng vai trị quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá trình độ sử dụng với hiệu quả cao nhất và với chi phí thấp nhất.
Mục đích phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hướng tới đối tượng nhà quản trị DN bao gồm:
SV: Trương Thị Minh Ngọc 21 Lớp: CQ56/09.02
- Phân tích đánh giá trình độ khai thác quản lý các loại vốn theo các thước đo khác nhau;
- Phân tích làm rõ các nhân tố các nguyên nhân tác động đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh;
- Đưa ra các kiến nghị, các giải pháp cho nhà quản trị doanh nghiệp.
* Các phương pháp sử dụng trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta thường dùng một hay nhiều các phương pháp phân tích khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Các phương pháp phân tích đó là phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp phân chia, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp đồ thị,... Cụ thể các phương pháp cơ bản:
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tíchí tài chính nhằm đánh giá sự khác biệt hay xu hướng biến đổi của từng chỉ tiêu phân tích, từ đó giúp các đối tượng quan tâm thấy rõ mức biến động của các đối tượng để đưa ra các quyết định đúng đắn. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần xác định điều kiện so sánh, gốc để so sánh và mục tiêu so sánh. Cụ thể:
Thứ nhất, điều kiện so sánh:
- Phải tồn tại ít nhất 2 chỉ tiêu (2 đại lượng).
- Các chỉ tiêu (đại lượng) phải đảm bảo tính chất so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính, thống nhất thời gian và đơn vị đo lường.
SV: Trương Thị Minh Ngọc 22 Lớp: CQ56/09.02
Thứ hai, xác định gốc để so sánh sẽ phụ thuộc vào mục đích phân tích để lựa chọn cho phù hợp.
- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước). Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước, năm nay với năm trước. Để phát hiện tính quy luật về sự biến đổi của mỗi hiện tượng tài chính, phân tích dựa trên nguồn dữ liệu của nhiều năm của hiện tượng đó và chọn 1 năm điển hình để làm gốc, so sánh các năm cịn lại với năm gốc, dựa trên quy luật số lớn để xem xét sự biến động theo thời gian, nếu có tính chu kỳ có nghĩa là có quy luật biến động.
- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch, dự tốn, định mức của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch, dự toán, định mức của chỉ tiêu. Kết quả này không chỉ kiểm tra tình hình thực hiện mục tiêu mà còn đánh giá được chất lượng của công tác dự báo, công tác lập kế hoạch tài chính.
- Khi xác định vị trí, thứ hạng của doanh nghiệp thì gốc so sánh đƣợc xác định là trị số của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trung bình của ngành, các tiêu chuẩn, chuẩn mực xếp hạng của tổ chức đánh giá, xếp hạng chuyên nghiệp cơng bố hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.
Thứ ba, kỹ thuật so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh với số bình quân.
- So sánh bằng số tuyệt đối là sự chênh lệch giữa số liệu kỳ so sánh với số liệu kỳ gốc, phản ánh sự biến động về quy mô của các chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ so sánh với kỳ gốc.
SV: Trương Thị Minh Ngọc 23 Lớp: CQ56/09.02
- So sánh bằng số tương đối là tỷ lệ giữa số liệu kỳ so sánh với số liệu kỳ gốc, phản ánh tốc độ phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu.
- So sánh với số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà doanh nghiệp đạt được so với trung bình ngành, khu vực. Qua đó xác định ví trí hiện tại của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích nhân tố
a. Phương pháp phân tích Dupont
Mơ hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mơ hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế tốn.
Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mơ hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.
Dưới góc độ là một nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản.
Phân tích tình hình tài chính dựa vào mơ hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp. Điều đó khơng chỉ đƣợc biểu hiện ở chỗ: Có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đề ra được hệ thống các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp,
SV: Trương Thị Minh Ngọc 24 Lớp: CQ56/09.02
góp phần khơng ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các kỳ tiếp theo.
b. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Là phương pháp được sử dụng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. Có nhiều phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng. Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thường được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp là: Phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch và phương pháp cân đối.
Phương pháp thay thế liên hoàn: được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích
có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặc thương. Để thực hiện phương pháp này cần sắp xếp theo trình tự: nhân tố số lượng đứng trước nhân tố chất lượng; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu đứng trước nhân tố thứ yếu. Khi đó để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta tiến hành lần lượt thay thế số kỳ gốc của mỗi nhân tố bằng số kỳ phân tích của nhân tố đó (nhân tố nào đã được thay thế mang giá trị số kỳ phân tích còn những nhân tố khác giữ nguyên ở kỳ gốc); sau mỗi lần thay thế phải xác định được kết quả của lần thay thế ấy; chênh lệch giữa kết quả đó với kết quả của lần thay thế ngay trước đó là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.
Phương pháp số chênh lệch: đây là hệ quả của phương pháp thay thế
liên hoàn áp dụng trên cơ sở tuân thủ trình tự sắp xếp các nhân tố và bằng kỹ thuật đặt thừa số chung nhằm đơn giản hóa trong tính tốn khi số liệu khơng q phức tạp.
SV: Trương Thị Minh Ngọc 25 Lớp: CQ56/09.02 Phương pháp cân đối: Đây là phương pháp được sử dụng để xác định
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu. Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến đối tượng cụ thể của chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đối người ta xác định chênh lệch giữa giá trị kỳ phân tích với giá trị kỳ gốc của nhân tố ấy. Tuy nhiên cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích.
* Tài liệu sử dụng phân tích:
Tài liệu chủ yếu phục vụ phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là các báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản theo từng thời điểm; phản ánh tình hình cách và kết quả kinh doanh; phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ trong những thời kỳ nhất định giúp cho đối tượng quan tâm của thơng tin kinh tế tài chính của đơn vị phục vụ cho việc ra quyết định.
Theo Thông tư số 200/2014/TT – BTC, Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 – DN):
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng thể, là bản tổng hợp – cân đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp cả về tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. Thực chất, bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch tốn, các chỉ tiêu đó được sắp xếp và chia thành từng mục, phản ánh số dư tài khoản một bên là tổng tài sản, một bên là tổng nguồn vốn.
Thơng qua bảng cân đối kế tốn, ta có thể biết được mối quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, từ đó phân tích để thấy rõ tình hình sử
SV: Trương Thị Minh Ngọc 26 Lớp: CQ56/09.02
dụng, huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để có những biện pháp kịp thời đảm bảo các mối quan hệ cân đối nguồn vốn cho hoạt động tài chính có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí, có lợi cho doanh nghiệp.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DN):
Trong q trình phân tích tài chính, một nguồn thơng tin không thể thiếu chính là báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi – lỗ). Không giống với bảng cân đối kế tốn là bản tóm tắt vị trí của doanh nghiệp tại một thời điểm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định quản trị, đầu tư cũng cũng như xây dựng các kế hoạch để có thể tăng được nguồn vốn cho doanh nghiệp.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN):
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính cung cấp thơng tin về những nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trị quan trọng trong việc cung cấp những thông tin liên quan để đánh giá khả năng kinh doanh tạo ra tiền của doanh nghiệp, phân tích khả năng thanh tốn, mối liên quan giữa lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng, đánh giá sự biến động của dòng tiền, các khoản nợ cũng như nguồn vốn của doanh nghiệp.