Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2020 Chênh
lệch Tỷ lệ (%) Tổng luân chuyển thuần (LCT) Triệu đồng 330.901,88 208.696,16 122.205,72 58,56% Tổng tài sản bình quân (Skd) Triệu đồng 91.741,83 64.429,94 27.311,88 42,39% TSNH bình quân (Slđ) Triệu đồng 69.046,36 54.613,32 14.433,04 26,43% 1. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (Hskd) Lần 3,607 3,239 0,368 11,35% 2. Hệ số đầu tư ngắn Lần 0,753 0,848 (0,095) -11,21%
SV: Trương Thị Minh Ngọc 61 Lớp: CQ56/09.02 hạn (Hđ) 3. Số vòng quay vốn lưu động (Svlđ) Lần 4,792 3,821 0,971 25,41% MĐAH của Hđ đến Hskd (0,363) MĐAH của Svlđ đến Hskd 0,731 Tổng hợp 0,368
Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính năm 2021 – 2020 của CTCP Việt Đức
Dựa vào bảng tính trên, ta nhận thấy hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2020 và 2021 lần lượt đạt 3,239 lần và 3,607 lần. Như vậy năm 2020, công ty sử dụng 1 đồng vốn kinh doanh trong kỳ đã thu được 3,239 đồng tổng luân chuyển thuần; năm 2021 thu được 3,607 đồng tổng luân chuyển thuần. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2021 đã có xu hướng tăng với mức tăng là 0,368 lần, tương ứng với tỷ lệ là 11,35%. Điều này phản ánh trong năm 2021, hiệu suất sử dụng vốn của cơng ty đã có sự tăng trưởng.
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng lên là do sự tác động của hai nhân tố: Hệ số đầu tư ngắn hạn và số vịng quay vốn lưu động. Ta đi phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố để làm rõ sự ảnh hưởng, Để có cái nhìn chính xác và cụ thể hơn, ta đi sâu vào phân tích chi tiết:
Về hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ): Hệ số đầu tư ngắn hạn có sự biến động cùng chiều với hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Hệ số đầu tư ngắn hạn năm 2021 là 0,753 lần, năm 2020 hệ số này đạt 0,848 lần. Hệ số này giảm 0,095 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 11,21% so với năm 2020. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số đâu tư ngắn hạn giảm 0,095 lần thì hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh cũng giảm 0,363 lần. Ta có thể thấy, hệ số đầu tư giảm
SV: Trương Thị Minh Ngọc 62 Lớp: CQ56/09.02
là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân (với tỷ lệ tăng là 26,43%) đang chậm hơn so với tốc độ tăng của tài sản bình quân (tỷ lệ tăng là 42,39%). Ảnh hưởng của nhân tố này vừa mang tính chất khách quan, vừa mang tính chất chủ quan. Về khách quan, do bối cảnh Covid – 19 khiến nền kinh tế gặp khó khăn, Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy, tăng trưởng nền kinh tế. Nhờ đó, cơng ty được hưởng những lợi ích, ưu đãi như giảm trừ thuế,... Về chủ quan, chính sách đầu tư của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, trình độ tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động trong quá trình hoạt động đã phù hợp với đặc điểm và tình trạng cơng ty.
Về số vòng quay vốn lưu động (SVlđ): Số vòng quay vốn lưu động cũng có tác động cùng chiều đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Năm 2021, số vòng quay vốn lưu động đạt 4,792 lần, điều này phản ánh trong kỳ cứ bình quân 1 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng sẽ tại ra 4,792 đồng luân chuyển thuần. Năm 2020, số vòng quay vốn lưu động đạt 3,821 lần, điều này phản ánh trong kỳ cứ bình quân 1 đồng tài sản được sử dụng sẽ tạo ra 3,821 đồng luân chuyển thuần. Hệ số này so với năm 2021 đã tăng 0,971 lần, tương ứng với tỷ lệ là 25,41%. Như vậy, ta có thể thấy, số vịng quay vốn lưu động đang có xu hướng tăng. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi số quay vốn lưu động tăng 0,971 lần thì làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng tương ứng 0,731 lần. Chỉ tiêu này tăng là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân chậm hơn tốc độ tăng của luân chuyển thuần, cụ thể, tài sản ngắn hạn bình qn tăng 26,43% trong khi đó tổng luân chuyển thuần tăng 58,56%. Cụ thể, trong năm 2021, tổng luân chuyển thuần đạt 330.901,88 triệu đồng với năm 2020 chỉ đạt 208.696,16 triệu đồng thì đã tăng 122.205,72 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 58,56%. Trong tổng luân chuyển thuần thì doanh thu thuần là khoản mục có sự gia tăng mạnh mẽ nhất trong khi đó, thu nhập khác lại khơng tăng trưởng và bằng 0. Nguyên nhân dẫn đến sự biến
SV: Trương Thị Minh Ngọc 63 Lớp: CQ56/09.02
động của tổng luân chuyển thuần đã được phân tích chi tiết trong phần 2.1.3.1. Năm 2021 số dư tài sản ngắn hạn bình quân đã tăng lên 69.046,36 triệu đồng so với năm 2020 chỉ đạt 54.613,32 triệu đồng thì khoản mục này đã tăng 14.433,04 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 26,43%. Cụ thể sự gia tăng của tài sản ngắn hạn chủ yếu đến từ tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2021. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tài sản ngắn hạn đã được trình bày cụ thể trong phần 2.1.3.1.
Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy, tổng luân chuyển thuần và tổng tài sản bình quân tăng nhanh làm tăng số vòng quay vốn lưu động, làm giảm hệ số đầu tư và tổng hợp chung làm tăng hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Công ty đã xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý, quản lý và sử dụng vốn lưu động tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.
2.2.2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Công ty Cổ phần Việt Đức Đức