6. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
1.3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA VỐN KINH DOANH
1.3.1. Khái niệm khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời vừa là động cơ kinh doanh và là cơ sở để mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Tạo ra, duy trì và gia tăng khả năng sinh lời là mong muốn của tất cả các chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp. Xét về tổng thể thì khả năng sinh lời của mỗi doanh nghiệp luôn phụ thuộc vào “thiên thời, địa lợi, nhân hịa” trong đó “nhân hịa” là yếu tố tùy thuộc phần lớn vào hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của bản thân doanh nghiệp, là nhân tố mà doanh nghiệp có thể chủ động tạo ra và duy trì được cịn 2 yếu tố cịn lại tùy thuộc rất lớn vào mơi trường kinh doanh. Xét cụ thể ở mỗi doanh nghiệp thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của năng lực tổ chức, trình độ quản lý, kết quả điều hành và hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ. Thông tin về khả năng sinh lời của doanh nghiệp là mối quan tâm chủ yếu của hầu hết các chủ thể quản lý có liên quan với doanh nghiệp vì nó là thơng tin quan trọng nhất cung cấp cơ sở cho các quyết định quản lý của họ. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn của doanh nghiệp.
1.3.2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh:
Mục đích phân tích: Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh phản ánh hiệu quả của dòng vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài sản hình thành sau đầu tư. Khả năng sinh lời của vốn cho biết năng lực tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệp trong việc bảo toàn và gia tăng sức sinh lời của vốn đã đầu tư vào kinh donh mỗi thời kỳ nhất định.
SV: Trương Thị Minh Ngọc 35 Lớp: CQ56/09.02
Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh được phản ánh thông qua 2 chỉ tiêu: Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) và hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA).
+ Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP): Phản ánh bình quân mỗi đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong mỗi thời kỳ nhất định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, khơng tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế TNDN; hay nói cách khác chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh khi khơng tính đến nguồn gốc hình thành của vốn kinh doanh và thuế TNDN.
𝐵𝐸𝑃 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑣à 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 (𝐸𝐵𝐼𝑇) 𝑉ố𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝐵𝐸𝑃 = 𝐻đ ∗ 𝑆𝑉𝑙đ ∗ 𝐻ℎđ
(Hđ là hệ số đầu tư ngắn hạn; SVlđ là số vòng luân chuyển vốn lưu động; Hhđ là hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế)
+ Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA): phản ánh bình quân mỗi đồng vốn kinh doanh sau mỗi thời kỳ nhất định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh càng cao, qua đó đánh giá được trình độ tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
𝑅𝑂𝐴 =𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝑁𝑃) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝑅𝑂𝐴 = 𝐻đ ∗ 𝑆𝑉𝑙đ ∗ 𝑅𝑂𝑆 = 𝐻đ ∗ 𝑆𝑉𝑙đ ∗ (1 − 𝐻𝑐𝑝)
Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh để xác định chênh lệch của chỉ tiêu, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn và phương
SV: Trương Thị Minh Ngọc 36 Lớp: CQ56/09.02
pháp phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố để làm rõ sự tác động của các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.
1.3.3. Phân tích khả năng sinh lời tài chính:
Khả năng sinh lời tài chính là khả năng sinh lời của vốn của các chủ sở hữu. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu phản ánh một cách tổng hợp năng lực hoạch định, thực thi các chính sách tài chính và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ. Đây là chỉ tiêu được các chủ sở hữu và các nhà đầu tư quan tâm, kỳ vọng khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp.
Khả năng sinh lười của vốn chủ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) và hệ số sinh lời cổ phiếu thường (EPS),... Các chỉ tiêu xác định như sau:
𝑅𝑂𝐸 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝑁𝑃) 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑅𝑂𝐸 = 1 𝐻𝑡∗ 𝐿𝐶𝑇 𝑆𝑘𝑑∗ 𝑅𝑂𝑆 𝑅𝑂𝐸 = 1 𝐻𝑡∗ 𝐻đ ∗ 𝑆𝑉𝑙đ ∗ 𝑅𝑂𝑆
Trong đó: ROS là hệ số khả năng sinh lời hoạt động Hđ là hệ số đầu tư ngắn hạn;
SVlđ là số vòng quay của vốn lưu động; Ht là hệ số tự tài trợ ;
Hcp là hệ số chi phí.
Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Nếu hệ số sinh lời chủ sở hữu càng lớn thì doanh nghiệp càng có khả năng huy động thêm vốn ở thị trường
SV: Trương Thị Minh Ngọc 37 Lớp: CQ56/09.02
tài chính để tài trợ cho hoạt động kinh doanh và ngược lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào khả năng kinh doanh khả năng sinh lời trên vốn chủ cao cũng thuận lợi, bởi có thể do tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhỏ trong tổng quy mô vốn huy động nên doanh nghiệp đang tận dụng ưu thế của địn bẩy tài chính để khuếch đại hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ và khi đó mạo hiểm tài chính cũng cao, nếu doanh nghiệp bị lỗ trong kinh doanh thì sự suy giảm của quy mô vốn chủ sở hữu sẽ xảy ra với tốc độ lớn.
+ Từ công thức xác định cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào 4 nhân tố là: hệ số tự tài trợ (Ht), hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ), số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ) và hệ số chi phí (Hcp).
Phương pháp phân tích:
+ So sánh các chỉ tiêu sinh lời tài chính của cơng ty qua các kỳ để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu, hoặc so sánh chỉ tiêu sinh lời của cơng ty với chỉ tiêu trung bình của ngành.
+ Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để làm rõ xu hướng tác động của các chính sách tài chính và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), qua đó cung cấp các thơng tin tư vấn cụ thể theo từng chủ thể quản lý.
SV: Trương Thị Minh Ngọc 38 Lớp: CQ56/09.02
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đóng vai trị quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Thơng tin được cung cấp từ kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn mang tính hữu ích khơng chỉ giúp cho các nhà quản lý đánh giá thực trạng và triển vọng phát triển vốn của doanh nghiệp, để từ đó đề ra các chính sách, biện pháp đúng đắn, kịp thời và hiệu quả. Mặt khác, đó cịn là cơ sở cho các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp,v.v.. nhận biết được hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, qua đó đưa ra các quyết định đầu tư có hiệu quả. Vì thế, phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa bởi nó đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính cơng ty.
Trên cơ sở chương 1 để chương 2 ta tiến hành thu thập số liệu phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Công ty Cổ phần Việt Đức.
SV: Trương Thị Minh Ngọc 39 Lớp: CQ56/09.02
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT ĐỨC 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT ĐỨC
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển cơng ty
2.1.1.1. Giới thiệu cơng ty
Cơng ty thuộc hình thức Công ty Cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT ĐỨC
Tên cơng ty bằng tiếng anh: VIET DUC JOINT STOCK COMPANY Mã số thuế: 0200430722
Ngày cấp: 13/06/2001
Giấy phép kinh doanh: 0200430722
Địa chỉ trụ sở chính: Số 274 Đường Ngơ Quyền, Phường Vạn Mỹ, Quận Ngơ Quyền, Thành phố Hải Phịng.
Giám đốc: Trương Kiên Cường.
Công ty Cổ phần Việt Đức được thành lập vào ngày 13 tháng 06 năm 2001, được Sở kế hoạch và đầu tư thanh phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận số 0200430722. Khởi đầu kinh doanh, Công ty đứng trước bộn bề khó khăn, áp lực. Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành của Cơng ty cịn non trẻ, cơ sở vật chất cịn hạn chế. Ban lãnh đạo Cơng ty luôn trăn trở xác định: Đối với một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng hóa, yếu tố hàng đầu để tạo nên sự sống còn và để phát triển đó là: chất lượng và uy tín trong quan hệ với các khách hàng. Đây là giải pháp xuyên suốt và đã được công ty thực hiện tốt kể từ khi thành lập đến nay.
Được sự tin tưởng của các khách hàng, việc kinh doanh của công ty ngày càng thuận lợi. Trong q trình kinh doanh, Cơng ty đã kịp thời nắm bắt nhu
SV: Trương Thị Minh Ngọc 40 Lớp: CQ56/09.02
cầu thị trường, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đã mạnh dạn mở rộng đầu tư kinh doanh đa dạng mặt hàng, ngành nghề kinh doanh. Trong q trình hoạt động cơng ty đã khơng ngừng phát triển về mọi mặt.
Trên bước đường hội nhập và cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, cơng ty ln nhận thức đầy đủ về những khó khăn, thách thức phía trước và ln đặt ra nhiệm vụ chiến lược, luôn phấn đấu để không ngừng cập nhật các tri thức công nghệ, nâng cao năng lực, nhằm thoả mãn một cách cao nhất các yêu cầu của khách hàng đối với tất cả các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa mà công ty cung cấp. Mỗi đơn hàng công ty cung cấp đều đảm bảo chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất.
2.1.1.2. Tổ chức quản lý của công ty 2.1.1.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý
Bộ máy của Công ty Cổ phần Việt Đức được tổ chức theo mơ hình trực tuyến - chức năng. Giữa ban lãnh đạo và các bộ phận phịng ban trong cơng ty có mối quan hệ chức năng, hỗ trợ lẫn nhau. Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm:
1. Giám đốc
Giám đốc: Ông Trương Kiên Cường.
Là người điều hành cao nhất trong công ty và là người chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty,đại diện cho công ty thực hiện cac quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, quyết định quản lý điều hành hoạt động của tồn cơng ty. Giám đốc cơng ty có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liên quan.
2. Phó giám đốc
Là người phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro tài chính, theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính, dự báo
SV: Trương Thị Minh Ngọc 41 Lớp: CQ56/09.02
những yêu cầu tài chính; lên kế hoạch chi tiêu; phân tích những sai biệt; thực hiện động tác sửa chữa; thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tin tài chính, nắm bắt và theo dõi thơng tin trên các thị trường liên quan đến các hoạt động công ty, theo sát và đảm bảo chiến lược tài chính đề ra.
3. Phịng Tài chính - Kế tốn
Tổ chức triển khai các công việc quản lý tài chính của cơng ty theo phân cấp để phục vụ sản xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về tình hình Tài chính của công ty. Báo cáo mọi phát sinh thường kỳ hoặc bất thường trong mọi hoạt động, để từ đó Ban giám đốc có biện pháp quản lý và điều chỉnh kịp thời hợp lý, giảm thiểu thất thoát và thiệt hại cho công ty.
Hạch tốn tồn bộ các nghiệp vụ kế tốn phát sinh tại đơn vị, ghi chép số sách, thống kê, lưu giữ chứng từ. Lập báo cáo tài chính và nộp thuế, kê khai báo cáo thuế theo đúng quy định pháp luật. Xây dựng hệ thống tổ chức kế toán thống kế toán đơn vị ngày một hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu kinh doanh và chế độ tài chính, kế tốn hiện hành. Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh theo đúng chế độ kế toán quy định. Phát hiện và phản ánh kịp thời những vi phạm tài sản, vi phạm chế độ thu chi tài chính.
4. Phịng Hành chính – Kinh doanh
Làm công tác xây dựng và áp dụng các chế độ, quy định về quản lý và sử dụng lao động trong Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi thay đổi trong công tác quản lý nhân sự. Đồng thời phòng hành chính cịn làm nhiệm vụ đảm bảo chế độ khen thưởng và đãi ngộ một cách đúng đắn cho tồn bộ nhân viên trong Cơng ty.
Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng trong và ngồi nước, lập bảng báo giá trình bày lên cho giám đốc để đưa giá đánh giá thích hợp nhất cho từng gói
SV: Trương Thị Minh Ngọc 42 Lớp: CQ56/09.02
cước. Duy trì mối quan hệ bền vững với các khách hàng tiềm năng. Tìm kiếm thêm các khách hàng trong và ngoài nước.
2.1.1.2.2. Tổ chức bộ máy Tài chính – Kế tốn của đơn vị:
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, điều kiện và trình độ quản lý, cơng ty thực hiện tổ chức bộ máy kế tốn theo hình thức tập trung. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của bộ phận này như sau:
1. Trưởng phịng Tài chính – kế tốn (kiêm kế toán trưởng):
+ Tham mưu, lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tài chính – kế tốn đảm bảo hồn thành mục tiêu được giao.
+ Sắp xếp, tổ chức bộ máy kế toán, đưa ra quyết định sử dụng hình thức ghi chép số sách kế tốn phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh đơn vị.
+ Là người bao quát toàn bộ cơng tác kế tốn của Cơng ty, quyết định mọi việc trong phịng kế tốn, tham mưu giúp việc cho Giám đốc và là người chịu trách nhiệm của công ty. Đồng thời cịn kiêm kế tốn tổng hợp, lên báo cáo kế toán.
+ Chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về công việc thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình.
2. Kế tốn cơng nợ kiêm kho
Có nhiệm vụ viết hóa đơn hàng hóa bán ra, kê khai doanh thu từng loại hàng hóa, theo dõi quản lý tình hình thanh tốn tiền nước, tiền lắp đặt của khách hàng, tình hình thanh tốn cơng nợ nội bộ, các khoản tạm ứng. Theo dõi tình hình nhập – xuất- tồn của hàng hóa trong kho.
SV: Trương Thị Minh Ngọc 43 Lớp: CQ56/09.02
Theo dõi, kê khai Thuế trên phần mềm: Thuế GTGT đầu vào, Thuế GTGT đầu ra, Thuế TNDN, Thuế TNCN, lệ phí mơn bài. Theo dõi ,đơn đốc tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế theo niên độ với Nhà nước. Đồng thời tổng hợp các phần hành kế tốn, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, việc ghi sổ, từ đó nhập dữ liệu tổng hợp, lập báo cáo tài chính,báo cáo thuế.
4. Kế tốn vốn bằng tiền, thanh tốn nội bộ, kiêm thủ quỹ:
Có nhiệm vụ mở sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi tình hình thu chi về các khoản thu tiền, tiền lắp đặt, mua vật tư, chi trả các khoản dịch