a) Vốn vay từ Ngân hàng Trung Ƣơng
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
1.3.1. Các yếu tố khách quan
a) Môi trƣờng pháp lý
Nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớn của mơi trƣờng pháp lý. Có những Bộ Luật tác động trực tiếp mà chúng ta thƣờng thấy nhƣ: Luật các TCTD, Luật NHNN... Những Luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quy định về việc gửi và sử dụng tài khoản tiền gửi.
Có những Bộ Luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng nhƣ Luật đầu tƣ nƣớc ngồi hoặc các NHTM khơng đƣợc nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng giảm lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất do NHNN đƣa ra và
chỉ đƣợc xê dịch trong biên độ nhất định mà NHNN cho phép.
Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hƣởng rất lớn tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Nó đƣợc thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ, chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nƣớc có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngồi xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốn dễ dàng hơn. Nhƣ vậy, mơi trƣờng pháp lí là nhân tố khách quan có tác động rất lớn tới q trình huy động vốn của NHTM. Mục tiêu hoạt động của NHTM đƣợc xây dựng vào các quy định, quy chế của Nhà nƣớc để đảm bảo an toàn và nâng cao niềm tin từ khách hàng.
b) Mơi trƣờng kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nƣớc cũng có tác động khơng nhỏ đến q trình huy động vốn của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trƣởng hay suy thối thì nó đều ảnh hƣởng tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Mọi biến động của nền kinh tế bao giờ cũng đƣợc biểu hiện rõ trong việc tăng, giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng. Nền kinh tế tăng trƣởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo mơi trƣờng cho việc thu hút vốn của NHTM thuận lợi. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thối, lạm phát tăng, ngƣời dân khơng gửi tiền vào ngân hàng mà giữ tiền để mua hàng hố, việc thu hút vốn gặp khó khăn.
c) Tâm lý thói quen khách hàng
Khách hàng của ngân hàng bao gồm những ngƣời có vốn gửi tại ngân hàng và những đối tƣợng sử dụng vốn đó. Về mơi trƣờng xã hội ở các nƣớc phát triển, khách hàng ln có tài khoản cá nhân và thu nhập đƣợc chuyển vào tài khoản của họ. Nhƣng ở các nƣớc kém phát triển, nhu cầu dùng tiền mặt thƣờng lớn hơn. Ở khoản mục tiền gửi tiết kiệm có hai yếu tố quan trọng tác động vào là thu nhập và tâm lý của ngƣời gửi tiền. Thu nhập ảnh hƣởng
đến nguồn vốn tiềm tàng mà ngân hàng có thể huy động trong tƣơng lai. Cịn yếu tố tâm lý ảnh hƣởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền. Tâm lý tin tƣởng vào tƣơng lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lƣợng tiền gửi vào, rút ra và ngƣợc lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tƣơng lai sẽ mất giá gây ra hiện tƣợng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng. Một đặc điểm quan trọng của đối tƣợng khách hàng là mức độ thƣờng xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mức độ sử dụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng việc huy động vốn.