KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%)

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 48 - 55)

tổng chi 2.633,20 2.660 101 2.664,80 2.704,9 101,5 3.399,40 3.370,3 99,14

mua vật tư 433,2 427,6 98,7 419,6 433,9 103,4 671,4 690,2 102,8 mua trang thiết bị 201,7 207,3 102,8 229,1 228 99,5 292,3 297,3 101,7 mua sách, tài liệu

chuyên môn 428,1 425,1 99,3 445,3 436 97,9 574 568,9 99,1 chi khác 1.570,20 1600 101,9 1.570,80 1.607 102,3 1861,7 1.831,90 98,4

Từ các nguyên nhân trên dẫn đến việc tất yếu phải tăng chi ngân sách cho nhóm mục chi này. Thời gian qua các khoản chi này đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về trang thiết bị cần thiết cho hoạt động dạy và học. Ta đi xem xét từng mục chi cụ thể:

Chi mua vật tư: năm 2009 chi này là 690,2 triệu đồng (tăng 94.27% so với năm 2007. Tỉ trọng chi trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn cũng tăng dần qua các năm ( năm 2007 là 15.25%, năm 2008 tăng lên 16.04% và đến năm 2009 tăng lên là 20.48% ). Mặc dù có tăng lên song tỉ trọng chi cho mua vật tư trong nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn chưa phải là cao. Trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. Điều này đòi hỏi trong những năm tới cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa vào nội dung chi này.

Chi mua sắm trang thiết bị kĩ thuật: Đây là khoản chi có vai trị lớn trong việc thực hiện công tác chuyên môn của ngành. Dùng để trang bị các thiết bị, đồ dùng dùng trong giảng dạy và học tập như giáo cụ, thiết bị thí nghiệm, máy vi tính…. Trong thời gian qua tỉ trọng và mức chi cho mục chi này tăng dần, cụ thể: năm 2007 là 207,1 triệu đồng (chiếm 7.04%); năm 2008 là 228 triệu đồng (chiếm 8.43%); đến năm 2009 tăng lên là 297,3 triệu đồng (chiếm 8.82%). Việc tăng này do thời gian qua được sự quan tâm của cấp trên ngành giáo dục đã có thêm nguồn kinh phí để mua sắm trang bị thêm cho các trường thiết bị như: máy vi tính, máy chiếu, bảng điện tử nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy và học. Tuy nhiên, tỉ trọng chi cho mục này còn thấp, mức chi cho các năm tăng lên khơng đáng kể. Vì vậy, trong thời gian tới cần quan tâm đầu tư hơn nữa chi ngân sách cho các khoản chi mua sắm này, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục hiện nay.

Chi mua sách, tài liệu chuyên môn: tỉ trọng các khoản chi này tăng nhẹ qua các năm. Năm 2007 so với năm 2008 tăng từ 15.98% lên 16.12% và năm 2009 là 16.88%.

Cùng với đó mức chi cũng tăng dần: từ 351,13 triệu đồng năm 2007 lên 419,87 triệu đồng năm 2008 và đến năm 2009 tăng lên là 536,58 triệu đồng (tăng 52.82%/năm 2007). Do yêu cầu đổi mới hiện nay phải tăng cường mua sắm sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để phù hợp hơn với chương trình học, nên mức độ khoản chi này gia tăng là rất hợp lý. Song mức chi này vẫn còn nhỏ. Trong thời gian tới, sẽ cần phải điều chỉnh lại mức chi này cho phù hợp thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu về sách giáo khoa và tài liệu dùng cho giáo viên và học sinh của các trường.

Các khoản chi khác: là khoản chi chiếm tỉ trọng lớn nhất trong nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn, trong 3 năm qua tỉ trọng nhóm mục chi này đang giảm dần (năm 2007 là 60.15% đến năm 2009 giảm còn 53.8%). Đây là một dấu hiệu tốt. Bởi thực tế các khoản chi khác thường rất khó kiểm sốt, dễ gây ra tình trạng sử dụng lãng phí. Tuy nhiên, mức chi vẫn cịn tăng (năm 2009 là 1.831,9 triệu đồng, tăng 231,9 triệu đồng so với năm 2007). Đòi hỏi cần phải thực hiện giảm chi và xác định cụ thể các mục trong khoản chi này để có thể sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn, giành nguồn lực cho những nội dung chi khác.

Các khoản chi trong chi nghiệp vụ chuyên môn ở các trường tiểu học và trung học cơ sở vẫn còn một số khoản chưa thực sự hợp lý. Cần phải có những điều chỉnh thích hợp, nâng cao hơn nữa tỉ trọng cho các khoản chi thiết thực, giảm bớt tỉ trọng của các khoản chi khác khơng thực sự cần thiết, có như vậy mới nâng cao hiệu quả của các khỏan chi cho nghiệp vụ chuyên môn.

chi mua sắm, sửa chữa

Đây là nội dung chi nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, kĩ thuật có vai trị khá quan trọng, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Nhìn chung tỉ trọng chi cho nhóm mục này qua các năm có giảm, năm 2007 đến năm 2009 chỉ giảm từ 9.78% xuống còn 8.76% (tham khảo bảng số liệu 2.11). Trong đó:

Khoản chi giành cho mua sắm: tăng lên cả về tỉ trọng và số tuyệt đối. Từ 862,3 triệu đồng năm 2007 (tương ứng 44.8%) tăng lên 992 triệu đồng năm 2008 (tương ứng 47.5%) đến năm 2009 tăng lên là 1.346 triệu đồng (tương ứng 53.8%).

Khoản chi sửa chữa giảm dần về tỉ trọng, năm 2007 là 55.2% đến năm 2009 giảm cịn 46.2%. Đây là tín hiệu tốt bởi tỉ lệ này giảm do chất lượng cơ sở vật chất ngày càng được tăng lên nên việc sửa chữa có xu hướng giảm đi.

Ta thấy mức chi cho khoản chi mua sắm sửa chữa là tương đối lớn. Điều này do trong thời gian qua được sự quan tâm và đầu tư của UBND thành phố, sở giáo dục – đào tạo, ngành giáo dục có thêm kinh phí để tăng cường cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm đáp ứng mục tiêu theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt trong năm 2009 để chào mừng đại lễ kỉ niệm 110 năm thành lập thành phố vĩnh yên, các trường đã được đầu tư mua sắm thêm bồn hoa, cây cảnh, cải tạo lại cảnh quan trường học, lớp học. Nhằm tạo môi trường giáo dục xanh – sạch – đẹp hơn.

Bảng 2.11: Tình hình mua sắm, sửa chữa cho giáo dục Tiểu Học và THCS ở thành phố Vĩnh Yên giai đoạn năm 2007-2009.

(Đơn vị: Triệu đồng)

nội dung chi theo mục lục NSNN

năm 2007 năm 2008 năm 2009

KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%)

Chi mua sắm sửa

chữa 1.945,10 1.924 98,9 2.036,30 2.089 102,6 2.472,00 2.502,0 101,2

chi mua sắm 874,50 862,3 98,6 975,40 992,0 101,7 1.309,00 1.346,0 102,8

chi sửa chữa 1.070,60 1.062 99,2 1.060,9 1.097 103,4 1.163,00 1.156,0 99,4

chi khác

Nội dung chi này bao gồm các mục chi: thanh tốn dịch vụ cơng cộng như điện, nước, vệ sinh môi trường…;Hội nghị; cơng tác phí; phụ cấp…nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tại các nhà trường. Đây là nội dung chi không tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục nhưng có vai trị duy trì hoạt động của các nhà trường. Bên cạnh đó, đây cịn là nội dung chi khó định mức được và khơng cụ thể, do đó cần quản lý chặt chẽ, phải chi đúng, chi đủ, chống sử dụng lãng phí, tiết kiệm tối đa cho ngân sách nhà nước.

Chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng như điện, nước, vệ sinh môi trường,…Do việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp, khoán số điện, nước sử dụng trong các trường học trong những năm gần đây nên khoản chi này đã được lập cũng như thực hiện khá sát so với tình hình thực tiễn tại các đơn vị trường học. Tuy nhiên giá điện nước và các dịch vụ khác hiện nay tăng lên làm cho chi ngân sách cho thanh tốn dịch vụ cơng cộng trong lĩnh vực giáo dục tăng lên. Năm 2007 chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng là 375 triệu đồng, tăng lên 498 triệu đồng năm 2008 và đến năm 2009 là 587 triệu đồng.

Ngoài ra trong nội dung chi khác cịn có các mục chi:cơng tác phí: mục chi này bao gồm chi về phụ cấp đi đường, phụ cấp lưu trú. Đây là khỏan chi mang tính chất gián tiếp nên việc cắt giảm tỉ trọng xuống là cần thiết; Chi cho hội nghị phí: đây là các khoản chi cho hội nghị như sơ kết, tổng kết, hội nghị công nhân viên chức và ngày nhà giáo việt nam…khoản chi này phụ thuộc vào số lần hội nghị và qui mô mỗi lần hội nghị, khoản chi này địi hỏi phải tiết kiệm và có hiệu quả; chi thuê mứon phương tiện vận chuyển, thuê thiết bị…Và các khỏan chi khác. Thời gian tới đây cần phải xây dựng mức chi cho từng đối tượng của nhóm mục này một cách hợp lý, điều chỉnh cơ

cấu chi phù hợp, đồng thời quản lý và kiểm soát các khỏan chi này một cách chặt chẽ nhằm việc sử dụng được tiết kiệm, và đạt hiệu quả cao nhất.

Việc cấp phát, thanh toán các khỏan chi thường xuyên: Căn cứ vào dự toán

được giao, các trường tiểu học, trung học cơ sở thực hiện rút dự toán chi theo chế độ, định mức chi tiêu ngân sách đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đảm bảo nguyên tắc:

- Các khoản chi thanh toán cá nhân (lương, phụ cấp lương, trợ cấp xã hội..) đảm bảo thanh toán theo mức hàng tháng của các đối tượng.

- Đối với khỏan chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như mua sắm, sửa chữa và các khỏan có tính chất khơng thường xun khác được thực hiện thanh toán theo tiến độ và khối lượng công việc thực hiện theo chế độ qui định hiện hành.

Thời gian qua việc thực hiện thanh toán cấp phát đã đạt được những kết quả

như: tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời, linh hoạt, đáp ứng được kịp thời nhu cầu chi

tiêu của các trường, hạn chế được các tiêu cực trong quá trình cấp phát, đảm bảo được tính đầy đủ, đúng mục đích, đúng đối tượng và theo đúng dự tóan đã được duyệt. Cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước đã có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong điều hành cấp phát chi NSNN cho giáo dục theo đúng dự toán, đúng tiêu chuẩn, định mức và mục lục NSNN.

Bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại những hạn chế đó là:

- Ngồi nội dung chi cho con người được cấp theo hình thức thực chi, cịn các nội dung chi còn lại được cấp phát theo hình thức tạm ứng nên gây khó khăn trong việc thanh quyết tốn, làm kéo dài thời gian thanh quyết toán.

- Do áp dụng cấp phát theo hạn mức kinh phí nên có khó khăn trong việc kiểm tra giám sát q trình sử dụng kinh phí của các trường Tiểu học và trung học cơ sở. Cấp phát theo hạn mức dễ làm phân tán nguồn vốn, phát sinh tình trạng chi tiêu dồn dập vào cuối năm.

- Công tác kiểm tra, giám sát mang tính thường xuyên chưa cao, chỉ mới kiểm tra ở những thời điểm nhất định và ở khâu quyết tóan nên khơng đánh giá chính xác việc sử dụng nguồn kinh phí đã được cấp phát.

2.2.5 Quyết tốn chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểuhọc và THCS ở thành phố vĩnh yên

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 48 - 55)