Bảo đảm cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục hợp lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 64 - 66)

giáo dục hợp lý.

Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục chia thành 4 nội dung chi. Trong mỗi nội dung chi đều có nhiều mục chi khác nhau. Để hồn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao, đòi hỏi phải cấp phát đầy đủ các mục chi. Song tuỳ theo tầm quan trọng của mỗi mục chi và điều kiện hoàn cảnh thực tế mà cần có mức độ ưu tiên khác nhau. Hiện nay cơ cấu chi NSNN cho giáo dục Tiểu học và THCS chưa thật hợp lý trong việc bố trí giữa các nội dung chi cũng như giữa các mục chi với nhau.

khoản này. Nhưng thu nhập của một số cán bộ giáo viên vẫn còn thấp, cuộc sống cịn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng này các trường cần tổ chức, xắp xếp đúng, đủ đội ngũ giáo viên cho cơng tác giảng dạy tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu giáo viên gây lãng phí nguồn vốn ngân sách. Tăng cường quản lý chặt chẽ biên chế giáo viên và thực hành tiết kiệm để tăng thêm thu nhập cho cán bộ giáo viên.

Cùng với khoản tiền lương, khoản tiền thưởng và học bổng của học sinh trong nhóm chi cho con người cũng đóng vai trị rất quan trọng trong việc khuyến khích giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh. Trong 3 năm qua tỷ trọng của mục chi này còn thấp. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Chính vì vậy để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy, ni dưỡng nhân tài, địi hỏi thành phố Vĩnh Yên cần cố gắng nâng dần tỷ trọng mục chi này.

Chi nghiệp vụ chuyên môn

Đây là nội dung chi đóng vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục, tỉ trọng chi cho nội dung chi này trong tổng số chi thường xuyên phải được ưu tiên sau khi đã trang trải các nhu cầu chi cho con người theo qui định. Thời gian qua tỉ trọng chi cho nội dung chi này còn nhỏ (năm 2009 chiếm hơn 14% trong tổng chi thường xuyên), chưa thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục hiện nay, nhất là yêu cầu về hiện đại hóa cơ sở vật chất trong các nhà trường. Đòi hỏi cần nâng tỉ trọng này lên khỏang 18.5% trong những năm tới. Đồng thời phải tăng cường cho những mục chi mua sắm trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho công tác chuyên môn của ngành, giảm dần tỉ trọng của các mục chi khác. Nâng cao hiệu quả sử dụng các trang thiết bị vào trong công tác giảng dạy. Đây là vấn đề mà ngành giáo dục cần quan tâm trong thời gian tới.

Đối với nội dung chi mua sắm, sửa chữa: năm 2009 vừa qua tỉ trọng nội dung chi này chiếm 8.75% trong tổng chi thường xuyên. Trong điều kiện về cơ sở vật chất của các trường Tiểu Học và THCS ở thành phố Vĩnh Yên hiện nay và khả năng nguồn kinh phí ngân sách giành cho ngành giáo dục thì tỉ trọng này là tương đối hợp lý. Tuy nhiên việc đầu tư cịn dàn trải, khơng có trọng điểm làm giảm hiệu quả đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng nguồn kinh phí một cách hiệu quả nhất, đảm bảo cơ sở vật chất đạt chất lượng, để những năm sau có thể giành nguồn cho việc mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động trong các nhà trường.

Đối với nội dung chi khác: năm 2009 tỉ trọng nội dung chi này trong tổng chi thường xuyên chiếm 10.4% (tỷ trọng này còn khá cao). Thực tế các mục chi này rất khó quản lý và thường xảy ra tình trạng sử dụng lãng phí. Do đó, cần phải kiểm sốt chặt chẽ hơn nữa khỏan chi này trong quá trình sử dụng, cấp phát. Để sử dụng các khỏan chi này tiết kiệm, hiệu quả và giành nguồn lực cho mục chi khác. Trong những năm tới cố gắng giảm tỉ trọng nội dung chi này xuống chỉ còn khoảng 6-7%

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 64 - 66)