CHO GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ THC SỞ TP VĨNH YÊN 3.1 Phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục thành phố vĩnh yên.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 58 - 63)

3.1. Phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục thành phố vĩnh yên.

Năm học 2009-2010 là năm học cuối thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đọan 2006-2010. Căn cứ vào các chỉ thị nghị quyết của Đảng, nhà nước, tỉnh và thành phố; Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010 của Sở GD&ĐT tỉnh, Phòng Giáo Dục thành phố đã đề ra phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục thành phố Vĩnh Yên như sau:

Thứ nhất, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục.

Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của công tác quản lý giáo dục. Đội ngũ giáo dục cần đối mới tư duy quản lý: phát triển, giáo dục đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhận thức rõ vai trị cơng tác quản lý gắn liền với kết quả, chất lượng giáo dục của mỗi cơ sở trường học. Chú trọng xây dựng kế hoạch với những chỉ tiêu thiết thực phù hợp và có biện 1 pháp thực hiện có kết quả đáp ứng cho lâu dài và nhiệm vụ năm học của từng cấp học. Phát huy dân chủ, công khai; phân công rõ trách nhiệm nhằm phát huy năng lực, lương tâm trách nhiệm của giáo viên; đổi mới phương pháp tổ chức dạy - học; chuyển biến rõ về chất các hoạt động giáo dục trong cả quả tình năn học và những năm sau.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, áp dụng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, trao đổi công tác qua mạng. Lựa chọn, cung cấp miễn phí các phần mềm quản lý học tập của học sinh, quản lý giáo viên, hỗ trợ sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thiết bị, thư viện trường học và hướng dẫn mua hoặc cung cấp phần mềm ứng dụng.

Kiện toàn đội ngũ cộng tác viên thanh tra và đổi mới hoạt động thanh tra giáo dục. Tiếp tục quan tâm bồi dưỡng chính trị, chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra. Tăng cường cơng tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành ở các cấp học, ngành học; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động “hai không", cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chủ đề năm học đổi mới” quản lý và nâng cao

chất lương giáo dục " nhất là chất lượng dạy và học ở các nhà trường Thực hiện việc

kiểm tra đánh giá về chất lượng và khai thác sử dụng thiết bị dạy học và triển khai đanh giá chuẩn hóa cơ sở giáo duc giáo viên cán bộ quản lý theo chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành, tiếp tục chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương trong dạy và học kiên quyết ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi, kiếm tra, xét lên lớp, tuyển sinh, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ; dạy thêm, học thêm trong các cơ sở giáo dục; xử lí nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Tổ chức thanh tra, kiếm tra việc thực hiện có hiệu quả Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phịng chống tham nhũng, Luật khiếu nại tố cáo.

Thứ hai, Phối hợp triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Tăng cường phối hợp giáo dục gia đình nhà trường - xã hội, chủ động trong phối hợp với các tổ chức, đồn thể để mỗi gia đình và tồn xã hội quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em.

Tiếp tục duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS.

Tiếp tục thực hiện việc khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh đần năm học và kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu ngay từ dầu năm học. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu câu hỏi kiểm tra, bài tập các môn học để giáo viên, học sinh tham khảo, sử dụng trong dạy và học, tự kiểm tra, đánh giá.

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học phù hợp. Chấm dứt việc này học Chủ yếu theo lối “đọc- chép” ở THCS. Mỗi giáo viên thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường dạy ngoại ngữ, tin học nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho học sinh.

Đối với giáo dục tiểu học: Thích hợp nội dung giáo dục đạo đức, tiếng Việt vào

các môn học và hoạt động giáo dục. Chỉ đạo dạy học môn thủ công, Kĩ thuật theo hướng điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Thực hiện bàn giao kết quả học tập cửa học sinh lớp dưới lên lớp trên. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục. Tập trung bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí về cơng tác chỉ dạo và quản lí việc dạy học theo chuẩn kiến thức, là năng của chương trình. Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản II và trong dạy học. Triển khai thực hiện đề án dạy học tiếng Anh ở tiểu học.

Đối với giáo dục trung học cơ sở: Thực hiện đồng thời giáo dục phổ cập và

giáo dục chất lượng cao. Củng cố kết quả đạt được trong việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Tích cực phát triển trường chất lượng cao ở thành phố. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia. Chỉ đạo tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Trường THCS tiếp tục thực hiện tuyển học sinh vào lớp 6 trên cơ sở xét kết quả học tập ở lớp 5 và khảo sát 2 mơn Tốn và Tiếng Việt đảm bảo học sinh phải đạt chuẩn kiến thức kỹ năng khi được lên lớp

Thứ ba, Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục, tạo thêm cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư phát triển GĐ&ĐT, củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.

Khuyến khích các nguồn lực để phát triển giáo dục. Triển khai thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về khuyến khích xã hội hố các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thuộc trách nhiệm của ngành.

Vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp, hỗ trợ cho giáo dục dưới mọi hình thức. Tổ chức tuyên dương các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa phương.

Triển khai Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà cơng vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo Quyết định của Thủ tướng Chỉnh phủ và của tỉnh.

Đầu tư, phát triển các trường mầm non, tiểu học và THCS đạt chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao. Thực hiện tổng kiểm tra, đánh giá về chất lượng vả khai thác sử dụng thiết bi dạy học.

Thứ tư, Chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Chăm lo và đầu tư phát triển đội ngũ cốt lõi là nâng cao năng lực tổ chức dạy- học và hoạt động giáo dục. Ngành tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia các chương trình đào tạo nâng cao chuẩn trình độ đào tạo. Tập huấn đổi mới phương pháp, tiếp cận các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngồi, tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đồng thời tiếp tục nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng trên cơ sở nhà trương là trung tâm bồi dưỡng giáo viên đê đáp ưng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới .

Trên cơ sở các quy định, tiếp tục công khai tiêu chí, quy trình và kết quả tuyển dụng giáo viên đảm bảo tuyển dụng được các giáo viên có đạo đức và trình độ chun mơn phù hợp cho nhu cầu phát triển giáo dục.

Chuẩn hóa trong đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn và sử dụng cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho hiệu trưởng trường tiểu học nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Thực hiện chương trình nâng chuẩn đào tạo giáo viên, trong năm học cử ít nhất 50 CBGV đi đào tạo thạc sĩ, tiên sĩ.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 87-KH/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, đặc biệt mỗi nhà trường làm tốt nhất nhiệm vụ là trung tâm bồi dưỡng giáo viên, nâng cao phẩm chất, tâm huyết trách nhiệm và đặc biệt là năng lực tổ chức dạy - học của đội ngũ nhà giao và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện đây đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố vĩnh yên.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 58 - 63)