Đặc điểm tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán ASCO (ASCO) thực hiện (Trang 45)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN TNHH ASCO

2.1.4: Đặc điểm tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán:

ASCO thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm tốn mẫu của VACPA, vì vậy hệ thống hồ sơ kiểm tốn cũng được trình bày theo hệ thống của chương trình kiểm tốn mẫu.

- Hệ thống chỉ mục của hồ sơ được sắp xếp theo trình tự các bước trong quy trình kiểm tốn (từ khâu tìm hiểu khách hàng, ký hợp đồng, đến thực hiện kiểm tốn…) và theo trình tự trình bày các khoản mục trên hệ thống báo cáo tài chính (phân theo tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu…), bao gồm:

A: Kế hoạch kiểm toán

B: Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo tài chính C: Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ

D: Kiểm tra cơ bản tài sản E: Kiểm tra cơ bản nợ phải trả

F: Kiểm tra cơ bản nguồn vốn CSH và TK ngoại bảng G: Kiểm tra cơ bản BCKQĐK

H: Kiểm tra cơ bản nội dung khác.

(Phụ lục 2.1: Hệ thống chỉ mục hồ sơ kiểm toán.)

- Quy định tham chiếu: Để đạt được mục tiêu của chương trình kiểm tốn mẫu là tạo ra sự thống nhất, thuận tiện kiểm tra, KTV phải tuân thủ hệ thống chỉ mục hồ sơ, ký hiệu tham chiếu theo quy định. KTV chỉ sử dụng các ký hiệu tham chiếu cụ thể hơn cho các giấy tờ làm việc chi tiết khơng có mẫu chuẩn và các tài liệu, bằng chứng kiểm toán thu thập được.

Mỗi giấy tờ làm việc, kể cả các tài liệu, bằng chứng kiếm toán thu thập được đều phải ghi các ký hiệu tham chiếu với các giấy tờ chi tiết và ngược lại, các giấy tờ chi tiết có tham chiếu ngược lại các giấy tờ trong các phần hành liên quan.

2.1.5: Kiểm sốt chất lượng cơng việc kiểm toán

* Kiểm soát chất lượng thực hiện cuộc kiểm toán:

Các thành viên thực hiện kiểm toán chuyển phần việc của mình đã hồn thành cho nhóm trưởng kiểm tra, sốt xét và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu của nhóm trưởng.

Nội dung sốt xét bao gồm:

- Tính hợp lý đúng đắn của hệ thống báo cáo.

- Tính tuân thủ và hợp logic của việc sắp xếp giấy tờ làm việc.

- Căn cứ, cơ sở thu thập bằng chứng kiểm tốn từ đó đánh giá tính đầy đủ và đáng tin cậy của bằng chứng.

- Cơ sở, nguồn gốc tính chính xác của số liệu trên báo cáo. - Tính hợp lý, logic, đúng đắn của báo cáo.

- Trình bày, diễn đạt báo cáo và thư quản lý.

* Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán.

Hồ sơ kiểm tốn là thành quả của cuộc kiểm tốn do đó cần phải được kiểm soát một cách chặt chẽ. Như đã nêu ở phần đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán, phịng hành chính sẽ thực hiện quản lý hồ sơ kiểm tốn và phịng kiểm sốt chất lượng do BGĐ bổ nhiệm, được tổ chức độc lập. Các thủ tục áp dụng khi tiến hành kiểm soát hồ sơ kiểm toán bao gồm:

- Chọn người kiểm tra hồ sơ.

- Chọn hồ sơ kiểm toán cần kiểm tra.

- Lập báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm tra. - Lưu trữ kết quả kiểm tra hồ sơ kiểm toán.

* Kiểm sốt chất lượng cơng việc kiểm tốn của các nhân viên kiểm tốn, các nhóm kiểm tốn.

Để đảm bảo chất lượng cơng việc kiểm tốn thì trước hết cơng ty phân công công việc cho các nhân viên phù hợp với trình độ và khả năng của từng

người. Trong q trình kiểm tốn, trưởng nhóm thường xun giám sát, chỉ dẫn các thành viên trong nhóm từ việc sử dụng các thủ tục kiểm toán đến việc thu thập các bằng chứng và cách trình bày giấy tờ làm việc, lưu file kiểm toán đồng thời các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ. Mặt khác ban lãnh đạo cũng thường xuyên giám sát nhóm kiểm toán và hỗ trợ giải quyết các vấn đề khúc mắc.

Tóm lại, cơng tác kiểm sốt chất lượng hoạt động kiểm tốn tại cơng ty khá tốt, và tương đối cụ thể, gắn trách nhiệm tới từng người, kiểm soát chặt chẽ tới từng khâu trong quá trình tuyển dụng, đào tạo, kiểm tốn và tìm hiểu khách hàng.

2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢITHU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TỐN BCTC TẠI CƠNG TY DỆT A THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TỐN BCTC TẠI CƠNG TY DỆT A DO CƠNG TY KIỂM TỐN TNHH ASCO THỰC HIỆN

2.2.1 Khái qt về cuộc kiểm tốn BCTC tại cơng ty Dệt A

2.2.1.1. Giới thiệu về cuộc kiểm tốn BCTC tại cơng ty Dệt A

Công ty Dệt A là khách hàng thường xuyên, đã được ASCO kiểm toán từ các năm trước.

Năm 2013, cơng ty Dệt A ký hợp đồng kiểm tốn BCTC với ASCO theo hợp đồng số 500/ASCO - HĐKT ngày 12 tháng 1 năm 2014. Nội dung là ASCO sẽ cung cấp dịch vụ kiểm tốn BCTC năm 2013 cho Cơng ty A gồm các nội dung công việc: Kiểm tra đầy đủ các thông tin được trình bày trên các Báo cáo sau của A:

- BCĐKT tại ngày 31/12/2013

- Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 - Thuyết minh BCTC năm 2013

Thời gian tiến hành kiểm toán: kiểm toán BCTC năm 2013 cho khách

hàng A từ ngày 10/02/2014 đến ngày 24/02/2014.

Thành viên đồn kiểm tốn gồm:

Chức danh Họ tên

Thành viên BGĐ phụ trách cuộc KT Nguyễn Thanh Khiết Người sốt xét cơng việc KSCL Nguyễn Thanh Khiết Chủ nhiệm kiểm tốn Phạm Văn Biện KTV chính Phạm Văn Biện Trợ lý 1 Vũ Thị Tâm Trợ lý 2 Trần Thị My Trợ lý 3 Lê Thanh Thúy Trợ lý 4 Nguyễn Hà Nam

Phân công công việc:Công việc cụ thể của các thành viên như sau:

- KTV Phạm Văn Biện: Thực hiện phân tích tổng quát và kiểm tra các khoản mục D500, E300, G200 và chịu trách nhiệm xoát xét giấy tờ làm việc của các thành viên khác trong nhóm kiểm tốn và tổng hợp kết quả.

- Trợ lý KTV Vũ Thị Tâm: D200, D300, E200, G500 - Trợ lý KTV Trần Thị My: D100, D700, D800, E100 - Trợ lý KTV Lê Thanh Thúy: E400, G100, G300, G400 - Trợ lý KTV Nguyễn Hà Nam: D400, D600, D700, D800

Nhóm kiểm tốn được lựa chọn tham gia cuộc kiểm tốn gồm các KTV chính và trợ lý kiểm tốn đã thực hiện kiểm tốn cho cơng ty Dệt A từ năm ngối, đã có sự hiểu biết ban đầu về hoạt động kinh doanh, môi trường kiểm sốt và hệ thống kế tốn của cơng ty. Các KTV tiến hành đọc file thường trực để nắm lại thông tin cơ bản về công ty.

2.2.1.2: Giới thiệu BCTC được kiểm tốn của cơng ty A

Theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty A, ASCO tiến hành kiểm toán tồn bộ BCTC năm 2013 của cơng ty A. Các báo cáo trước kiểm tốn và các tài

liệu, sổ sách, chứng từ có liên quan đã được cơng ty A cung cấp đầy đủ cho nhóm kiểm tốn.

(Phụ lục 2.3: Báo cáo tài chính trước kiểm tốn của cơng ty A năm 2013) 2.2.1.3: Giới thiệu quy trình thực hiện cuộc kiểm tốn BCTC tại khách hàng A

* Giai đoạn lập kế hoạch

- Do công ty A là khách hàng lâu năm, nên KTV tiến hành đọc lại file hồ sơ kiểm tốn năm trước để hiểu về tình hình cơ cấu, tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên KTV vẫn cần phỏng vấn ban lãnh đạo đơn vị về các chính sách mới áp dụng trong năm tài chính 2013 để đánh giá lại về HTKNB của đơn vị, tiến hành các thử nghiệm chi tiết cho phù hợp. KTV cũng tiến hành xem xét đánh giá các loại rủi ro dựa vào những thông tin đã thu thập được.

Giấy tờ làm việc A310: Tìm hiểu thơng tin cơ sở khách hàng công ty Dệt A

Cơng ty TNHH Kiểm tốn ASCO Tên khách hàng: Công ty Dệt A

Ngày khóa sổ: 31/12/1013

Nội dung: Tìm hiểu thơng tin cơ sở của khách hàng A310 Tên Ngày Người thực hiện PVB 10/2/14 Người soát xét 1 HVN 15/2/14 Người sốt xét 2 VTT 15/2/14

I. Thơng tin chung

Tên công ty: Công ty Dệt A

Ngày đăng ký kinh doanh: 11/12/1996

Số giấy phép đăng ký kinh doanh: 0700101268 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nam cấp. Vốn điều lệ của Công ty: 350.000.000.000 đồng (Ba trăm năm mươi tỷ đồng Việt Nam) Vốn pháp định của Công ty: 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng Việt Nam)

Địa chỉ trụ sở: KCN Châu Sơn, xã Châu Sơn, TP Phủ Lý, Hà Nam Loại hình cơng ty: Cơng ty TNHH 2 thành viên 100% vốn trong nước

Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy chứng nhận đầu tư, ngành nghề sản xuất kinh doanh của

công ty gồm:

- Kinh doanh mua bán nguyên, vật liệu sản xuất sợi, dệt vải, thuốc tẩy, nhuộm;

- Kinh doanh dịch vụ vui chơi, hoạt động thể thao và giải trí: sân đánh tennis, bể bơi...kinh doanh khu vui chơi giải trí;

- Xây dựng cơng trình: dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng, thủy lợi, cơng trình điện có điện áp dưới 35KV;

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, cho thuê sân golf; - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Kinh doanh dịch vụ ăn uống; - Đào tạo dạy nghề công nghệ dệt.

II. Thơng tin tài chính

Kỳ kế tốn: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ: Sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)

Chuẩn mực và chế độ kế tốn áp dụng: Cơng ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban

hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Thơng tư số 244/2009/TT-BTC.

Hình thức kế tốn áp dụng: Hình thức Chứng từ ghi sổ Các ngun tắc kế tốn áp dụng:

* Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:

- Nguyên tắc xác định tiền: bao gồm toàn bộ số tiền mặt và tiền gửi ngân hàng hiện có của Cơng ty tại thời điểm lập BCTC.

- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra VND: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra VND theo tỷ giá thực tế của ngân hàng giao dịch tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10.

- Nguyên tắc xác định và ghi nhận các khoản tương đương tiền: các khoản tương đương tiền được nghi nhận gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó; có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và khơng có nhiều rủi ro trong chuyển đổi.

* Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Được phản ánh và ghi chép theo nguyên tắc giá gốc; - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình qn gia quyền;

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

* Nguyên tắc ghi nhận và tính khấu hao TSCĐ

Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá và hao mòn lũy kế.

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, vơ hình: theo ngun tắc giá gốc (nguyên giá), phù hợp với quy định của Chế độ và chuẩn mực kế tốn Việt Nam hiện hành và Thơng tư số

203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, vơ hình: Khấu hao TSCĐ hữu hình, vơ hình được thực hiện theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao phù hợp với quy định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Thời gian khấu hao như sau:

+ Nhà cửa vật kiến trúc:8-25 năm + Máy móc, thiết bị: 5- 15 năm

+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: 5-8 năm + Thiết bị, dụng cụ quản lý: 5-8 năm

+ Tài sản CĐHH khác: 3-8 năm + Tài sản CĐVH: 10 năm

* Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:

+ Các khoản đầu tư vào cơng ty con, cơng ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát: Ghi nhận trong BCTC theo nguyên tắc giá gốc.

+ Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn: ghi nhận theo phương pháp giá gốc

* Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay

Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh, trừ khoản chi phí đi vay liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sản xuất tài sản dở dang đủ điều kiện được vốn hoá theo như quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 “Chi phí đi vay”.

* Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa chi phí khác

Chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều niên độ kế tốn. Thuộc loại chi phí này bao gồm:

+ Chi phí thành lập doanh nghiệp: Bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong q trình thành lập Công ty (trước ngày Công ty đi vào sản xuất kinh doanh). Chi phí thành lập doanh nghiệp được phân bổ tối đa khơng q 03 năm.

+ Các khoản chi phí trả trước dài hạn khác bao gồm chi phí cơng cụ, dụng cụ, linh kiện loại nhỏ, các chi phí tiếp thị, quảng cáo có liên quan đến nhiều niên độ kế tốn. Các chi phí này được vốn hố và phân bổ vào kết quả hoạt động kinh doanh tối đa khơng q 03 năm.

* Ngun tắc ghi nhận chi phí phải trả

Chi phí phải trả là các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chi phí để đảm bảo các khoản chi trả phát sinh thực tế khơng gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Các khoản chi phí này được ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.

* Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu

+ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.

+ Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: được ghi nhận theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 - “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”

* Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

Doanh thu bán hàng: được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:

+ Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá đã được chuyển giao cho người mua;

+ Công ty khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hố như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng..

Doanh thu hoạt động tài chính: được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời hai (02) điều kiện sau: + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

* Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính:

Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính bao gồm: Chi phí lãi tiền vay, lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện và do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ dài hạn có gốc ngoại tệ.

Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, không bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính.

* Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: là khoản thuế được tính trên thu nhập tính thuế. Thu nhập tính thuế chênh lệch so với lợi nhuận kế tốn do điều chỉnh các khoản chênh lệch

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán ASCO (ASCO) thực hiện (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)