Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các quỹ tín dụng nhân dân tại chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực đông bắc bộ (Trang 65 - 72)

2.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trong thời gian qua hoạt động kiểm tra trực tiếp của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực

Đông Bắc Bộ đối với QTDND cơ sở còn thiếu chặt chẽ và chưa toàn diện. Thể hiện ở một số điểm cụ thể sau:

Thứ nhất: hiệu quả và hiệu lực của công tác kiểm tra chưa cao. Do BHTG Việt Nam không có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng mà chỉ kiến nghị NHNN xử lý, vì vậy đối với những vi phạm đã được phát hiện qua kiểm tra, BHTG Việt Nam đã có kết luận và kiến nghị nhưng việc thực hiện các biện pháp khắc phục của QTDND cơ sở còn chậm, trong khi đó một số Chi nhánh NHNN chưa thực sự quan tâm đến việc trao đổi, cung cấp thông tin với BHTG Việt Nam về việc chấn chỉnh các sai phạm của các QTDND cơ sở.

Thứ hai: Mặc dù trình độ cán bộ kiểm tra có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được theo yêu cầu, kỹ năng kiểm tra, phân tích đánh giá chuyên sâu về hoạt động của QTDND, từ đó dẫn đến việc đánh giá mức độ rủi ro còn hạn chế.

Thứ ba: Trong quá trình tác nghiệp đối với công tác kiểm tra trực tiếp vẫn còn mang tính chất thủ công, chưa có phần mềm phục vụ việc phân tích số liệu kiểm tra…dẫn đến nhiều hạn chế trong hoạt động kiểm tra trực tiếp của Chi nhánh đối với các QTDND nhân dân cơ sở;

Thứ tư: hoạt động kiểm tra trực tiếp của Chi nhánh đối với các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được kiểm tra chưa mang nhiều ý nghĩa thực tiễn. Đa số các đoàn kiểm tra của Chi nhánh mới chỉ thực hiện kiểm tra và phát hiện những vi phạm quy định trong quá trình hoạt động của đơn vị mà chưa đưa ra được những biện pháp tư vấn thích hợp để đơn vị có thể ứng dụng vào thực tế.

Nếu các đoàn kiểm tra có khả năng đưa ra được một bản giải pháp có tính khả thi cao thì ý nghĩa của Biên bản kiểm tra của BHTG Việt Nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ nâng lên rất nhiều.

2.3.2.2. Nguyên nhân: Công tác kiểm tra của BHTG Việt Nam đối với

Hệ thống QTDND cơ sở còn có những hạn chế nêu trên là do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

*/ Nguyên nhân chủ quan:

Một là, tính chuẩn hoá về nội dung và phương pháp kiểm tra chưa thực sự khoa học, kịp thời:

Hạn chế của công tác kiểm tra là việc chuẩn hoá về nội dung và phương pháp kiểm tra trong toàn hệ thống BHTG Việt Nam chưa được làm tốt. Trong thời gian qua, nội dung kiểm tra có nhiều thay đổi do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất: là để phù hợp với những nội dung thay đổi theo thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng, tài chính của nước ta; Thứ hai: là hoạt động BHTG ở Việt Nam còn mới nên còn nhiều bất cập giữa các quy định và thực tế triển khai nên không tránh khỏi những thay đổi để thích nghi.

Vì vậy, khi tiến hành công tác kiểm tra trực tiếp, có nhiều trường hợp cán bộ kiểm tra của Chi nhánh còn lúng túng, vướng mắc trong việc nhận xét và đánh giá.

Hai là, đoàn kiểm tra chưa thực hiện tốt công tác chuẩn bị và việc phân công nhiệm vụ đối với từng thành viên Đoàn kiểm tra:

Việc phân công công việc chưa hợp lý giữa các thành viên trong đoàn như: Cán bộ kiểm tra phần nội dung hồ sơ vay vốn lại không giao kiểm tra phần nội dung tính và trích lập dự phòng rủi ro hoặc một cán bộ kiểm tra nhiều nội dung như: Kiểm tra hồ sơ tín dụng, các chỉ tiêu an toàn, việc tính và trích lập dự phòng rủi ro… Những nội dung này không chuẩn bị trước được mà phải xuống trực tiếp đơn vị mới làm được. Trong khi đó có cán bộ chỉ được phân công kiểm tra phần nội dung tính phí, doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh… những nội dung này có thể chuẩn bị trước tại Chi nhánh khá đầy đủ, xuống đơn vị chỉ cần đối chiếu là xong.

Tuy thời gian gần đây đã có sự cân đối, điều chỉnh cho phù hợp hơn nhưng trong thực tế đây vẫn là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và cần phải có những cải tiến hợp lý.

Ba là, Chi nhánh thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu trong khi hoạt động kiểm tra trực tiếp có những yêu cầu khá cao.

BHTG Việt Nam là một tổ chức tài chính mới được thành lập và đi vào hoạt động tại Việt Nam, ngoài ra công tác kiểm tra là một nghiệp vụ khó, đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm tổng hợp. Vì vậy hoạt động kiểm tra đối với QTDND trong thời gian đầu còn hạn chế về kinh nghiệm, trình độ…

Tuy những năm gần đây trình độ cán bộ làm công tác kiểm tra đã có nhiều tiến bộ, đã được chuẩn hóa trình độ đáp ứng theo quy định nhưng vẫn bất cập so với yêu cầu, chưa đủ năng lực phân tích, đánh giá sâu tình hình hoạt động của QTD được kiểm tra. Do vậy phần nào đã làm cho chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra chưa đạt chất lượng cao như mong muốn.

- Về số lượng cán bộ: Số lượng QTDND cơ sở Chi nhánh phụ trách là hơn 311 đơn vị, công việc thực hiện trong công tác kiểm tra nhiều, trong khi đó số lượng cán bộ làm công tác này của Chi nhánh chỉ có 25 cán bộ, vì vậy thiếu sự tương xứng, rất khó đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra.

- Về trình độ cán bộ: BHTG là một tổ chức mới ra đời ở Việt Nam hầu như chưa có một chương trình đào tạo chuyên ngành về BHTG. Cán bộ kiểm tra chỉ có 30% là các cán bộ có kinh nghiệm từ NHNN, NHTM chuyển sang còn lại 70% là tuyển dụng mới nên kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng còn yếu và thiếu.

Vì vậy, có thể nói, xét trên mặt bằng chung, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm cũng như kỹ năng kiểm tra của các cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế.

Bốn là, công tác đào tạo cán bộ làm công tác kiểm tra chưa được chú trọng:

Mặc dù thời gian qua Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác tự đào tạo và tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo của BHTG Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa có các lớp học, chương trình đào tạo và chuẩn hoá đối với các cán bộ làm trưởng đoàn kiểm tra. Do số lượng tổ chức tham gia BHTG nhiều, tần suất kiểm tra lớn nên các trưởng đoàn kiểm tra có thể không phải là lãnh đạo phòng, thiếu kinh nghiệm trong việc chỉ đạo và điều hành cũng như khả

năng bao quát những nội dung kiểm tra trực tiếp vì vậy khi thực hiện kiểm tra trong công tác chỉ đạo, thực hiện nội dung kiểm tra còn lúng túng, vướng mắc…dẫn đến chất lượng, nội dung kiểm tra chưa cao, thiếu sự thống nhất.

Năm là, trang bị cơ sở vật chất cho công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế, đặc biệt về phương tiện làm việc:

Trong quá trình triển khai công tác kiểm tra đối với các QTDND cơ sở phương tiện đi lại, máy tính…phục vụ cho công tác kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Một đoàn kiểm tra thường chỉ có một máy tính xách tay nên nhiều cán bộ trong đoàn còn phải dùng nhờ máy tính của đơn vị được kiểm tra (nếu có). Mặt khác, các QTDND cơ sở thường ở vùng nông thôn, thậm chí là dân tộc, vùng núi nên việc đi lại, điều kiện sinh hoạt của cán bộ kiểm tra thường rất vất vả, khó khăn. Phương tiện đi lại của các đoàn kiểm tra cũng chưa được chủ động, có thể 3 đoàn kiểm tra phải đi cùng một xe, nghỉ tại cùng một địa điểm tại những huyện có giao thông đi lại khó khăn nên việc đưa đón cán bộ kiểm tra đến đơn vị được kiểm tra cũng trở thành một vấn đề, khó đảm bảo được thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động cho cán bộ kiểm tra.

*/ Nguyên nhân khách quan:

Một là, hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi của Việt

Nam nói chung cũng như hoạt động kiểm tra trực tiếp của tổ chức này chưa thực sự phù hợp. Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi; Nghị định 109 sửa đổi bổ sung Nghị định 89 và Thông tư 03/2000/TT-NHNN ngày 16/03/2000 của Ngân hàng Nhà nước “hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP” có nhiều điểm không phù hợp hoặc chưa cụ thể dẫn đến nhận thức sai lệch, gây vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện: về việc xác định đối tượng tính và nộp phí BHTG; cách tính và nộp phí BHTG; mức tiền gửi được bảo hiểm và chi trả… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là, sự phối hợp của một số chi nhánh NHNN tỉnh chưa thật sự hiệu quả: trong khi hiện nay chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền xử lý

của BHTG Việt Nam trong trường hợp các kiến nghị sau kiểm tra không được thực hiện nên có những lúc còn lúng túng trong việc xử lý các tồn tại trong kiểm tra. Từ đó làm cho kết quả hoạt động kiểm tra chưa thể đạt được mục tiêu và hiệu quả cao, đôi khi công tác kiểm tra còn dè dặt, hạn chế.

Ba là, BHTG Việt Nam chưa ban hành được một số quy chế, cơ chế, chế độ cần thiết đối với công tác Kiểm tra và chưa có các văn bản hướng dẫn,

chỉ đạo kịp thời các QTD thực hiện việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG: Quy chế xếp loại QTD, văn bản quy định về chế độ thông tin báo cáo, việc tính và nộp phí BHTG…, chế độ thông tin báo cáo trong nội bộ BHTG Việt Nam còn hạn chế và gây khó khăn cho việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trực tiếp.

Bốn là, trong công tác kiểm tra trực tiếp vẫn còn một số nội dung

BHTG Việt Nam chưa có những hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là công tác lượng hoá một số chỉ tiêu. Chẳng hạn việc đánh giá khả năng đa dạng hoá và chất lượng các khoản mục thuộc danh mục tín dụng thế nào là tốt và thế nào là không tốt. Do không có tiêu chí đánh giá cụ thể nên đối với những cán bộ kiểm tra trực tiếp khác nhau có thể sẽ có quan điểm đánh giá khác nhau, từ đó dẫn đến việc các TCTD được xếp vào loại rủi ro cao hoặc rủi ro thấp là tuỳ thuộc vào trình độ và đạo đức của cán bộ kiểm tra trực tiếp.

Tương tự như vậy, việc đánh giá thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT, Ban kiểm soát, Bộ máy điều hành cũng được đề cập nhưng còn mang nhiều định tính, gây ra những lúng túng, vướng mắc trong việc nhận xét và đánh giá của cán bộ kiểm tra trực tiếp.

Năm là các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn số lượng lớn (311 đơn

vị), hơn nữa các QTDND cơ sở phân bổ trên địa bàn rộng, chủ yếu là khu vực nông thôn, thậm chí là miền núi trong khi phương tiện đi lại của các đoàn kiểm tra của Chi nhánh chưa được chủ động nên các đoàn kiểm tra trực tiếp còn gặp khó khăn trong việc đi lại, tổ chức kiểm tra. Mặt khác đa số các QTDND cơ sở hoạt động tại khu vực Đông Bắc bộ có trình độ khá phát triển

so với mặt bằng chung của hệ thống QTDND nhưng điều kiện cơ sở vật chất, nền tảng công nghệ thông tin và trình độ tin học của cán bộ QTDND vẫn còn nhiều hạn chế cũng gây khó khăn cho các đoàn kiểm tra trực tiếp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA TRỰC TIẾP ĐỐI VỚI QTDND CƠ SỞ TẠI CHI NHÁNH BHTG KHU VỰC ĐÔNG BẮC

BỘ

3.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động kiểm tra trực tiếp của Chi nhánh BHTG khu vực Đông Bắc Bộ đối với QTDND cơ sở

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các quỹ tín dụng nhân dân tại chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực đông bắc bộ (Trang 65 - 72)