Các nhân tố gián tiếp

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các quỹ tín dụng nhân dân tại chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực đông bắc bộ (Trang 37 - 39)

Ngoài sự tác động trực tiếp như đã đề cập ở trên hoạt động kiểm tra trực tiếp của tổ chức tín dụng còn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài như hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm tra, quan điểm về kiểm tra trực tiếp của tổ chức bảo hiểm đối với các TCTD hợp tác, tốc độ phát triển của các tổ chức tín dụng hợp tác tham gia bảo hiểm tiền gửi, môi trường hoạt động…

- Hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tra: Để hoạt động kiểm tra thực sự hiệu quả thì hoạt động này phải có được hành lang pháp lý phù hợp. Nếu hoạt động kiểm tra thực sự có ý nghĩa và được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật thì sự chấp hành của các TCTD khi được kiểm tra sẽ tạo điều kiện cho các cán bộ thực hiện kiểm tra trực tiếp. Hơn nữa, nếu tổ chức kiểm tra có thẩm quyền xử lý những sai phạm sau kiểm tra một cách thiết thực thì những sai phạm phát hiện trong những cuộc kiểm tra này sẽ được chỉnh

sửa một cách tích cực hơn, như vậy rủi ro hoạt động của các tổ chức được kiểm tra cũng sẽ được hạn chế.

Ngược lại, nếu tổ chức tiến hành kiểm tra chưa đủ thẩm quyền để xử lý triệt để những sai phạm phát hiện trong kiểm tra thì một mặt cuộc kiểm tra sẽ không mang nhiều ý nghĩa, mặt khác sẽ có những tác động không tốt cho những cuộc kiểm tra tiếp theo.

Quan điểm về công tác kiểm tra trực tiếp của tổ chức BHTG đối với các TCTD hợp tác: Hoạt động kiểm tra trực tiếp của tổ chức BHTG đối với các TCTD hợp tác có vai trò quan trọng để tổ chức BHTG thực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền một cách gián tiếp. Nếu hoạt động kiểm tra trực tiếp nhận được sự quan tâm ủng hộ và phối hợp của các cấp, ban ngành và các tổ chức thì hoạt động này sẽ gặp nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Hoạt động của các TCTD hợp tác: Hoạt động kiểm tra trực tiếp cũng chịu sự tác động ngược lại từ phía hoạt động của các TCTD hợp tác được kiểm tra. Nếu tổ chức tín dụng được kiểm tra thực hiện tốt trong vấn đề minh bạch tài chính, lưu trữ dữ liệu, thông tin cũng như chứng từ hoạt động một cách khoa học thì cuộc kiểm tra sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Nhưng nếu tiến hành kiểm tra trực tiếp tại một TCTD đang còn hoạt động rất thủ công trong khi quy mô hoạt động rộng thì cuộc kiểm tra sẽ tốn nhiều thời gian và công sức để đưa ra một kết quả kiểm tra chính xác.

Môi trường vĩ mô: Nếu có một môi trường hoạt động lành mạnh với đời sống văn hoá và vật chất ở mức cao thì cuộc kiểm tra sẽ gặp nhiều thuận lợi nhiều hơn là khi tiến hành kiểm tra tại một TCTD hợp tác hoạt động trong môi trường lạc hậu, nghèo nàn. Trong thực tế, môi trường vĩ mô phát triển sẽ tác động trực tiếp đến trình độ và thói quen làm việc của các thành viên. Khi tiến hành kiểm tra ở mỗi TCTD khác nhau, đặc biệt là các tổ chức tín dụng khác nhau về môi trường hoạt động thì cách thức tiến hành kiểm tra cũng phải thay đổi cho phù hợp.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA TRỰC TIẾP ĐỐI VỚI QTD ND CƠ SỞ TẠI CHI NHÁNH BHTG KHU VỰC ĐÔNG BẮC

BỘ

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các quỹ tín dụng nhân dân tại chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực đông bắc bộ (Trang 37 - 39)