Nội dung hoạt động KTTT của BHTG đối với TCTD Hợp tác

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các quỹ tín dụng nhân dân tại chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực đông bắc bộ (Trang 25 - 33)

Để đạt được mục đích đã đề ra, hoạt động kiểm tra trực tiếp của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG là tổ chức TDHT hợp tác bao gồm hai phần chính:

* Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG:

Tổ chức BHTG thường có những quy định riêng đối với các tổ chức tham gia BHTG chủ yếu nhằm thực hiện tốt vai trò của mình. Tổ chức BHTG tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG của các tổ chức tham gia BHTG, nội dung chính của phần này thường bao gồm:

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý tham gia BHTG, Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi;

- Kiểm tra việc xác định các khoản tiền gửi thuộc đối tượng tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi;

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về thông tin báo cáo đối với BHTG

* Kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng

Thực hiện chức năng giám sát an toàn hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, các tổ chức BHTG đã và đang hướng đến thống nhất sử dụng những tiêu chuẩn được thông qua bởi hiệp hội ngân hàng quốc tế quy định về an toàn vốn tối thiểu và quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng (Hiệp ước Basel) trong hoạt động kiểm tra trực tiếp các TCTD và sử dụng mô hình CAMELS làm công

cụ để phân tích tình hình hoạt động và rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Nhằm tạo ra một sự ổn định và lành mạnh hệ thống tài chính ngân hàng quốc tế, giữa các nước thuộc nhóm G10 gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh Quốc và Hoa Kỳ đã có thoả thuận chung về quy chuẩn tài chính đối với ngân hàng. Tuy nhiên đến nay Hiệp định này đã được hàng trăm quốc gia trên thế giới áp dụng: Hiệp định Basel 1 (năm 1988) mang tính chất thỏa thuận quốc tế và các tiêu chuẩn về vốn đã trở thành chuẩn mực quốc tế về vốn tự có. Trong đó có quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng - Thực hiện thỏa ước an toàn vốn tối thiểu của Basel 1 đã và đang là một trong những mục tiêu quản lý rủi ro đối với các tổ chức tín dụng ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, Basel 1 mới chỉ đề cập đến những rủi ro về tín dụng chứ chưa đề cập đến những rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất...

Hiệp định sửa đổi Basel 2 và Basel 3 lần lượt ra đời sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động của các ngân hàng. Cốt lõi của Basel là yêu cầu tối thiểu về an toàn vốn vẫn được duy trì.

Hệ số an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có / Tổng tài sản rủi ro quy đổi

Đây là tỷ lệ được xác định trên cơ sở so sánh giữa vốn tự có so với tổng giá trị tài sản có rủi ro nội bảng và tài sản có rủi ro ngoại bảng tổng kết tài sản (VTC được tính toán sau khi đã trừ đi phần vốn tự có sử dụng để góp vốn, mua cổ phần của các TCTD khác).

Hệ số an toàn này được gọi là hệ số Cooke - Hệ số Cooke là thước đo độ bền của mỗi ngân hàng. Hệ số này phải đạt tối thiểu là 8% thì mới được coi là an toàn.

Hệ thống phân tích CAMEL được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của TCTD: An toàn được hiểu là khả năng của tổ chức tín dụng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý; Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể

đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay không; Thanh khoản là khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường.

Trên thực tế, vì các báo cáo tài chính không thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin mà người phân tích muốn có để đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. Do đó, để có thể thu đuợc kết quả phân tích hoạt động của các tổ chức tín dụng một cách kỹ lưỡng và hữu ích luôn có sự kết hợp việc phân tích theo CAMEL với những đánh giá định tính của cán bộ làm công tác kiểm tra.

Mức độ an toàn vốn (C):

Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của TCTD. TCTD càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ trong phạm vi một danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.

Chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn: Hệ số vốn tự có = Vốn tự có/Tổng tài sản

Tỷ lệ này thể hiện đòn bảy tài chính của TCTD. Nếu vốn tự có có nhỏ so với tổng tài sản, khả năng vốn tự có thực hiện chức năng "tấm đệm" trợ giúp cho TCTD trong những thời điểm khó khăn về tài chính yếu kém.

Chất lượng tài sản (A):

Chất lượng tài sản là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ của các TCTD. Nếu thị trường biết chất lượng tài sản của TCTD kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của TCTD, và điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền gửi tại các TCTD.

Việc đánh giá chất lượng tài sản có thường xem xét đến các mức độ tập trung tín dụng hoặc đầu tư, bản chất và số lượng của các nhóm nợ đặc biệt, và tính hợp lý của các chính sách cho vay và các quy trình thủ tục tín dụng.

Chất lượng tài sản được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu, chẳng hạn chỉ tiêu tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng tài sản. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng kiếm

lời của tổ chức tín dụng càng lớn. Tổng tài sản của TCTD hợp tác ngoài những tài sản dùng để cho vay kiếm lời còn phải duy trì một tỷ lệ tài sản nhất định phục vụ cho mục tiêu thanh khoản và tài trợ cho những hoạt động thường xuyên của TCTD đó như đầu tư vào tài sản cố định, tiền mặt tại quỹ, dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước…

Hoạt động của TCTD hợp tác chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng nên chất lượng tài sản phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hoạt động tín dụng. Chất lượng tín dụng thể hiện qua một số chỉ tiêu:

Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ;

Nếu tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng của một TCTD càng cao. Thông thường khi đánh giá các chỉ tiêu này thường được so sánh với mốc 5% cho nợ quá hạn trên tổng dư nợ và 3% cho nợ xấu trên tổng dư nợ.

Một số chỉ tiêu khác cũng phản ánh chất lượng tài sản của một tổ chức tín dụng như: tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn; tỷ lệ dư nợ cho vay một khách hàng lớn nhất; tỷ lệ dư nợ cho vay một nhóm khách hàng… Những chỉ tiêu này có thể chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của TCTD đó khi thị trường có biến động, chẳng hạn một ngành nào đó có sự tăng trưởng đột xuất hoặc hầu hết các khách hàng trong ngành đó làm ăn thua lỗ không thanh toán được nợ cho TCTD.

Quản lý (M): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý (M) là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của TCTD.

Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố như: Chất lượng tài sản, Mức độ tăng trưởng của tài sản, Mức độ thu nhập;

Quản lý chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Năng lực quản lý; Lãnh đạo; Tuân thủ các quy định; Khả năng lập kế hoạch; Khả năng ứng phó với những

thay đổi về môi trường xung quanh; Chất lượng của các chính sách và khả năng kiểm soát việc tuân thủ các chính sách.

Lợi nhuận (E):

Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của các tổ chức tín dụng là: Thu nhập từ lãi; Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng; Thu nhập từ kinh doanh mua bán; Thu nhập khác. Trong đó thu nhập từ lãi là nguồn thu chủ yếu của các tổ chức tín dụng hợp tác do mục địch chính của tổ chức này là góp vốn và cho vay tương trợ giữa các thành viên. Sau đó là thu nhập từ phí và lệ phí và thu nhập khác, riêng nguồn thu từ kinh doanh mua bán ít phát sinh.

Các chỉ tiêu để đánh giá lợi nhuận của một tổ chức tín dụng quan trọng nhất là ROA và ROE.

ROA (Return On Assets) = Lợi nhuận/Tài sản.

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả khai thác tài sản hay thước đo hiệu quả đầu tư của tổ chức tín dụng. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, cơ cấu tài sản của ngân hàng hợp lý.

ROE (Return On Equity) = Lợi nhuận/Vốn tự có. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của đồng vốn tự có

Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của TCTD chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn. Việc huy động vốn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự lành mạnh trong kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Thanh khoản (L): Thanh khoản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của một TCTD.

Thứ nhất: cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn.

Thứ hai: cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do TCTD thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên TCTD về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn. Thanh khoản ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay. Thanh khoản kém, chứ không phải là chất lượng tài sản có kém, mới là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng.Rất khó có thể xây dựng một thước đo duy nhất để định lượng được hay bao quát được tất cả các yếu tố về thanh khoản, mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản có và lợi nhuận, do có nhiều khác biệt về quy mô hoạt động giữa các TCTD khác nhau, cũng như do ảnh hưởng của điều kiện thị trường khu vực, quốc gia và quốc tế. Không có một tỷ lệ nào thực sự bao hàm được các khía cạnh khác nhau của yếu tố thanh khoản đối với tất cả các TCTD với quy mô và loại hình khác nhau.

Nói chung có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của TCTD trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình. Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, khả năng tiếp cận đến thị trường tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của TCTD, tuân thủ với các chính sách thanh khoản nội bộ TCTD, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng.

Phân tích mức chênh:

Trong điều kiện không có nhiều các tỷ lệ thanh khoản khác nhau thì có một cách hữu hiệu hơn để đánh giá thanh khoản là xây dựng bản mô tả tài sản

và vốn của ngân hàng (theo kỳ hạn) để tính toán mức chênh giữa các tài sản đến hạn và vốn đến hạn.

Việc phân tích mức chênh nhằm định lượng sự mất cân đối về kỳ hạn của tài sản và vốn. Tình trạng mất cân đối này phát sinh khi kỳ hạn của bên nguồn vốn khác với kỳ hạn của bên sử dụng vốn. Việc phân tích mức chênh còn giúp lượng hoá được ảnh hưởng của những thay đổi về lãi suất thị trường đến lợi nhuận và giá trị tài sản ròng của ngân hàng.

Ở một số nước đánh giá tính thanh khoản của TCTD dựa trên tỷ lệ giữa tài sản có thể thanh toán ngay và tài sản nợ phải thanh toán ngay của TCTD:

- Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo.

- Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản có thể thanh toán ngay và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.

Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (S):

Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được thể hiện bằng chữ cái S (Sensitivity) trong hệ thống phân tích CAMELS. Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung

Sau một cuộc kiểm tra, nhân viên kiểm tra sẽ đánh giá xếp hạng mỗi trong 6 thành phần của CAMELS và đưa ra đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của TCTD theo CAMELS. Ý nghĩa của mỗi thành phần đánh giá song song với đánh giá hỗn hợp.

Thứ tự sắp xếp từ 1 đến 5, với 1 là tốt nhất và 5 là xấu nhất (ý nghĩa của xếp hạng được tóm tắt trong bảng 1.1). Các TCTD xếp hạng 4 hoặc 5 được xem là các TCTD có vấn đề.

Bảng 1. 1. Xếp hạng các TCTD được kiểm tra Xếp

loại Tiêu chí

1 Lành mạnh về mọi mặt 2 Lành mạnh về cơ bản

3 Có biểu hiện một vài mức độ cần quan tâm giám sát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Có biểu hiện chung về tình trạng và thực tế thiếu an toàn, lành mạnh. 5 Hoạt động cực kỳ thiếu an toàn và không lành mạnh.

+ Loại 1 : TCTD thuộc nhóm này về cơ bản là lành mạnh trên mọi khía cạnh, nhìn chung hầu hết các hạng mục đều được xếp ở mức 1 hoặc 2.

+ Loại 2 : Các TCTD thuộc nhóm này về cơ bản là lành mạnh tuy nhiên vẫn có một số nhược điểm nhưng có thể khắc phục được trong điều kiện kinh doanh bình thường. Những TCTD này thường ổn định và có khả năng đối phó với những biến động trong kinh doanh tương đối tốt.

+ Loại 3 : Các TCTD thuộc nhóm này bắt đầu đã có những khiếm khuyết về hoạt động và về tài chính ở mức độ tương đối nguy hiểm đến mức độ không đạt yêu cầu. Những TCTD này có khuynh hướng bất lợi về các điều kiện kinh doanh và có thể trầm trọng hơn nếu không có hoạt động khắc phục hữu hiệu. Nhìn chung những TCTD này đặt ra cho cán bộ kiểm tra nhiều quan tâm và cần theo dõi sát sao hơn mức bình thường quá trình khắc phục những

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các quỹ tín dụng nhân dân tại chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực đông bắc bộ (Trang 25 - 33)