Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các quỹ tín dụng nhân dân tại chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực đông bắc bộ (Trang 52 - 53)

Hiện nay hoạt động kiểm tra trực tiếp của BHTG Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng nói chung và các QTDND cơ sở nói riêng căn cứ vào quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính Phủ về BHTG:

* Tại điều 02, Điều 11 và Điều 13 - Nghị định 89 của Chính phủ quy định:

+ Các tổ chức tín dụng, và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi cá nhân phải tham gia BHTG bắt buộc;

+ Các tổ chức tham gia BHTG phải niêm yết công khai về việc tham gia BHTG tại trụ sở và các điểm giao dịch;

+ Tổ chức tham gia BHTG có trách nhiệm nộp cho BHTG Việt Nam các báo cáo theo quy định của BHTG Việt Nam;

+ BHTG được quyền tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định này của các tổ chức tham gia BHTG

Ngoài ra, tại Khoản 03, Điều 07, Mục I Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/06/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của BHTG Việt Nam, quy định:

BHTG Việt Nam được thực hiện hoạt động nghiệp vụ theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG và quy định an toàn trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tham gia BHTG.

Bên cạnh đó, trong các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, việc xử lý

trong quá trình tiến hành hoạt động kiểm tra trực tiếp các tổ chức tín dụng cũng đã được đề cập:

Tại Điểm d, Khoản 1, Mục IV và Khoản 4,5 Mục V của Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5 ngày 16/03/2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi quy định.

- Trong quá trình kiểm tra tình hình nộp phí Bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi, nếu phát hiện thấy có sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ truy thu số phí còn thiếu, hoặc thoái thu đối với số phí nộp thừa và có thể áp dụng một trong các hình thức xử lý sau:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền đối với số phí nộp thiếu theo mức do Hội đồng quản trị của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quy định, nhưng không được cao hơn mức quy định 0,1%/ngày đối với số phí chậm nộp

- Trong trường hợp xét thấy hoạt động của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng chi trả, có thất thoát lớn về vốn và tài sản, hoặc tác động xấu nghiêm trọng tới các tổ chức tín dụng khác thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo Ngân hàng Nhà nước và đồng thời yêu cầu tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Ngoài ra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng đã có các văn bản quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra trực tiếp như Công văn số 234 và hướng dẫn số 255/HD-BHTG10 của Tổng giám đốc BHTGVN.

2.2.2. Thực trạng về hoạt động kiểm tra trực tiếp của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi khu vực Đông Bắc bộ đối với QTD ND cơ sở

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các quỹ tín dụng nhân dân tại chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực đông bắc bộ (Trang 52 - 53)