Ưu nhược điểm của phương thức L/C

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng oceanbank việt nam (Trang 26)

1.2 TÍN DỤNG CHỨNG TỪ PHƯƠNG THỨC CHỦ YẾU TRONG

1.2.6 Ưu nhược điểm của phương thức L/C

1.2.5.1 Ưu điểm

- Đối với người mua: do hầu hết chứng từ được Ngân hàng kiểm tra và

chịu trách nhiệm nên người mua có thể mở rộng nguồn thu mua hàng hóa mà khơng phải tốn q nhiều thời gian vào việc tìm đối tác tin cậy và uy tín. Người mua được đảm bảo rằng bên bán giao hàng thì mới trả tiền. Ngồi ra các khoản kí quỹ được hưởng lãi

- Đối với người bán: Được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ, do đó nhà Xuất khẩu có thể thu hồi vốn nhanh, khơng bị ứ đọng vốn.

- Đối với Ngân hàng: thu được một khoản phí theo giá trị hợp đồng, thu hút được một khoản tiền lớn khi ký quỹ. Ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ: bảo lãnh, cho vay Xuất khẩu,.. Đồng thời uy tín của ngân hàng sẽ được mở rộng và củng cố trên thị trường quốc tế.

1.2.5.2 Nhược điểm

- Trong phương thức này cũng chứa đựng những điều bất lợi cho cả bên mua và bên bán như bên mua sẽ phải thanh tốn dù hàng tốt hay xấu vì Ngân hàng chỉ có trách nhiệm tính chân thực bề ngồi của bộ chứng từ, bên bán đơi khi do điều kiện khắt khe của chứng từ nên việc thanh tốn có thể bị trì hỗn, thậm chí bị từ chối

- Quy trình thanh tốn tỉ mỉ, máy móc nên các bên tham gia phải cẩn trọng trong việc lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể là nguyen nhân của từ chối thanh toán. Đối với ngân hàng phát hành, việc sai sót trong kiểm tra chứng từ gây ra hậu quả lớn đặc biệt là mất uy tín với khách hàng.

- Phương thức thanh toán này đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng nhất. Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra bề ngoài của bộ chứng từ trong thời hạn quy định do người Xuất khẩu gửi đến, nếu xét thấy các chứng từ phù hợp với

các quy định do người Xuất khẩu gửi đến , nếu xét thấy các chứng từ phù hợp với các quy định trong L/C và không mâu thuẫn với nhau thì phải trả cho người Xuất khẩu và địi tiền người Nhập khẩu, ngược lại thì từ chối thanh tốn. Nếu kiểm tra khơng kĩ, người Nhập khẩu khi kiểm tra lại bộ chứng từ thấy không hợp lệ thì có thể từ chối thanh tốn lại cho Ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG

OCEANBANK VIỆT NAM

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG OCEANBANK VIỆTNAM NAM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng OceanBank thành lập năm 1993 và chuyển đổi mơ hình hoạt động Ngân hàng TMCP năm 2007 chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một pháp nhân Ngân hàng thương mại giao dịch trên thương trường quốc tế và trong nước.

Trải qua hơn 22 năm xây dựng và phát triển, năm 2015 đánh dấu bước thay đổi lớn trong mơ hình hoạt động của ngân hàng từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần thành Ngân hàng Thương mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên.

Trong những năm qua, Ngân hàng OceanBank không ngừng khẳng định sự lớn mạnh của mình qua việc liên tục mở rộng mạng lưới của mình ra hầu hết các tính thành phố lớn trên cả nước.Tính đến nay ngân hàng OceanBank đã có 21 chi nhánh và 101 phịng giao dịch trên toàn quốc.

2.1.2 Các chức năng hoạt động chủ yếu của OceanBank

Cũng giống như các Ngân hàng Thương mại khác, Oceanbank thực hiện ác chức năng chủ yếu như sau:

-Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, phát hành thẻ nội địa.

-Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác -Cho vay ngắn, trung và dài hạn

-Chiết khấu thương phiếu, cổ phiếu và giấy tờ có giá -Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng

-Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc,..

-Huy động vốn từ nước ngoài và dịch vụ Ngân hàng khác với nước ngoài khi NH nhà nước cho phép

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một tỷ trọng lớn trong số các doanh nghiệp đang hoạt động.Đồng thời các doanh nghiệp này có khối lượng tài sản đảm bảo rất nhỏ nên khó đáp ứng các yêu cầu ề thủ tục vay vốn từ các Ngân hàng thương mại lớn, Ngân hàng thương mại quốc doanh. Do đó, mục tiêu tập trung vào khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng OceanBank là hợp lý.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng OceanBank trongnhững năm gần đây. những năm gần đây.

. Các mục tiêu trọng tâm của Ngân hàng OceanBank được tập trung vào: nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh, hiện đại hố cơng nghệ và phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ và xây dựng mô thức quản lý hiện đại trong Vietcombank, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra/kiểm toán nội bộ. Cụ thể những kết quả đạt như sau:

+ Vốn chủ sở hữu

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Ngoại thương liên tục tăng vốn chủ sở hữu của mình.Trong giai đoạn 1993-2007 vốn điều lệ của Ngân hàng là 300 tỷ đồng. Năm 2009 tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trở thành cổ đơng chiến lược với 20% cổ phần và Ngân hàng hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng. Năm 2012, Ngân hàng thực hiện dự án đổi mới lớn nhất từ trước đến nay bằng việc tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng.

+ Hoạt động huy động vốn

Tình hình huy động vốn những năm gần đây

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Vốn huy động 9.807 12.072 14.215

-Chênh lệch so với năm liền trước 3.365 3.243

-Tỷ lệ chênh lệch so với năm liền trước

35% 25%

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 319 351 234

Tiền gửi của khách hàng 8.684 10.089 12.845

TIền gửi của tổ chức tín dụng khác 573 1.314 1.532

Phát hành giấy tờ có giá 113 91 70

Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 118 127 134

(Nguồn: Báo cáo thường niên của OceanBank trong các năm)

Các chỉ tiêu trên đều tăng giúp Ngân hàng:

- Có khả năng mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động, Ngân hàng sẽ mở rộng hoạt động cho vay và thu được nhiều lợi nhuận.

- Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho Ngân hàng, đơi khi có thể dẫn Ngân hàng đến chỗ mất khả năng chi trả và phá sản. Khi đó vốn tự có sẽ giúp Ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho Ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên.

-Ngoài ra, do mối quan hệ tương hỗ giữa Ngân hàng với khách hàng, vốn tự có cịn có chwuc năng bảo vệ cho khách hàng khơng bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng.

-Tăng khả năng cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng khơng lớn trong tổng nguồn vón kinh doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng khơng cao, vì vậy chức năng hoạt động ở đây cũng chỉ là thứ yếu.

-Vốn tăng thì có thể đầu tư máy móc, cơng nghệ hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động.

+ Hoạt động tín dụng

Tình hình dư nợ những năm gần đây của ngân hàng OceanBank

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng dư nợ 7.919,6 9.772,5 11.374

-Chênh lệch so với năm liền trước 1802,9 1.651,5 -Tỷ lệ chênh lệch so với năm liền trước 22,77% 18,1%

Tổ chức kinh tế 4.955 5.735 6.388

Tổ chức tín dụng 3,6 1,5 2

Cá nhân 2.961 3.986 4.985

(Nguồn: Báo cáo thường niên của OceanBank trong các năm)

Tổng dư nợ trong những năm gần đây đều đã tăng do OceanBank mở rộng thị phần cho vay bằng việc áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt, đổi mới phong cách phục vụ; Ngân hàng cũng thường xuyên rà sốt và duy trì các khách hàng có uy tín để đảm bảo an tồn, chất lượng trong hoạt động tín dụng ; thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và nhà nước và tình hình thị trường để diều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp. Năm 2015, với tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay cao nên tỷ lệ tổng dư nợ tăng thấp hơn năm 2014.

2.1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng OceanBank

Thanh toán quốc tế vốn là một sản phẩm truyền thống của ngân hàng OceanBank, nhưng trong thời gian qua cũng phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt, đặc biệt từ phía các ngân hàng nước ngồi – cóưu thế vượt trội về mạng lưới quốc tế, về công nghệ và các sản phẩm tiên tiến. Tuy nhiên OceanBank vẫn tiếp tục duy trì được doanh số thanh toán quốc tế và tăng trưởng đều qua các năm.

Giá trị thanh toán quốc tế qua các năm

(Đơn vị: triệu USD)

Khoản mục Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh số thanh toán quốc tế 478,70 505,13 515,51

Chênh lệch so với năm liền trước 26,43 10.38

Tỷ lệ chênh lệch so với năm liền trước

5,52% 2.05%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của OceanBank trong các năm) Doanh số thanh toán của OceanBank tương đối nhỏ so với những ngân hàng lớn như Vietcombank hay Techcombank. Nguyên nhân là do Oceanbank là một ngân hàng nhỏ và phục vụ đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi ký kết những hợp đồng có giá trị lớn thì cac đối tác của doanh nghiệp Việt Nam thường chọn những ngân hàng lớn.

Doanh số thanh tốn quốc tế năm 2014 có tăng 26,43 triệu USD (tăng 5,52%) so với năm 2013. Đến năm 2015, giá trị thanh toán quốc tế đạt 515,51 triệu USD (tăng 2.05%) so với năm 2014.

Nguyên do sau đợt khủng hoảng kinh tế năm 2013, thị trường kinh tế ấm dần lên, cùng với đó là sự gia tăng hoạt động xuất nhập của các doanh nghiệp với nước ngoài dẫn đến việc gia tăng của hoạt động Thanh tốn quốc tế.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ THEOPHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA SỞ GIAO DỊCH PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1 Thực trạng thanh toán hàng Nhập khẩu bằng phương thức L/C tạingân hàng OceanBank ngân hàng OceanBank

2.2.1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh tốn L/C Nhập khẩu tại OceanBank (vaitrò của OceanBank là ngân hàng mở L/C) trò của OceanBank là ngân hàng mở L/C)

(1) Tiếp nhận và kiểm tra Thư tín dụng

*Khách hàng có nhu cầu thanh tốn hàng hóa Nhập khẩu bằng L/C và yêu cầu Ngân hàng mở L/C thì phải gửi đến Ngân hàng một bộ hồ sơ bao gồm:

- Bản chính Thư yêu cầu mở L/C

- Hợp đồng ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị như hợp đồng

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp Xuất nhập khẩu và bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh ( với khách hàng giao dịch lần đầu)

- Bản chính và một bản sao giấy xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng nhà nước (trường hợp L/C trả chậm trên một năm)

- Văn bản cho phép Nhập khẩu của bộ thương mại hoặc cơ quan chủ quản quản lý chuyên ngành( đối với ngành hàng kinh doanh có điều kiện)

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, thanh toán viên tiến hành kiểm tra hồ sơ mở L/C, kiểm tra nội dung thư yêu cầu mở L/C. Nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện, chỉ thị có sự mâu thuẫn thì thanh tốn viên sẽ hướng dẫn khách hàng hồn chỉnh trước khi mở L/C. Thanh tốn viên không tự động sửa hoặc bổ sung các chi tiết thay khách hàng.

* Khi kiểm tra hồ sơ xong nếu thấy phù hợp thanh toán viên sẽ tiến hành xác định mức ký quỹ

- Nếu khách hàng quen thuộc, đã có tài khoản tại ngân hàng, có độ uy tín cao thì chỉ cần dăng kí hạn mức với ngân hàng, phụ trách phịng tín dụng ký và trình lãnh đạo duyệt. Đối với khách hàng này, tỷ lệ quỹ có thể là 0%.

- Đối với khách hàng khơng có quan hệ tín dụng thì giám đốc sẽ giao cho phịng tín dụng hoặc phịng Thanh tốn quốc tế đề suất mức kí quỹ, sau đó trình lãnh đạo trình duyệt với tỷ lệ kí quỹ có thể là 100%

-Sau khi xác định mức kí quỹ, khách hàng phải chuyển đủ số tiền vào tài khoản ký quỹ trước khi mở L/C. Trưởng phịng kế tốn sẽ xác định số tiền kí quỹ và ký tên.

* Nếu khách hàng đề nghị vay vốn Ngân hàng và ký quỹ bằng vốn tự có để thanh tốn L/C

- Phịng tín dụng sẽ xét duyệt mức vay, khách hàng mở L/C chính là người ký đơn xin vay giấy nhận nợ để thanh tốn L/C đó.

- Nếu đồng ý vay, Ngân hàng và khách hàng sẽ ký sẵn đơn xin vay, giấy nhận nợ nhưng để trống ngày nhận nợ ( ngày Ngân hàng thanh toán bộ chứng từ)

(2) Mở L/C Nhập khẩu

Khi hồ sơ của khách hàng đã có đầy đủ các điều kiện, thanh tốn viên sẽ tiến hành mở L/C theo trình tự:

- Đăng kí số tham chiếu L/C - Chọn ngân hàng thông báo

- Đưa dữ liệu vào máy tính để mở thư yêu cầu của khách hàng - Giao một bản gốc cho khách hàng.

(3) Sửa đổi L/C

Trong q trình giao dịch, nếu khách hàng có nhu cầu sửa đổi nội dung trong L/C thì họ sẽ xuất trình thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng) kèm theo văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán. Căn

cứ theo yêu cầu của khách hàng thanh toán viên phát hành sửa đổi và gửi Ngân hàng thơng báo. Sau đó thanh tốn viên sẽ chuyển hồ sơ cùng điện sửa đổi L/C trình phụ trách phịng, báo cáo lãnh đạo ký duyệt và giao một bản gốc cho khách hàng/

(4) Xử lý đồi tiền của Ngân hàng nước ngoài, giao chứng từ để bên mở L/C đi lấy hàng.

Sau khi nhận được L/C và các sửa đổi có liên quan, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán gửi đến Ngân hàng thông báo thông qua ngân hàng của người bán.Thanh toán viên kiểm tra điện địi tiền. Nếu thanh tốn bằng vốn vay Ngân hàng, thông báo ngay cho khách hàng về gửi phịng tín dụng về việc ngân hàng nước ngồi địi tiền. Ngân hàng cho vay ghi thông tin ngày nhận nợ (ngày Ngân hàng thanh toán bộ chứng từ).

Tiếp theo, thanh tốn viên trả tiền bằng điện SWIFT rồi trích kí quỹ, thu phí, chuyển tồn bộ điện trả tiền, các chứng từ liên quan và hồ sơ L/C trình phụ trách phòng ký duyệt. Nếu điện báo khơng phù hợp, thanh tốn viên phải gửi thông báo cho khách hàng kèm một bản sao điện của Ngân hàng nước ngồi thơng báo chứng từ phù hợp. Nếu khách hàng chấp nhận sai sót và đồng ý thanh tốn thì Ngân hàng tiến hành thanh tốn. Nếu khách hàng khơng chấp nhận sai sót, ngân hàng sẽ lập điện từ chối thanh toán theo mẫu SWIFT.

Khi bên Nhập khẩu thanh tốn hoặc kí chấp nhận thanh tốn thì Ngân hàng sẽ giao chứng từ ( do bên Nhập khẩu chuyển đến và đã được kiểm tra) cho bên Nhập khẩu để bên Nhập khẩu đi lấy hàng.

2.2.1.2 Hoạt động thanh toán phương thức L/C Nhập khẩu tại OCeanBank

Giá trị thanh toán hàng NK bằng L/C qua các năm

(Đơn vị: triệu USD)

Khoản mục Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

1.Doanh số TTQT( triệu USD) 478,70 505,13 515,51 2.Thanh toán hàng NK 393,94 438,45 458,65 3.Thanh toán L/C NK 335,09 368,74 380,68 4.Chênh lệch thanh toán L/C NK năm

nay so với năm trước

33,65 11,94 5.Tỷ lệ chênh lệch thanh toán L/C NK

năm nay so với năm liền trước(%)

10,04 3,24 6.Tỷ trọng thanh toán L/C NK so với

thanh toán hàng NK(%)

85,06 84,10 83,02 7. Tỷ trọng thanh toán L/C NK so với

TTQT(%)

70,35 73,00 73,84

(Nguồn: Báo cáo thường niên của OceanBank trong các năm)

Thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C bao gồm thanh toán hàng NK và XK, tuy nhiên hoạt động thanh toán hàng NK bằng phương thức L/C chiếm tỷ trọng cao ( trên 73% so với TTQT và trên 83% so với thanh tốn hàng NK năm 2015) vì:

-Hầu hết khách hàng có giao dịch thanh tốn với ngân hàng OceanBank

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng oceanbank việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)