CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng oceanbank việt nam (Trang 55)

3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNGOCEANBANK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 OCEANBANK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020

3.1.1 Mục tiêu tổng quát

Trước những yêu cầu cấp bách của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng OceanBank Việt Nam đã xác định một mục tiêu cụ thể hơn, đó là: • Trở thành một ngân hàng được khách hàng tin tưởng và lựa chọn thông qua những trải nghiệm từ dịch vụ tốt, sản phẩm đa dạng, các quy trình hướng tới sự phục vụ khách hàng tốt nhất và hệ thống kênh phân phối đa dạng.

• Trở thành một ngân hàng với nhiều khác biệt thông qua việc cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp cho tất cả khách hàng.

• Trở thành một tổ chức mà người lao động muốn lựa chọn để làm việc, vì tại đây mỗi người lao động ln được tạo điều kiện học tập và phát triển, phát huy hết khả năng và năng lực của mình.

3.1.2 Nhiệm vụ chiến lược

Cụ thể hố mục tiêu trên của toàn hệ thống, dựa trên kết quả đạt được trong những năm qua, kết hợp việc phân tích, đánh giá cũng như tìm hiểu dự báo tình hình kinh tế thị trường trong thời gian tới, Ngân hàng OceanBank tập trung triển khai những nhiệm vụ chính sau:

Một là, chú trọng công tác huy động vốn, thu hút tiền gửi từ khách hàng,

đặc biệt quan tâm nhiều tới tiền gửi của các khách hàng truyền thống, làm ăn có hiệu quả. Qn triệt cơng tác marketing khách hàng tới từng phịng nghiệp vụ, từng cán bộ, mở rộng có lựa chọn việc cho vay khách hàng với lãi suất ưu đãi và thường xun thanh tốn qua Sở Giao dịch.

Hai là, tích cực thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác huy động tiền

hạn dài (trên 6 tháng) nhằm ổn định nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. Rà soát lại hoạt động của các Phịng Giao dịch, mở rộng có chọn lọc mạng lưới các Phòng giao dịch tại các khu vực dân cưđông đúc và giao dịch thuận tiện. Xem xét bổ sung chức năng, nhiệm vụ của từng phòng nghiệp vụ nhằm phục vụ có hiệu quả cao tất cả các đối tượng khách hàng. Chú trọng các giải pháp huy động vốn trung dài hạn nhằm cải thiện tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh.

Ba là, tiếp tục mở rộng tín dụng đi đơi với an tồn, hiệu quả, kết hợp giữ

khách hàng truyền thống thuộc thành phần kinh tế quốc doanh và phát triển khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng tỷ trọng nợ vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các khách hàng thể nhân bằng việc cho vay có tài sản đảm bảo.

Tập trung cao và quan tâm thích đáng đến việc giải quyết nợ quá hạn, không để nợ quá hạn phát sinh từ các hợp đồng tín dụng mới, kết hợp giải quyết nợ tồn đọng theo để án giải quyết nợ tồn đọng của Ngân hàng OceanBank

Bốn là, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản liên quan đến Quy

trình, quy định về nghiệp vụ, đặc biệt quan tâm đến cơng tác quản trị rủi ro kết hợp hài hồ với quan hệ khách hàng. Chấn chỉnh và thực hiện tốt công tác ngân quỹ, chủđộng việc đào tạo vàđào tạo lại cán bộ nghiệp vụ. Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và khai thác được thế mạnh về công nghệ của Ngân hàng Ngoại thương.

Năm là, sử dụng linh hoạt đòn bảy kinh tế như lãi suất, tỷ giá, phí dịch

vụ, phí hoa hồng để thu hút khách hàng, kết hợp với việc cải thiện chất lượng dịch vụ và quảng bá rộng rãi sản phẩm của Ngân hàng OceanBank.

Sáu là, tăng cường công tác quản trị điều hành của Ban Giám đốc Sở

phát huy tích cực tính năng động sáng tạo trong cơng việc, tính độc lập tự chủ tại các phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch.

Bảy là, ổn định tổ chức và lao động của các phòng ban tại Sở Giao dịch,

xây dựng cơ cấu hợp lý phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch trong thời gian tới.

Tám là, đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tăng

cường số lượng và chất lượng cán bộ kiểm tra đảm bảo tính hệ thống thống nhất trong kiểm tra.

Chín là, trang bị các trang thiết bị cần thiết cho các phòng nghiệp vụđể

thuận lợi trong tác nghiệp của các phòng.

3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Ngânhàng OceanBank Việt Nam hàng OceanBank Việt Nam

Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, gắn bó mật thiết với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại. Ngân hàng OceanBank Việt Nam xác định mục tiêu phải giữ vững và tăng cường uy tín trong hoạt động đối ngoại của OceanBank Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế. Mở rộng quan hệ đại lý để tranh thủ vốn, kỹ thuật vàđặc biệt là kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Ngân hàng cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế về thanh toán quốc tế, xác lập điều kiện và hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng để hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế.

Để cụ thể hoá mục tiêu trên, Ngân hàng OceanBankViệt Nam đã đề ra kế hoạch triển khai bao gồm các nội dung chính sau:

(1) Cơ cấu lại các mảng hoạt động thanh tốn quốc tế theo mơ hình tiên tiến, hiện đại gồm các khối tài trợ thương mại quốc tế, khối trung tâm chuyển tiền, khối định chế tài chính, phù hợp với chiến lược và đề án tái cơ cấu của Ngân hàng OceanBank.

(3) Nâng cao trình độ về thanh tốn quốc tế của Ngân hàng OceanBank Việt Nam bắt kịp với các chuẩn mực quốc tế và tập quán ngân hàng quốc tế trong từng lĩnh vực. Định hướng cho việc tập trung phát triển một số nghiệp vụ của ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng OceanBank Việt Nam đã có thế mạnh.

(4) Củng cố và khơng ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng, tổ chức tín dụng quốc tế kể cả việc mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng khắp các địa lục và vùng lãnh thổ.

Để thực hiện được những mục tiêu trên, Ngân hàng OceanBank Việt Nam cần hồn thiện hoạt động thanh tốn quốc tế nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, đưa ra các giải pháp cụ thể, khả thi, đồng thời có những kiến nghị lên Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như với khách hàng.

3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT THANH TỐN QUỐC

TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG OCEANBANK VIỆT NAM

3.2.1 Thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ- Đối với thư tín dụng xuất khẩu - Đối với thư tín dụng xuất khẩu

Đây là phương thức có tính an tồn cao đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, tuy nhiên việc thực hiện theo phương thức này tương đối phức tạp. Ngân hàng OceanBank Việt Nam với vai trò là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu cần thiết phải phát triển nghiệp vụ này một cách an toàn và thuận lợi cho khách hàng. Đối với các loại thư tín dụng đang thực hiện thanh tốn qua Ngân hàng, trong khâu kiểm tra thư tín dụng nhận được, để tạo điều kiện cho việc theo dõi quản lý hoạt động thanh toán xuất cũng như tư vấn cho khách hàng khi cần thiết, ngoài những nội dung ngân hàng bắt buộc phải kiểm tra theo quy định của thông lệ quốc tế, các thanh toán viên nên kiểm tra thêm

một số vấn đề thuộc về nội dung của thư tín dụng như: số thư tín dụng, địa điểm mở thư tín dụng là nơi ngân hàng mở cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, ngày mở thư tín dụng là ngày ngân hàng mở chính thức cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu đồng thời là ngày tính thời hạn hiệu lực của thư tín dụng, từđó có thể lưu ý khách hàng về sự phù hợp giữa ngày mở thư tín dụng trên thư tín dụng và trên hợp đồng ngoại thương, giữa ngày mở thư tín dụng và ngày giao hàng.

Ngân hàng cần đề cao vai trò tư vấn cho khách hàng về danh sách các ngân hàng nước ngồi có quan hệ đại lý với Ngân hàng OceanBank. Nếu ngân hàng mở khơng có quan hệ đại lý với Ngân hàng OceanBank thì lưu ý khách hàng về uy tín và khả năng thanh tốn của ngân hàng đó. Trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định một ngân hàng khác trả tiền thư tín dụng, nếu cần thiết Ngân hàng tư vấn cho khách hàng có nên đổi ngân hàng trả tiền hay không, hay yêu cầu xác nhận của ngân hàng có uy tín hơn nhất là khi thư tín dụng được phát hành từ ngân hàng ở một quốc gia có nhiểu rủi ro.

Thời gian hiệu lực và nơi hết hạn hiệu lực của thư tín dụng là một trong các yếu tố quan trọng để lưu ý khách hàng xem có thể giao hàng và lập bộ chứng từ kịp thời hạn hay khơng hoặc để có cơ sở u cầu sửa đổi thư tín dụng. Thời gian hiệu lực của thư tín dụng phải đủ để thực hiện các cơng việc cần thiết liên quan đến quốc tế thanh tốn như: thơng báo thư tín dụng, giao hàng và lập chứng từ, xuất trình tại ngân hàng nơi hết hạn thư tín dụng. Thanh tốn viên cũng cần kiểm tra các quy định về chứng từ cần xuất trình, kiểm tra xem có điều khoản nào gây khó khăn cho người xuất khẩu trong q trình lập chứng từ hay khơng.

Khi kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất, thanh toán viên cần nghiên cứu kỹ các yêu cầu trong thư tín dụng để chỉ dẫn cho khách hàng cách sửa bộ chứng từ cho phù hợp, tránh những trường hợp bị ngân hàng trả tiền từ chối thanh

tốn với những lý do hồn tồn có thể khắc phục được trước khi gửi đi ngân hàng nước ngoài.

- Đối với thư tín dụng nhập khẩu

Khi phát hành thư tín dụng loại này, Ngân hàng cần đảm bảo các điều kiện, điều khoản chặt chẽ, tránh những điểu khoản gây bất lợi cho ngân hàng và khách hàng hoặc những điều khoản mơ hồ, khó hiểu, dễ gây ra những tranh chấp hoặc dễ bịđối tác nước ngoài lợi dụng. Nếu là thư tín dụng địi tiền bằng điện thì phải xem xét kỹ lưỡng uy tín của ngân hàng người hưởng vì lúc này chỉ cần nhận được điện xác nhận của ngân hàng người hưởng rằng bộ chứng từ hoàn hảo là ngân hàng đã phải trả tiền trong vòng ba ngày làm việc. Trường hợp nhà nhập khẩu mua hàng theo giá FOB thì Sở Giao dịch nên yêu cầu nhà nhập khẩu cam kết mua bảo hiểm cho lô hàng trước khi tiến hành mở thư tín dụng, đặc biệt là những thư tín dụng mở bằng vốn vay ngân hàng.

Một điều quan trọng nữa là Ngân hàng luôn phải tuân thủ đúng những quy định của UCP đã dẫn chiếu trong thư tín dụng. Trách nhiệm thanh toán của ngân hàng là rất lớn và rủi ro cao nên khi nhận được bộ chứng từ xuất trình thì nhất thiết Sở Giao dịch phải nhanh chóng kiểm tra chứng từ một cách cẩn thận. Ngồi ra, đểđảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả nhà nhập khẩu và ngân hàng, Sở Giao dịch cũng phải luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với người yêu cầu mở thư tín dụng để hạn chế những tranh chấp thương mại. Đây làđiều rất cần thiết đối với nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Ngân hàng có bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từđể xử lý cũng như xem xét chứng từ. Trong thời gian này ngân hàng phải kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ phù hợp với các điều khoản, điều kiện trong thư tín dụng thì phải u cầu khách hàng thanh tốn ngay. Nếu bộ chứng từ có sai sót, ngân hàng phải thơng báo cho nhà nhập khẩu về tình trạng bộ chứng từđể từđó có thể ra quyết định từ chối hay chấp nhận thanh toán. Trong trường hợp

từ chối, ngân hàng phải làm điện từ chối gửi ngân hàng nước ngồi và thơng báo một lần toàn bộ lỗi của bộ chứng từ. Điều này là vơ cùng quan trọng vì nếu hàng hố có vấn đề thì có thể trì hỗn thanh tốn hoặc buộc người bán phải chịu một phần rủi ro mà không vi phạm UCP.

3.2.2 Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, phân tích đối thủ cạnhtranh và áp dụng Marketing vào hoạt động Thanh toán quốc tế tranh và áp dụng Marketing vào hoạt động Thanh tốn quốc tế

- Trong mơi trường cạnh tranh quyết liệt bởi sự ra đời của hàng loạt các

ngân hàng thương mại cổ phần, nhất là sự có mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngồi, ngân hàng OceanBank cần có những chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt và hiệu quả.

-Trước hết ngân hàng cần chủ động tìm kiếm khách hàng. Đây là hoạt động không thể thiếu nhằm giúp ngân hàng mở rộng và nâng cao số lượng khách hàng đến với mình.

- Ngân hàng cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, tăng cường công tác tư vấn và đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo để củng cố khách hàng truyền thống và mở rộng mạng lưới khách hàng tiềm năng.

-Bên canh đó Ngân hàng cũng cần phân tích và nắm rõ các nắm rõ các đối thủ cạnh tranh của mình, từ đó đưa ra các biện pháp Marketing hợp lý để thu hút khách hàng, đồng thời Ngân hàng cũng phải tự xem xét các mặt ưu nhược điểm để phát huy đồng thời khắc phục những điểm yếu còn tồn tại.

3.2.3 Phát triển hệ thống các Ngân hàng đại lý

Việc thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý với ngân hàng các nước có ý nghĩa chiến lược trong phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tếở bất cứ ngân hàng thương mại nào. Đối với những ngân hàng có quan hệ truyền thống với Ngân hàng OceanBank cần củng cố mối quan hệ chặt chẽ, phát triển cùng có lợi thơng qua việc tăng cường các cuộc tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo chuyên đề vừa để học hỏi các kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm

quản lý tiên tiến, vừa là tạo điều kiện để các ngân hàng đại lý hiểu và đẩy mạnh hợp tác với Ngân hàng OceanBank

Ngân hàng OceanBank cũng cần rà soát lại các ngân hàng đại lý thông qua việc xây dựng tiêu thức phân loại, đánh giá tín nhiệm ngân hàng đại lý để lựa chọn ra các ngân hàng có uy tín, phục vụ thanh tốn an tồn và nhanh chóng, từđó có chính sách đối ngoại phù hợp, đồng thời tạo cơ sởđể tư vấn cho khách hàng. Ngân hàng cũng nên tổ chức mạng lưới thông tin về các ngân hàng đại lý nhanh nhạy thông suốt trong hệ thống Ngân hàng OceanBank, thường xuyên tổ chức đúc rút kinh nghiệm trong quan hệ đối ngoại để hạn chế rủi ro trong thanh tốn quốc tế.

Ngồi ra, Ngân hàng OceanBank cũng cần mở rộng quan hệ song phương, đa phương với các ngân hàng, các tổ chức tài chính quốc tế, áp dụng các loại hình kinh doanh mới trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế, nâng cao vai trị hoạt động của các cơng ty tài chính và văn phịng đại diện, xúc tiến thành lập chi nhánh ở nước ngoài, phấn đấu đưa Ngân hàng OceanBank lên ngang tầm một ngân hàng tiên tiến trong khu vực, tiến tới hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế.

3.2.4 Đa dạng hóa các nguồn ngoại tệ trong kinh doanh và dịch vụ

Để đảm bảo nguồn ngoại tệ để thanh toán,Ngân hàng OceanBank Việt Nam cần đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ, khai thác tốt các nguồn tài trợ, nâng cao chất lượng tín dụng ngoại tệ. Để chủ động được nguồn ngoại tệ phục vụ cho thanh tốn thư tín dụng trong điều kiện cung cầu ngoại tệ chưa ổn định, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa các hình thức kinh doanh ngoại tệ với các ngân hàng thương mại khác kể cả mua bán giao ngay và mua bán kỳ hạn,

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng oceanbank việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)