Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán ui thực hiện (Trang 70 - 72)

- Tổng hợp biến động TSCĐ hữu hình theo từng nhóm tài sản trước điều chỉnh Đối chiếu số dư cuối kỳ tài sản cố định với BCĐKT, bảng CĐPS, sổ cá

a. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Thiết kế chương trình kiểm tốn:

Hiện nay, U&I chỉ mới xây dựng chương trình kiểm tốn chung cho TSCĐ mà chưa lập chương trình kiểm tốn cho từng khách hàng khác nhau. Thực tế đối với từng khách hàng khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau thì các TSCĐ sử dụng cũng rất phong phú đa dạng. Chương trình kiểm tốn mẫu chỉ bao qt được vấn đề chung mà không thể hướng dẫn cụ thể, đặc thù đối với từng khách hàng. Trên thực tế các KTV không thực hiện tất cả các thủ tục trong chương trình kiểm tốn mẫu mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng mà KTV sẽ linh hoạt lựa chọn các thủ tục kiểm tốn trong chương trình kiểm tốn mẫu sao cho phù hợp, hoặc tùy vào từng khách hàng có thể thực hiện các thủ tục bổ sung nếu thấy cần thiết. Nhưng việc linh hoạt này không thể hiện trên giấy tờ làm việc và không lưu vào file kiểm tốn gây khó khăn cho việc sốt xét chất lượng kiểm tốn thơng qua các cấp độ hoặc kiểm tra chất lượng từ bên ngoài.

Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội của khách hàng là rất quan trọng vì trên cơ sở tìm hiểu về hệ thống kiểm sốt nội bộ, KTV có thể đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của kiểm sốt nội bộ nói chung cũng như từng bộ phận, từng khoản mục nói riêng. Từ đó, KTV có thể xác định được khối lượng và độ phức tạp của công việc, phương hướng, phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán dự kiến thời gian số lượng nhân sự kiểm toán mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán đạt mục tiêu kiểm toán. Hiện tại, việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở U&I chưa được chú trọng, chưa được thực hiện một cách đầy đủ triệt để do việc tiến hành mất nhiều thời gian khó đảm bảo được tiến độ của cuộc kiểm tốn. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng được KTV chủ yếu là quan sát, phỏng vấn, sử dụng bảng câu hỏi. Tuy nhiên việc đánh giá hệ thống KSNB từ bảng câu hỏi chưa có những tiêu chuẩn cụ thể, hơn nữa bảng câu hỏi được thiết kế chung cho tất cả các khách hàng, do đó việc đánh giá hệ thống KSNB nhiều khi mang tính chất khái quát, không chi tiết và nhiều khi khi không lưu lại trên giấy tờ làm việc mà chủ yếu qua sự phán xét của KTV.

Xác định mức trọng yếu cụ thể đối với khoản mục TSCĐ

Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (số liệu kế tốn) trong BCTC. Ước lượng về tính trọng yếu là việc làm của KTV nhằm xác định mức độ sai phạm tối đa nhưng vẫn có thể chập nhận được. Có nghĩa là ở mức độ sai phạm ấy BCTC vẫn được coi là trung thực hợp lý hay những sai phạm này vẫn chưa làm thay đổi quan điểm và quyết định của người sử dụng thông tin. Việc xác định mức trọng yếu là một vấn đề phức tạp bao gồm nhiều phán đoán nghề nghiệp phụ thuộc vào phạm vi kiến thức của KTV về công ty khách hàng, sự đánh giá của KTV về rủi ro hợp đồng kiểm toán, những yêu cầu kiểm toán cho BCTC.

Mức trọng yếu đã được KTV xác định trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Tuy nhiên, KTV chỉ xác định mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC, mà chưa phân bổ mức trọng yếu cụ thể cho từng khoản mục nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng. Do đó, đối với các KTV mới hành nghề, hay trợ lý kiểm tốn có thể gặp khó khăn khi kiểm tra chi tiết từng tài khoản.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán ui thực hiện (Trang 70 - 72)