Về việc áp dụng thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán ui thực hiện (Trang 81 - 83)

- Tổng hợp biến động TSCĐ hữu hình theo từng nhóm tài sản trước điều chỉnh Đối chiếu số dư cuối kỳ tài sản cố định với BCĐKT, bảng CĐPS, sổ cá

b. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

3.4.4 Về việc áp dụng thủ tục phân tích

Để hồn thiện và nâng cao thủ tục phân tích đối với các khoản mục trên BCTC nói chung và TSCĐ nói riêng, KTV vận dụng phân tích chuẩn kết hợp với xét đốn nghề nghiệp của mình tiến hành phân tích sự biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân chênh lệch và phát hiện sự kiện bất thường. KTV tiến hành thu thập số liệu chung của toàn ngành, so sánh số liệu của khách hàng với các đơn vị khác cùng ngành. Kiểm tốn khoản mục TSCĐ, KTV khơng chỉ phân tích so sánh số dư khoản mục TSCĐ, khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà KTV có thể tính tốn

và phân tích một số tỷ suất sau: so sánh tỷ suất tổng chi phí khấu hao TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước, so sánh tỷ suất tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trên tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước…

Với những khách hàng có khoản mục TSCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, các thủ tục kiểm tốn đơn giản, KTV nên tính thêm các tỷ suất liên quan đến đầu tư TSCĐ, tỷ suất tài trợ TSCĐ để phân tích, tỷ suất đầu tư để đánh giá năng lực hiện có của doanh nghiệp, đánh giá mức độ trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và cho cơng tác quản lý, có thể so sánh tỷ suất này với tỷ suất chung của ngành để xem mức độ cao hay thấp tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

Tỷ suất đầu tư TSCĐ = TSCĐ và đầu tư dài hạn x 100 Tổng tài sản

Tỷ suất tự tài trợ cho biết nguồn vốn chủ sở hữu dùng để đầu tư vào TSCĐ là bao nhiêu, chính sách tài trợ cho TSCĐ như thế nào. Nếu tỷ suất tự tài trợ TSCĐ ≥ 1 có nghĩa là doanh nghiệp có rủi ro tài chính cao nhưng an ninh tài chính vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường. Nếu tỷ suất này < 1 có nghĩa là doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

Tỷ suất tài trợ TSCĐ = Nguồn vốn chủ sở hữu x 100 TSCĐ

Tỷ suất sinh lợi của TSCĐ cho biết trong kỳ doanh nghiệp đầu tư một đồng TSCĐ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng TSCĐ hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tỷ suất sinh lời của TSCĐ = LNST x 100 TSCĐ bình quân

Tỷ trọng từng bộ phận TSCĐ trong tổng

TSCĐ = Giá trị từng bộ phận tài sản x 100Tổng nguyên giá TSCĐ

Số vịng quay TSCĐ = Doanh thu thuần

Bên cạnh đó, với những khoản mục cịn lại có liên quan đến TSCĐ như khấu hao, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kiểm tốn viên có thể tính tốn và phân tích một số tỷ suất sau: so sánh tỷ suất tổng chi phí khấu hao TSCĐ cố định với tổng nguyên giá năm nay và năm trước; so sánh tỷ suất tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trên tổng nguyên giá TSCĐ năm nay so với năm trước. Thêm vào đó, kiểm tốn viên có thể xây dựng ước tính các chi phí như chi phí khấu hao, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, chi phí sửa chữa lớn… dựa trên các tiêu chí, chiến lược kinh doanh trong kỳ của khách hàng, sau đó so sánh với số liệu thực tế nhằm đánh giá tính trung thực và hợp lý của số liệu trên báo cáo tài chính, đây là một trong những thủ tục mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí nên được sử dụng khá nhiều trong một cuộc kiểm toán.

Điều kiện áp dụng: Thủ tục phân tích được áp dụng song song với thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ đem lại những bằng chứng có sức thuyết phục cao hơn cho KTV. Tuy nhiên, thủ tục này chỉ có thể áp dụng trong trường hợp hệ thống KSNB của khách hàng được đánh giá là hiệu quả, nguồn dữ liệu có thể tin cậy được.

Với những khách hàng có khoản mục TSCĐ có quy mơ lớn, có tính chất phức tạp và có vị trí thực sự quan trọng thì KTV cần thực hiện đầy đủ theo những bước sau:

-Thu thập các thơng tin tài chính và phi tài chính: KTV có thể nghiên cứu mối quan hệ giữa thơng tin tài chính và phi tài chính. KTV có thể căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, đặt trong mối quan hệ với danh tiếng công ty trên thị trường, tình hình phát triển sản xuất kinh doanh, vị trí của đơn vị để kiểm tra tính hợp lý của doanh thu, chi phí.

-So sánh thơng tin, KTV tiến hành so sánh, phân tích thơng tin thu thập được. KTV kết hợp phân tích ngang và phân tích dọc. Sử dụng phân tích dọc hay phân tích tỷ suất cho thấy mối quan hệ kinh tế giữa hai hoặc nhiều số dư tài khoản khác nhau có khả năng phát hiện những thay đổi bất thường.

-Đưa ra kết luận phân tích.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán ui thực hiện (Trang 81 - 83)