Phương pháp kiểm toán cơ bản

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT (Trang 25 - 27)

Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm tốn có liên quan đến số liệu do hệ thống kế tốn xử lý và cung cấp.

Phương pháp kiểm toán cơ bản bao gồm các loại kỹ thuật kiểm toán cụ thể sau:

Phân tích đánh giá tổng quát: Là việc xem xét số liệu trên BCTC

thông qua mối quan hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC.

Phương pháp này giúp KTV khai thác bằng chứng kiểm tốn thơng qua việc xác định các sai lệch về thơng tin, những tính chất bất thường trên BCTC; để KTV xác định mục tiêu , phạm vi, quy mô, khối lượng cơng việc cần kiểm tốn, từ đó có thể đi sâu nghiên cứu, kiểm tốn những vấn đề mà KTV cho là cần thiết.

Nội dung phương pháp đánh giá tổng quát bao gồm:

Phân tích xu hướng: Là phương pháp so sánh về lượng trên cùng

một một chỉ tiêu. Kỹ thuật so sánh trong phân tích xu hướng sử dụng: - So sánh số liệu thực tế kỳ này với kỳ trước.

- So sánh số liệu thực tế với kế hoạch, định mức, dự toán...

- So sánh số liệu thực thực tế của doanh nghiệp với số liệu bình quân của ngành hoặc số liệu dự kiến của KTV.

- So sánh số liệu thực tế của doanh nghiệp kỳ này với các doanh nghiệp khác cùng quy mô, cùng lãnh thổ, cùng ngành, cùng loại hình SXKD.

- So sánh số thực tế với chỉ tiêu do KTV dự kiến.

Phân tích tỷ xuất: Phương pháp này dựa vào mối quan hệ, những tỷ

lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau để phân tích, đánh giá.

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản: Là kỹ thuật kiểm

tra chi tiết việc (q trình) ghi chép, hạch tốn từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế tốn có liên quan.

Nội dung phương pháp kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư bao gồm:  Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ: Khảo sát các nghiệp vụ thực tế phát sinh

như thế nào; Xem xét các nghiệp vụ này được ghi nhận ra sao; Việc ghi chép các nghiệp vụ vào sổ kế toán, việc chuyển sổ đối với từng nghiệp vụ có đúng chế độ, đúng phương pháp hay khơng, có được ghi chép đủ hay bỏ sót, đúng hay sai kỳ...

Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản:

Nội dung phương pháp này bao gồm các thử nghiệm về:

- Tính có thật: Tức số dư các tài khoản tại thời điểm lập BCTC phù hợp với tình hình thực tế về tài sản, cơng nợ và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Sự tính tốn đánh giá: Tức số dư tài khoản đã được tính tốn, đánh giá hợp lý.

- Sự phân loại và tổng hợp: Tức số dư tài khoản được phân loại tổng hợp đầy đủ, đúng đắn.

- Sự trình bày, khai báo đúng đắn: Số dư tài khoản được trinh bày, khai báo trên BCTC phù hợp với thơng lệ, Chuẩn mực kế tốn và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.

Việc thử nghiệm chi tiết số dư tài khoản kết hợp với thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ phát sinh nhằm phát hiện những gian lận sai sót trong q trình ghi

chép, xử lý số liệu. Đồng thời nó khẳng định và tăng thêm độ tin cậy của những bằng chứng mà KTV thu thập được để từ đó có thể mở rộng hay thu hẹp quy mơ mẫu kiểm tốn cần thử nghiệm. Qua đó xác định được mức thỏa mãn để đưa ra kết luận phù hợp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán quốc tế PNT (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)