Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư thương mại công nghiệp việt á (Trang 100 - 102)

- Các khoản phải thu khác:

20. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu.

Trong năm qua, các khoản phải thu ngắn hạn của Cơng ty đã có sự cải thiện rõ rệt bằng việc giảm tỷ trọng trong tổng nguồn VLĐ.Tuy nhiên c ác kho ản ph ải thu vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn VLĐ (80.8%) Các khoản phải thu khách hàng và trả trước cho người bán đều có giá trị gia tăng cao. Và điều này khiến cho Công ty lâm vào tình trạng bị chiếm dụng vốn. Để nâng cao cơng tác quản lý các khoản phải thu, Công ty cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Đối với khoản Phải thu khách hàng: Cơng ty cần xây dựng chính sách tín dụng thương mại phù hợp.Theo giải pháp này thì Cơng ty cần lượng định, đánh giá được tác động của việc bán chịu đến việc tăng doanh thu, lợi nhuận cùng với những rủi ro có thể xảy ra để xác định một chính sách bán chịu sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty nhằm vừa đảm bảo hấp dẫn khách hàng, tiêu thụ được nhiều sản phẩm; vừa đảm bảo thu hồi nhanh các khoản nợ phát sinh, hạn chế vốn bị ứ đọng.Muốn vậy, trong hợp đồng mua bán phải có quy định về việc:

+ Nếu khách hàng lựa chọn hình thức thanh tốn trả ngay hoặc trả trước thì chắc chắn sẽ có lợi ích hơn nhiều so với lựa chọn thanh tốn trả chậm, trả

góp. Giả sử như với việc trả chậm, khách hàng sẽ phải thanh toán thêm lãi suất trả chậm cao hơn lãi suất ngân hàng; trong khi đó, nếu thanh tốn sớm tiền hàng sẽ được hưởng lãi suất chiết khấu thanh toán lớn hơn lãi suất ngân hàng.

+ Không chỉ quy định rõ ở phương thức thanh tốn mà cịn phải đưa ra một số biện pháp cứng rắn hơn khi khách hàng vi phạm kỷ luật về thời gian thanh tốn thơng qua lãi suất phạt nếu khách hàng nợ quá hạn tới từng thời điểm cụ thể. Điều đó sẽ buộc khách hàng phải có trách nhiệm thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc những điều khoản hai bên đã cam kết trong hợp đồng.

- Với khoản Trả trước cho người bán: điều đầu tiên là phải duy trì kỷ luật thanh tốn đối với các nhà cung cấp trong nước và nước ngồi, tạo niềm tin, uy tín trong quan hệ mua bán, tạo điều kiện cho Cơng ty có thể chậm trả mà khơng phải ứng trước một lượng lớn tiền hàng như hiện nay. Bên cạnh đó, Cơng ty nên tích cực tìm thêm một số nhà cung cấp trong nước để khơng phải chịu nhiều chi phí đặt hàng và ứng trước bằng ngoại tệ như với các nhà cung ứng nguyên liệu nước ngoài.

Bên cạnh đó, Cơng ty nên thường xun theo dõi, kiểm sốt Nợ phải thu thơng qua việc theo dõi thường xuyên kỳ thu tiền bình quân và mức độ thu hồi các khoản phải thu để kiểm tra xem các khoản phải thu được thu hồi như thế nào so với chính sách tín dụng của nó để có những biện pháp xử lý thích hợp nhằm ngăn ngừa nợ phải thu quá hạn. Đồng thời, Công ty cần phân loại nợ phải thu theo tiêu chí thời gian q hạn thanh tốn, từ đó để phân loại thành nợ phải thu quá hạn cịn có khả năng thu hồi và nợ q hạn khơng có khả năng thu hồi hoặc có rất ít khả năng thu hồi, làm cơ sở để có các giải

pháp xử lý nợ. Cùng với trích lập dự phịngNợ phải thu khó địi, Cơng ty có thể xử lý theo những giải pháp sau:

- Tính lãi trên nợ quá hạn - Chiết khấu nợ khó địi.

- Tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ: thơng qua cơng ty thu nợ hoặc luật sư chuyên giải quyết công nợ.

- Sử dụng dịch vụ bao thanh toán.

Ngồi các biện pháp nêu trên, Cơng ty cũng có thể xử lý nợ xấu thơng qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư thương mại công nghiệp việt á (Trang 100 - 102)