Tình hình quản trị nợ phảithu của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ vận tải hoàng anh (Trang 82 - 88)

1.2.2.1 .Quản trị vốn lưu động của công ty

2.2. Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất

2.2.2.1.5. Tình hình quản trị nợ phảithu của công ty

Thực trạng các khoản phải thu tại công ty

Quản lý nợ phải thu là một nội dung có ý nghĩa quan trọng trong quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Quản lý tốt nợ phải thu sẽ giúp công ty tránh ứ động vốn trong khâu tiêu thụ, vừa tăng được khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, vừa nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Các khoản phải thu ngắn hạn chủ yếu bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, khoản trước cho người bán và một số khoản phải thu khác.

Để đánh giá tình hình quản trị nợ phải thu, ta đi xem xét bảng 2.11,

bảng 2.12 và bảng 2.13

Bảng 2.11. Kết cấu các khoản phải thu của công ty năm 2014-2015 Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh l ch S ti n (VNĐ)ố ề Tỷ tr ng (%) S ti n (VNĐ)ố ề Tỷ tr ng (%) S ti n (VNĐ)ố ề Tỷ tr ng (%) T lỷ ệ (%)

I.Các khoản phải thu ngắn hạn 33,707,907,924 100% 28,851,160,540 100% 4,856,747,384 0.00% 16,83%

1. Phải thu của khách hàng 32,906,422,924 97.62% 28,851,160,540 100% 4,055,262,384 -2.38% 14,06%

2.Trả trước cho người bán 800,000,000 2.37% 800,000,000 2.37%

3.Các khoản phải thu khác 1,485,000 0.004% 1,485,000 0.004%

4.Dự phịng các khoản phải thu khó địi

A.Tài sản ngắn hạn 46,681,138,395 39,073,524,443 7,607,613,952 19.47% B..Khoản phải thu/Tài sản ngắn hạn 72.21% 73.84% -1.63%

(Nguồn SL: Báo cáo tài chính Cơng ty TNHH SXTM & DV Vận tải Hoàng Anh năm 2015).

Qua bảng 2.11 ta thấy: Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cuối năm 2015 đạt 33,707,907,924 VNĐ tăng 4,856,747,384 VNĐ tương ứng tăng 16,83% do tất cả các khoản mục trong khoản phải thu ngắn hạn tăng. Cụ thể:

 Phải thu khách hàng đầu năm 2015 là 28,851,160,540đồng chiếm tỷ trọng 100% trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn, đến cuối năm con số này tăng lên 32,906,422,924 đồng chiếm tỷ trọng 97,62%, các khoản phải thu khách hàng tăng lên là do trong năm qua cơng ty chưa áp dụng chính sách tín dụng thương mại hợp lý. Các khoản phải thu khách hàng này cịn phụ thuộc nhiều vào tình hình thanh tốn của khách hàng. Khoản nợ này chiếm tỷ trọng lớn vì vậy cơng ty cần điều chỉnh lại việc áp dụng chính sách tín dụng thương mại cho phù hợp với tình hình cơng ty,để đảm bảo tránh gây thiếu vốn cho các khâu khác của hoạt động kinh doanh,vừa thu hút các khách hàng vừa tránh được việc khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp theo dõi, quản lý chặt chẽ để giảm thiểu các khoản nợ khó địi.

 Khoản trả trước cho người bán tuy có tăng lên nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ trong các khoản phải thu ngắn hạn nên việc tăng lên của chỉ tiêu nàyảnh hưởng không đáng kể đến các khoản phải thu ngắn hạn.

 Trên đây là tình hình quản trị nợ phải thu từ việc phân tích báo cáo tài chính cịn tình hình thực tế về quản trị nợ phải thu được thể hiện cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp đã đánh giá, phân tích các khoản phải thu từ khách hàng, cụ thể các nhà quản lý đã mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu. Theo định kỳ thì doanh nghiệp tiến hành phân loại tổng nợ phải thu và chi tiết cho từng khách nợ.

- Công ty xác định ra các mức tiêu chuẩn tín dụng sau đó sắp xếp các khách hàng theo từng tiêu chuẩn tín dụng đã đặt ra để có các chính sách quản trị nợ phải thu cho hợp lý. Tức là đối với các khách hàng có uy tín, làm ăn lâu

năm với doanh nghiệp hay thường xuyên sử dụng dịch vụ vận tải của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể kéo dài thời hạn trả nợ nếu khách hàng không trả nợ theo đúng kỳ hạn đã cam kết trong hợp đồng do lý do khách quan. Cịn đối với các khách hàng có uy tín thấp, tài chính khơng chắc chắn thì doanh nghiệp đã quản lý, theo dõi chi tiết hơn các khoản phải thu này. Từ đó có các biện pháp xử lý sao cho phù hợp.

 Ngoài những thành cơng đã đạt được ở trên thì doanh nghiệp cịn có những hạn chế trong cơng tác quản trị nợ phải thu như hiện nay công ty không thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng thỏa thuận , chưa có một biện pháp phịng ngừa nào đối với các khoản phải thu của khách hàng. Thực tế thì hiện cơng ty chưa có tình trạng phát sinh các khoản nợ lớn hay vay nợ chưa thu hồi được, phần vì khách hàng ln có ý thức thanh tốn dù có q hạn. Cơng ty cũng chủ quan nên chưa trích lập quỹ dự phịng rủi ro.

Tuy nhiên để thấy rõ hơn công tác quản lý các khoản phải thu tại công ty ta xem xét thông qua bảng sau:

Bảng 2.12. Tình hình quản lý các khoản phải thu của Cơng ty.

Đơn vị tính: Đồng STT Ch tiêu Đ nơ vị Năm 2015 Năm 2014 Chênh l ch S ti nố ề T lỷ ệ (%)

1 Doanh thu BH&CCDV Đ ngồ 124,882,301,810 98,653,539,735 26,228,762,07

5 26.59% 2 Doanh thu thu n v ầ ề

BH&CCDV Đ ngồ 124,882,301,810 98,653,539,735 26,228,762,07 5 26.59% 3 Doanh thu có thu =(2)+10%*(1)ế Đ ngồ 137,370,531,991 108,518,893,709 28,851,638,283 26.59% 4 N ph i thu bình quânợ ả Đ ngồ 31,279,534,232 26,476,592,686 4,802,941,546 18.14% 5 Vòng quay kho n ph i ả ả thu=(3)/(4) Vòng 4.39 4.10 0.29 7.15% 6 Kỳ thu ti n bình ề quân=360/(5) Ngày 81.97 87.83 -5.86 -6.67% SV: Ngô Trà My 79 Lớp: CQ50/11.09

(Nguồn SL: Báo cáo tài chính Cơng ty TNHH SXTM & DV Vận tải Hồng Anh năm 2015).

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu. Năm 2014 các khoản phải thu quay được 4,1 vòng, đến năm 2015 là 4,39 vòng . Như vậy vòng quay các khoản phải thu đã tăng lên 0.29 vòng với tỷ lệ tăng tương ứng là 7,15%. Kết quả trên cho thấy vịng thu hồi nợ của cơng ty khá cao, điều này sẽ làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và làm cho kỳ thu tiền trung bình của công ty năm 2015 giảm đi 5,86 ngày so với năm 2014. Qua đó cho thấy cơng ty đã có chính sách quản lý nợ phải thu khá hợp lý tạo điều kiện cho việc thu hồi nợ nhanh hơn.

Để đánh giá một cách tồn diện cơng tác quản trị nợ phải thu ta đi so sánh khoản vốn đi chiếm dụng và khoản vốn bị chiếm dụng của công ty thông qua bảng 2.13 cụ thể như sau:

Bảng 2.13. So sánh VLĐ chiếm dụng và bị chiếm dụng của công ty Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh l ch S ti n (VNĐ)ố ề T tr ngỷ ọ (%) S ti n (VNĐ)ố ề T tr ngỷ ọ (%) S ti n (VNĐ)ố ề T tr ngỷ ọ (%) T l (%)ỷ ệ I. Vốn bị chiếm dụng 33,707,907,924 100.00% 28,851,160,540 100.00% 4,856,747,384 0.00% 16.83% 1.Phải thu khách hàng 32,906,422,924 97.62% 28,851,160,540 100.00% 4,055,262,384 -2.38% 14.06% 2.Trả trước người bán 800,000,000 2.37% 0 800,000,000 2.37%

3.Các khoản phải thu khác 1,485,000 0.004% 0 1,485,000 0.004%

4.Dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi

II.Vốn chiếm dụng 62,283,188,422 100.00% 48,763,678,874 100.00% 13,519,509,548 0.00% 27.72%

1.Phải trả người bán 5,909,380,867 9.49% 19,733,785,000 40.47% -13,824,404,133 -30.98% -70.05% 2.Người mua trả tiền trước

3.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 373,807,555 0.60% 1,000,343,875 2.05% -626,536,320 -1.45% -62.63% 4.Phải trả người lao động

5.Chi phí phải trả 6.Phải trả nội bộ

7.Các khoản phải trả phải nộp khác 56,000,000,000 89.91% 28,029,549,999 57.48% 27,970,450,001 32.43% 99.79%

III. Chênh lệch (II) -(I) 28,575,280,498 19,912,518,334 8,662,762,164 43.50%

IV. Hệ số Nợ phải trả/ Nợ phải thu 184.77% 169.02% 15.76%

(Nguồn SL: Báo cáo tài chính Cơng ty TNHH SXTM & DV Vận tải Hồng Anh năm 2015).

Qua bảng 2.13 ta thấy:

Các khoản vốn chiếm dụng của công ty cuối năm 2015 đã tăng rất mạnh (tăng 13,519,509,548 VNĐ), trong đó tăng chủ yếu ở khoản phải trả phải nộp khác (tăng 27,970,450,001 VNĐ ). Các khoản phải trả, phải nộp khác tăng lên chủ yếu do tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản đi vay, mượn tiền vốn có tính chất tạm thời, hoàn trả tiền huy động vốn tạm thời của sáng lập viên cơng ty Bên cạnh đó, phải trả người bán giảm xuống với tỷ lệ giảm 70,05%. Việc giảm bớt khoản nợ phải trả người bán giúp tăng uy tín của cơng ty đối với nhà cung cấp. Ngồi ra năm 2015, cơng ty không nợ lương người lao động, tạo Ksự gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp.

Số vốn chiếm dụng tăng lên, số vốn bị chiếm dụng của công ty cũng tăng lên. Cuối năm 2015, số vốn bị chiếm dụng tăng 16,83% chủ yếu do khoản phải thu của khách hàng tăng lên 14,06%. Việc tăng các khoản vốn bị chiếm dụng làm cho nhu cầu bổ sung thêm vốn lưu động của công ty tăng lên. Chênh lệch giữa khoản vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng của công ty tại thời điểm cuối năm 2015 là 8,662,762,164 VNĐ. Như vậy số vốn công ty đi chiếm dụng nhiều hơn số vốn công ty bị chiếm dụng.

Kết luận: Trong năm vừa qua, công tác quản trị nợ phải thu của công ty chưa thực sự tốt, vốn bị chiếm dụng nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Cơng ty cần phải có những chính sách hợp lý trong cơng tác quản trị nợ phải thu để từ đó đưa ra được những giải pháp quản trị phù hợp cho công ty đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ vận tải hoàng anh (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)