NGUYÊN TẮC GHI VÀO TÀI KHOẢN

Một phần của tài liệu Nguyên lý kế toán Dành cho bậc cao đẳng và bậc trung cấp (Trang 59 - 61)

Mục tiêu

Sau khi học xong phần này, người học có thể: ❖ Phân biệt được các loại tài khoản.

❖ Phát biểu được hai nguyên tắc ghi vào tài khoản.

❖ Áp dụng được nguyên tắc ghi phù họp với mồi tài khoản.

Bài học

1. Các loại Tài khoản.

Tài khoản được phân thành 4 loại chính như sau :

> Tài khoản loại tài sản: phản ánh các đối tượng kể toán thuộc bên tài sản của Bảng cân đối kế tốn.

Ví dụ : tài khoản tiền mặt (111), tài khoản tài sản cố định (211)

> Tài khoản loại nguồn vốn: phản ánh các đổi tượng thuộc bên nguồn vốn của Bảng cân đối kể tốn.

Ví dụ : tài khoản Phải trả cho người bán (331), tài khoản Vay và nợ thuê tài chính 341) > Tài khoản loại doanh thu và thu nhập: phản ánh các đối tượng thuộc doanh thu và thu

nhập thể hiện trên bảng kết quả kinh doanh.

Ví dụ : tài khoản Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (511).

> Tài khoản loại chi phí: phản ánh các đói tượng thuộc chi phí thể hiện trên bảng kết quả kinh doanh.

Ví dụ : tài khoản Giá vốn hàng bán (632).

2. Các nguyên tắc ghi vào tài khoản :

a. Nguyên tắc 1:

> Phát biểu: sổ phát sinh tăng được ghi vào bên nợ và số phát sinh giảm được ghi vào bên có.

> Phạm vi áp dụng: Nguyên tắc này áp dụng cho các tài khoản loai tài sản, các tài khoản loai chi phí.

> Giải thích: Vì khoản mục chi phí, tuy khơng xuất hiện trên Bảng Cân đối kế toán, chỉ xuất hiện trên Bảng kết quả hoạt động kinh doanh, nhưng nhìn trên góc độ Tài sản và nguồn hình thành tài sản, các khoản chi phí cũng chính là một dạng tài sản của doanh nghiệp.

sổ hiệu

Nợ Tên tài khoản Có

Số phát sinh tâng +

Số phát sinh giảm > Ví dụ :

Ngày 10/01/2008 thu tiền mặt từ bán hàng 15 triệu đồng.

Ngày 15/01/2008 chi tiền mặt trả lưcmg cho công nhân viên 10 triệu đồng. Các nghiệp vụ này được ghi vào tài khoản tiền mặt (111) như sau :

Nợ 10/01 111 Tiền mặt 15.000.000 10.000.000 Cỏ 15/01 b. Nguyên tắc 2

> Phát biểu: số phát sinh tăng được ghi vào bên có và số phát sinh giảm được ghi vào bên nợ.

> Phạm vi áp dụng: Nguyên tắc này áp dụng cho các tài khoản loai nguồn vốn, các tài

khoản loai doanh thu và thu nhâp.

> Giải thích: Vì khoản mục doanh thu, tuy khơng xuất hiện trên Bảng Cân đối kế toán, chỉ xuất hiện trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh, nhưng nhìn trên góc độ Tài sản và nguồn hình thành tài sản, doanh thu cũng chính là một nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.

> Sơ đồ minh hoạ :

Số hiệu

> Ví dụ :

Nợ___________ Tên tài khốn___________ Có Số phát sinh giảm Số phát sinh tăng

- +

Ngày 16/01/2008 mua hàng hố cịn nợ người bán 6-OOO.OOOđ Ngày 20/01/2008 chi tiền mặt trả nợ người bán 3.000.000đ

Các nghiệp vụ này được ghi vào tài khoản Phải trả nhà cung cấp (331) như sau : 331 Nợ Phải trà nhà cung cấp 20/01 3.000.000 6.000.000 Có 16/01 59

Một phần của tài liệu Nguyên lý kế toán Dành cho bậc cao đẳng và bậc trung cấp (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)