TÍNH GIÁ XUẤT KHO

Một phần của tài liệu Nguyên lý kế toán Dành cho bậc cao đẳng và bậc trung cấp (Trang 99)

Mục tiêu

Sau khi học xong phần này, người học có thể:

❖ Diễn giải được các quy trình tính giá trị xuất và tồn tương ứng với phương pháp quản lý hàng tồn kho áp dụng.

❖ Trình bày được ngun tắc tính giá xuất theo các phương pháp

❖ Áp dụng được hai phương pháp nệu trên để tính giá xuất kho khi quản lý theo kê khai thường xuyên.

Bài học

1. Khái quát về các phương pháp tính giá xuất

❖ Hàng tồn kho trong các doanh nghiệp tăng từ nhiều nguồn khác nhau với các đơn giá khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp tính giá thực tể hàng xuất kho... việc lựa chọn phương pháp nào còn tuỳ thuộc vào đặc điểm của hàng tồn kho, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.

♦> Song doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào đòi hỏi phải nhất quán trong suốt niên độ kể tốn. Neu có sự thay đổi phải giải trình và thuyết minh, nêu rõ những tác động của sự thay đổi tới các báo cáo tài chính của doanh nghiệp

> Khi quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, việc tính giá xuất và tồn được thực hiện theo quy trình như sau:

Tính giá xuất

- Phương pháp Nhập trước - Xuất trước, phương pháp này thường được gọi là phương pháp FIFO viết tắt từ thuật ngữ tiếng anh First In First Out (FIFO). - Phương pháp thực tế đích danh. (TT)

- Phương pháp bình qn (bình qn liên hồn và bình qn cuối kỳ) - Phương pháp giá hạch tốn

GT tồn cuối kỳ = GT tồn đầu kỳ + GT nhập trong kỳ - GT xuất trong kỳ SL tồn cuối kỳ = SL tồn đầu kỳ + SL nhập trong kỳ - SL xuất trong kỳ

> Khi quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, giá xuất sẽ được tính trên cơ sở giá trị tồn kho cuối kỳ, theo quy trình như sau:

Tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo một trong bốn phương pháp đã liệt kê ở phần trên.

_____ Tính giá trị và số lượng xuất theo công thức:___________________________________ Giá trị xuất = giá trị tồn đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ - giá trị tồn cuối kỳ

SL xuất = SL tồn đầu kỳ + SL nhập trong kỳ - SL cuối kỳ

Bài học này chỉ giới thiệu các phương pháp tính giả xuất khi quản lý theo kê khai thường xuyên.

2. Các phương pháp tính giá xuất kho khi quản lý theo kê khai thường xuyên

Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mồi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị cơng cụ tính tốn, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp

a. Phương pháp FIFO

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lơ hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

> Nguyên tắc : vật tư xuất ra được tính theo đơn giá tồn đầu kỳ, sau khi xuất hết số lượng tồn đầu kỳ, thì sẽ xuất đến giá của lần nhập kế tiếp.

> Ví d ụ :

Vật liệu tồn kho đầu tháng: 200 kg, đơn giá 2.000 đ/kg. Tình hình nhập xuất trong tháng 5/2010.

- Ngày 01/05: Nhập kho 500 kg, đơn giá nhập 2.100 đ/kg. - Ngày 05/05: Xuất sử dụng 300 kg.

- Ngày 10/05: Nhập kho 300 kg, đơn giá nhập 2.050 đ/kg. - Ngày 15/05: Xuất sử dụng 400 kg.

Yêu cầu: Tính trị giá xuất kho vật liệu theo phương pháp FIFO, số lượng tồn và giá trị tồn kho cuối tháng 05/2010

Bài g iải:

Giá trị thực tể vật liệu xuất kho ngày 05/05:

200 X 2.000 + 100 X 2.100 = 61 oToOO

Giá trị thực tế vật liệu xuất kho ngày 15/05 : 400 X 2.100 = 840.000

Tổng giá trị xuất kho : 1.450.000 Số lượng tồn cuối kỳ: 300kg

Giá trị thực tế vật liệu tồn kho : 615.000

b. Phương pháp bình quân bl. Bình quân cuối kỳ :

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lơ hàng về, phụ thuộc vào tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

> Nguyên tắc : cuối mỗi kỳ, kế toán xác định đơn giá bình quân của vật liệu tồn và nhập trong kỳ để làm giá xuất kho theo công thức:

Trị giá tồn đầu kỷ + Trị giá nhập trong kỷ___________ Sổ lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ

> Ví dụ :

Vật liệu tồn kho đầu tháng: 200 kg, đơn giá 2.000 đ/kg. Tình hình nhập xuất trong tháng 5/2008.

- Ngày 01/05: Nhập kho 500 kg, đơn giá nhập 2.100 đ/kg. - Ngày 05/05: Xuất sử dụng 300 kg.

- Ngày 10/05: Nhập kho 300 kg, đơn giá nhập 2.050 đ/kg. - Ngày 15/05: Xuất sử dụng 400 kg.

Yêu cầu: Tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp bình quân cuối kỳ, số lượng tồn và giá trị tồn kho cuối tháng 05/2010

Bài giải

ĐGBQ 200x2.000 + 500x2.100 + 300x2.050

1.000

Giá trị thực tế vật liệu xuất kho ngày 05/05: 300x2.065 =619.500

Giá trị thực tế vật liệu xuất kho ngày 15/05 : 400 X 2.065 = 826.000

Tổng giá trị xuất kho : 1.445.000

số lượng tồn cuối kỳ: 300kg

Giá trị thực tế vật liệu tồn kho = 300 X 2.065 = 619.500

b2. Bình qn liên hồn (bình quân tại thời điểm)

Theo phương pháp này mỗi lần xuất kho sẽ tính ra đơn giá xuất bình qn tại thời điểm đó Đơn giá xuất bình quân tại thời điểm i = (Trị giá tồn tại thời điểm i) / (số lượng tồn tại thời điểm i) = (Trị giá tồn đầu + tổng trị giá nhập đến thời điểm i - tổng trị giá xuất đến thời điểm i) /(số lượng tồn đầu + tổng số lượng nhập đển thời điểm i - tổng số lượng xuất đến thời điểm i)

Trị giá xuất tại thời điểm i = s ố lượng xuất tại thời điểm i X Đơn giá xuất bình quân tại thời điểm i

c. Phương pháp thực tế đích danh :

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tể của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

> Nguyên tắc : vật tư xuất ra thuộc lần nhập kho nào thì lấy giá nhập kho của lần đó làm giá xuất kho.

> Ví dụ :

Vật liệu tồn kho đầu tháng: 200 kg, đơn giá 2.000 đ/kg. Tình hình nhập xuất trong tháng 5/2010

- Ngày 01/05: Nhập kho 500 kg, đơn giá nhập 2.100 đ/kg.

- Ngày 05/05: Xuất sử dụng 300 kg gồm có 100 kg thuộc số tồn đầu tháng, 200 kg thuộc số nhập ngày 01/05.

- Ngày 10/05: Nhập kho 300 kg, đơn giá nhập 2.050 đ/kg.

- Ngày 15/05: Xuất sử dụng 400 kg, gồm có 100 kg thuộc số nhập ngày 1/05, 300 kg thuộc số nhập ngày 10/05.

Yêu cầu: Tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp thực tế đích danh, số lượng tồn và giá trị tồn kho cuối tháng 05/2010

Bài g iả i:

Giá trị thực tế vật liệu xuất kho ngày 05/05: 100 X 2.0*00 + 200 X 2.100 = 620.000 Giá trị thực tế vật liệu xuất kho ngày 15/05 : 100 X 2.100 + 300 X 2.050 = 825.000 Tổng giá trị xuất kho : 1.445.000 Số lượng tồn cuối kỳ: 300kg Giá trị thực tế vật liệu tồn kho : 100x2.000 + 200 X 2.100= 620.000 Lưu ý:

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thì cuối kỳ kể tốn phải tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức:

Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và =

giá hạch toán của N V L (l) Giá thực tế của NVL

xuất dùng trong kỳ =

Giá thực tể của NVL tồn kho đầu kỳ Giá hạch toán của NVL

tồn kho đầu kỳ Giá hạch toán của NVL

xuất dùng trong kỳ

Giá thực tế của NVL + nhập kho trong kỷ

Giá hạch toán của NVL + nhập kho trong kỳ

Hệ số chênh lệch giữa

X giá thực tế v à giá hạch toán của NVL (O

III. VĂN BẢN PHÁP QUY: IV. LUYỆN TẬP:

LUYỆN TẬP 1:

Hãy chọn câu trả lời đúng nhất: 1 .Tính giá một đối tượng kể toán là :

a) Xác định giá trị của đối tượng kể tốn đó.

b) Xác định số lượng theo đcm vị đo lường của Việt Nam. c) Xác định thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm. d) Xác định lợi nhuận mà đối tượng này mang lại.

2. Thước đo chủ yếu sử dụng để tính giá là : a) Đon vị tiền tệ theo đon vị đo lường quốc gia. b) Đon vị hiện vật theo đon vị đo lường quốc gia.

c) Đon vị thời gian lao động theo đon vị đo lường quốc gia. d) Hiệu quả của giá trị mang lại so với giá trị sử dụng.

3. Để phản ánh trung thực tình hình tài sản, tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có yêu cầu quản lý của Nhà nước, khi tính giá các đối tượng kể tốn cần

a) Quan tâm đến khả năng chi trả của người mua đối với đối tượng tính giả. b) Phải tuân thủ chặt chẽ các quy định được Nhà nước ban hành thống nhất. c) Trao đổi với nhà cung cấp về chất lượng yêu cầu của đối tượng cần tính giá. d) Trao đổi với các ngân hàng về khả năng thế chấp của đối tượng cần tính giá. 4. Hãy chọn một khái niệm thích hợp cho việc tính giá.

a) Tính giá là một phương pháp thống kê để đánh giá khối lượng đối tượng kể tốn.

b) Tính giá là phương pháp biểu hiện giá trị các đối tượng kế toán bằng tiền phù hợp với các nguyên tắc.

c) Tính giá là việc đánh giá lại các đối tượng kế toán cho phù hợp với giá hiện hành trên thị trường.

d) Tính giá là phương pháp kiểm kê các đối tượng kể toán để bảo đảm khơng có sự mất mát trong doanh nghiệp.

5. Phải tính giá các đối tượng kế tốn vì

a) Nhu cầu tổng hợp tài sản nên phải biểu hiện tất cả các đối tượng kế tốn khác nhau bằng hình thức giá trị.

b) Sự biến động của nền kinh tế đang theo hướng tồn cầu hóa hiện nay, nên cần phải nâng cao tính cạnh tranh.

c) Các cổ đơng yêu cầu để xác định giá trị đích thực các tài sản của doanh nghiệp.

d) Ban giám đốc chỉ đạo, để họ có cơ sở báo cáo với các cổ đơng và tính thuế với nhà nước.

LUYỆN TẬP 2:

Nhận định các phát biểu sau đúng hay sai.

1) Giá trị tài sản phải được phản ánh đúng theo giá mua và các chi phí phát sinh của q trình chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng.

2) Giá gốc là giá mua của tài sản sau khi đã trừ khoản lợi nhuận của người bán.

3) Nếu có sự biến động trên thị trường, kế tốn phải linh hoạt điều chỉnh giá của đối tượng kế toán liên quan một cách kịp thời.

4) Trong cùng một kỳ kể toán năm, doanh nghiệp không được tùy tiện áp dụng nhiều phương pháp tính giá khác nhau.

5) Nên sử dụng các phương pháp đánh giá tài sản một cách linh hoạt đế kết quả kinh doanh là đều đặn trong các kỳ kế toán.

LUYỆN TẬP 3:

Chọn câu trả lời.

1. Lượng giá trị của TSCĐ có thể được hiểu là: a) Số lượng TSCĐ.

b) Loại TSCĐ. c) Trị giá TSCĐ.

d) Khơng có câu nào đúng.

2. Nguyên giá của TSCĐ được tính theo lượng giá trị của tài sản đó ở thời điểm: a) Bắt đầu đưa vào sử dụng.

b) Đang sử dụng. c) Het hạn sử dụng. d) Bất kỳ thời điểm nào.

LUYỆN TẬP 4:

1) Mua một thiết bị đo lường, giá mua 50.000.000 đ, tiền chưa thanh tốn. Chi phí vận chuyển 500.000 đ trả bằng TGNH. Tính nguyên giá thiết bị này.

2) Mua một thiết bị sản xuất, giá mua 100.000.000 đ, thuế giá trị gia tăng 10%. Chi phí vận chuyển 1.000.000 đ, lắp đặt là 2.000.000 đ tất cả đã thanh toán bằng TGNH.

3) Mua một máy dệt, tổng giá thanh toán là 84.000.000 đ, trong đó thuế giá trị giá tăng 5%. Chi phí lắp đặt, chạy thừ 5.000.000 đ. Tính nguyên giá của máy này.

4) Mua một phương tiện vận tải, giá mua 150.000.000 đ. Lệ phí trước bạ là 1.500.000 đ. Hãy tính nguyên giá tài sản này.

5) Doanh nghiệp A mua một ngôi nhà làm văn phòng theo giá mua là 2.000.000.000 đ, lệ phí trước bạ là 1%. Chi phí sửa chữa để đưa vào sử dụng là 15.000.000 đ. Hãy tính nguyên giá của TSCĐ này

6) Doanh nghiệp được Nhà nước cấp vốn bằng TSCĐ trị giá 500.000.000 đ, chi phí tiếp nhận, vận chuyển và lắp đặt 20.000.000 đ.

7) Doanh nghiệp vốn góp liên doanh một TSCĐ theo giá đánh giá của Hội đồng liên doanh 180.000. 000 đ, các chi phí liên quan đến việc tiếp nhận TSCĐ thanh toán bằng TGNH là 20.000. 000 đ.

LUYỆN TẬP 5:

Tính giá trị cịn lại.

1) Một tài sản cố định có nguyên giá 40.000.000 đ, đã sử dụng được một thời gian, giá trị hao mịn lũy kể là 8.000.000 đ. Tính giá trị cịn lại của tài sản cố định này.

2) Một tài sản cố định có nguyên giá 30.000.000 đ, đã sử dụng được một thời gian có tỷ lệ hao mịn là 20%. Tính giá trị cịn lại của tài sản cố định này.

3) Một tài sản cố định có giá trị cịn lại là 50.000.000 đ, tỷ lệ hao mòn của tài sản cố định này là 20%. Tính nguyên giá tài sản cố định.

LUYỆN TẬP 6:

Tính trị giá vật liệu nhập kho và đơn giá nhập trong các trường hợp sau:

1) Mua 800 kg vật liệu nhập kho, giá mua ghi trên hóa đơn là 12.000 đ/kg, thuế giá trị gia tăng 10%.

2) Mua ngoài nhập kho 700 kg vật liệu, giá mua ghi trên hóa đơn là 38.000 đ/kg, thuế giá trị gia tăng 10%, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 1.050.000 đ.

3) Mua ngoài nhập kho 1.000 kg vật liệu, đơn giá mua là 39.200 đ/kg, chi phí thu mua là 1.600.000 đ, khoản giảm giá được hưởng là 400.000 đ.

LUYỆN TẬP 7:

Hãy phân biệt các đặc điểm sau thuộc phương pháp kê khai thường xuyên (TX) hay kiểm kê định kỳ (ĐK).

1) Theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tỉnh hình nháp, xt tơn kho trên sổ kế toán, ghi chép sau mồi lần phát sinh nghiệp vụ nhập hoặc xuất từ đó xác định số lượng và giá trị tồn kho cuối kỳ.

2) Trong kỳ kế toán chỉ tổ chức theo dõi các nghiệp vụ nháp vào, cuối kỳ tiến hành kiểm kê tình hình tồn kho, định giá từ đó xác định số lượng và giá trị hàng đã xuất trong kỳ. 3) Biết số lượng tồn đầu kỳ, số lượng nhập trong kỳ, số lương xuất trong kỳ.

4) Biết số lượng tồn đầu kỳ, số lượng nhập trong kỳ, số lương tồn cuối kỳ. 5) Số lượng tồn cuối kỳ tính theo cơng thức :

Số lượng tồn cuối kỳ = số lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ - số lượng xuất trong kỳ.

6) Số lượng xuất trong kỳ tính theo cơng thức :

Một phần của tài liệu Nguyên lý kế toán Dành cho bậc cao đẳng và bậc trung cấp (Trang 99)