I. MỤC TIÊU:
* ?
Sau khi học xong bài này, người học có thê
❖ Giải thích được nguyên tắc kế toán kép, nguyên tắc kết chuyển. ❖ Trình bày được ý nghĩa, nội dung của phương pháp ghi sổ kép.
❖ Áp dụng được phương pháp ghi sổ kép để ghi chép một số các nghiệp vụ kinh tế (bút toán).
❖ Minh họa được mối quan hệ của các tài khoản trong một nghiệp vụ kinh tế dưới dạng sơ đồ.
❖ Vận dụng được nguyên tắc kết chuyển trong tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh, kết chuyển lãi, lỗ.
❖ Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công việc thu thập và xử lý thông tin kế tốn.
II. NỘI DUNG:
NỘI DUNG 1:KÉ TỐN KÉP
Mục tiêu
Sau khi học xong phần này, người học có thể: ❖ Trình bày được ngun tắc kế tốn kép. ❖ Phân biệt được kế toán đơn và kế toán kép. ❖ Giải thích được các mối quan hệ đối ứng.
Bài học
1. Khái quát về kế toán kép
> Khái niệm : Ke tốn kép cịn được gọi là phương pháp ghi sổ kép. Phương pháp này ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tể phát sinh vào các tài khoản kế toán theo đúng nội dung nghiệp vụ trên cơ sở nguyên tắc kế toán kép.
Nguyên tắc kế toán kép : Một nghiệp vụ kinh tế luôn phải được ghi vào ít nhất hai tài khoản, có tài khoản được ghi bên nợ, có tài khoản được ghi bên có và tơng bên nợ phải ln bằng tổng bên có.
> Ví dụ : Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 10.000.000d.
Ngoài việc ghi tăng giá trị tiền mặt 10.000.OOOđ, nghĩa là ghi vào bên nợ tài khoản tiền mặt. Theo nguyên tắc kế toán kép, bắt buộc phải ghi giảm khoản phải thu của khách hàng 10.000.000d, nghĩa là ghi vào bên có tài khoản phải thu của khách hàng.
TK PTKH______
10.000.0000
TK TĨẺN MẶT_______
10.000.000
> Nhận x é t: kế tốn kép phản ánh chính xác và đầy đủ bản chất của nghiệp vụ kinh tế, vì khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh luôn làm biến động bảng cân đói kế tốn theo một tác động kép như đã nghiên cứu ở bài 2.
> Phạm vi áp dụng: được áp dụng để ghi sổ kế tốn tại các doanh nghiệp.
a. Mơi quan hệ đối ứng tài khoản.
> Khái niệm : quan hệ đối ứng là mối quan hệ Nợ và Có giữa các tài khoản trong một nghiệp vụ kinh tế, khi ghi chép theo kế toán kép. Tài khoản có là tài khoản đối ứng của Tài khoản nợ và ngược lại.
> Ví dụ : Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 10.000.000d.
Trong ví dụ này, tài khoản đối ứng của tài khoản tiền mặt là tài khoản Khoản phải thu khách hàng.
> Các mối quan hệ đối ứng
Chế độ kể toán hiện nay, chấp nhận bốn mối quan hệ đối ứng trong một nghiệp vụ được ghi chép như sau :
Một nợ = một có Một nợ = nhiều có Nhiều nợ = một có Nhiều nợ = nhiều có
- Trong đó, mối quan hệ đối ứng nhiều nợ = nhiều có, được khun khơng nên áp dụng vì khá phức tạp.
NỘI DUNG 2: CÁC HÌNH THỨC TRÌNH BÀY THEO KẾ TỐN KÉP VÀ NGHIỆP VỤ KÉT CHUYỂN
Mục tiêu
Sau khi học xong phần này, người học có thể:
❖ Trình bày được nội dung và ý nghĩa của hai hình thức phản ánh nghiệp vụ kinh tế theo kế toán kép là định khoản và sơ đồ.
❖ Áp dụng được hai hình thức trên để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế. ❖ Giải thích được nội dung và ý nghĩa của các nghiệp vụ kết chuyển. ❖ Phản ánh được nghiệp vụ kết chuyển dạng bút toán và sơ đồ.
Bài học
1. Các hình thức trình bày theo kế tốn kép
a. Định khoản.
> Khái niệm: định khoản là xác định các tài khoản liên quan đến một nghiệp vụ kinh tế, tài khoản nào được ghi bên nợ, tài khoản nào được ghi bên có và tổng số tiền ghi bên nợ phải bằng tổng số tiền ghi bên có.
> Ý nghĩa : Định khoản giúp việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo nguyên tắc kế tốn kép được đom giản, có hệ thống và dễ hiểu.
> Trình bày định khoản :
Nợ TK so hiệu tên g ọ i: số tiền
• Có TK số hiệu tên g ọ i: số tiền
Ví dụ :
Nợ TK 152 NVL : 10.000.000
Có TK 331 PTNCC: 10.000.000
b. Sơ đồ minh họa
> Ý nghĩa : trong học tập và nghiên cứu, thường sử dụng dạng sơ đồ để minh họa các nghiệp vụ kinh tế, đặc biệt khi tổng kết một qui trình kế tốn. Dạng sơ đồ giúp người đọc nhìn thấy sự chuyển dịch của tài sản hay các giá trị thực tế một cách rõ ràng hơn. > Các nguyên tắc trình bày :
Các tài khoản ghi có thường đặt phía tay trái. Chiều mũi tên là chiều chuyển dịch của tài sản. > Sơ đồ tổng q u át:
SH SH
Nợ Tên TK Có Nợ Tên TK Có
------------------------------------------------- ►
Vỉ dụ : Mua nguyên vật liệu nhập kho 10.000.000 đ còn nợ người bán.
331 152
Nợ_______ PTNCC Cỏ Nợ N V L _______ Có
10.000.000 _________________ ► 10.000.000
2. Nghiệp vụ kết chuyển.
a. Khải niệm và ỷ nghĩa
> Khái niệm : kết chuyển là mang sổ dư từ một tài khoản này chuyển sang một tài khoản khác, sao cho phù hợp với ngun tắc kế tốn kép.
> Có hai trường họp kết chuyển: Ket chuyển số dư nợ.
TKA TKB Có
Kết chuyển số dư có.
Nợ TK A Có Nợ TK B Có
> Ý nghĩa : các tài khoản doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh bắt buộc khơng được có số dư vào cuối kỳ. Vì vậy, để kết tốn các tài khoản này, cuối kỳ, kế toán bắt buộc phải kết chuyển các số dư.
b. Trình bày các nghiệp vụ kêt chuyên
> Ket chuyển số dư nợ:
Nguyên tắc: Khi kết chuyển số dư nợ của tài khoản A về tài khoản B phải ghi nợ tài khoản B và có tài khoản A.
Bút tốn kết chuyển được ghi như sau : Nợ TKB
Có TKA Sơ đồ kết chuyển
Nợ______ TKA Có Nợ TK B Có
> Ket chuyển số dư có:
Nguyên tắc: khi kết chuyển số dư có của tài khoản A về tài khoản B phải ghi có tài khoản B và nợ tài khoản A.
Bút toán kết chuyển như sau : Nợ TKA
CĨTKB
Nợ______ TKB Có Nợ TK A Có
c. Các nghiệp vụ kêt chuvên : cỏ năm nghiệp vụ kết chuyên quan trọng.
> Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành. > Ket chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh.
> Ket chuyển các khoản giảm trừ để xác định doanh thu thuần. > Ket chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh. > Kết chuyển lãi hoặc lồ.
III. VĂN BẢN PHÁP QUY: IV. LUYỆN TẬP:
Luyện tập 1 : Chọn câu trả lời đúng 1. Nguyên tắc kế toán kép phát biểu :
a. Một nghiệp vụ kinh tế phải ghi ít nhất vào hai tài khoản. b. Một nghiệp vụ kinh tế ghi tối đa vào hai tài khoản. c. Một nghiệp vụ kinh tế chỉ ghi vào hai tài khoản.
d. Một nghiệp vụ kinh tế không được ghi vào hai tài khoản. 2. Hình thành mối quan hệ đối ứng tài khoản k h i:
a. Hai tài khoản cùng ghi bên nợ trong một nghiệp vụ kinh tể. b. Hai tài khoản cùng ghi bên có trong một nghiệp vụ kinh tế.
c. Một tài khoản ghi bên nợ và một tài khoản ghi bên có trong một nghiệp vụ kinh tế.
d. Hai tài khoản không liên quan với nhau. 3. Được gọi là kế toán kép khi:
a. Chỉ ghi nợ hoặc ghi có tài khoản cho một nghiệp vụ kinh tế. b. Ghi nợ và ghi có tài khoản cho một nghiệp vụ kinh tế.
c. Khơng ghi nợ, có tài khoản chỉ ghi số tiền cho một nghiệp vụ kinh tế. d. Không ghi chép.
4. Được gọi là kế tốn đcm khi:
a. Chỉ ghi nợ hoặc ghi có tài khoản cho một nghiệp vụ kinh tế. b. Ghi nợ và ghi có tài khoản cho một nghiệp vụ kinh tế.
c. Khơng ghi nợ, có tài khoản chỉ ghi số tiền cho một nghiệp vụ kinh tế. d. Không ghi chép nghiệp vụ kinh tế vào bất kỳ một tài khoản nào
5. Ket chuyển số dư nợ 20.000.000 đồng của tài khoản 632 - Giá vốn về tài khoản 911 - XĐKQKD để xác định kết quả kinh doanh.
6. Kết chuyển số dư nợ 5.000.000 đồng của tài khoản 641 - Chi phí bán hàng về tài khoản 911 - XĐKQKD để xác định kết quả kinh doanh.
7. Kết chuyển số dư nợ 7.500.000 đồng của tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp về tài khoản 911 - XĐKQKD để xác định kết quả kinh doanh.
8. Kết chuyển số dư có 2.500.000 đồng của tài khoản 515 - Doanh thu tài chính về tài khoản 911 - XĐKQKD để xác định kết quả kinh doanh.
9. Ket chuyển số dư nợ 1.500.000 đồng của tài khoản 811 - Chi phí khác về tài khoản 911 - XĐKQKD để xác định kết quả kinh doanh.
10. Kết chuyển số dư có 7.600.000 đồng cùa tài khoản 711 - Thu nhập khác về tài khoản 911 - XĐKQKD để xác định kết quả kinh doanh.
Củng co
1. Trình bày dạng tổng quát của một định khoản? Cho ví dụ minh hoạ?
2. Nêu ý nghĩa của việc minh hoạ nghiệp vụ dưới dạng sơ đồ? Trình bày sơ đồ minh họa theo ví dụ tự cho ở câu 1 ?
3. Nêu hai nguyên tắc kết chuyển? Cho ví dụ minh hoạ?
V. BÀI TẶP VÈ NHÀ:
Bài 1: Hãy định khoản các nghiệp vụ sau
4. Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 25.000.000 đồng, trả bằng tiền mặt 10.000.000 đồng, số còn lại chưa trả tiền người bán.
5. Mua công cụ dụng cụ nhập kho trị giá 12 triệu đồng trả bằng tiền vay ngân hàng 6. Xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trực tiếp trị giá 20 triệu đồng.
7. Tính lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp 10 triệu đồng. 8. Mua một số cổ phiếu trị giá 18 triệu thanh toán bằng chuyển khoản. 9. Người mua trả nợ bằng tiền mặt 13 triệu đồng.
10. Vay ngân hàng trả nợ người bán 5 triệu đồng.
11. Cổ đơng góp vốn kinh doanh bằng một tài sản cố định trị giá 30 triệu đồng và tiền mặt 17 triệu đồng.
12. Bán hàng thu bằng tiền mặt 40 triệu đồng.
13. Hóa đơn bán sản phẩm giao cho khách hàng 24 triệu đồng, chưa thu tiền.
Bải 2: Có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại một DN như sau:
1. Nhập kho 4.000.000đ nguyên vật liệu và l.OOO.OOOđ công cụ dụng cụ chưa trả tiền cho người bán.
3. Xuất kho 500.000 công cụ dụng cụ để phân xưởng sản xuất. 4. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên đi công tác 200.000đ.
5. Tiền lương phải thanh tốn cho cơng nhân sản xuất sản phẩm 500.000đ, nhân viên phân xưởng 300.000đ.
6. Rút TGNH về quỹ tiền mặt 800.000đ.
7. Chi tiền mặt để trả lương cho CN: 800.000đ.
8. Khách hàng phải trả nợ cho DN bằng tiền mặt là 200.000đ và bằng TGNH 1 OOO.OOOđ.
9. Dùng TGNH trả nợ cho người bán 1,200.000đ.
10. Nhận vốn góp bằng TSCĐ hữu hình có giá trị 10.000.000d. 11. Dùng lợi nhuận bổ sung quỹ đầu tư phát triển 500.000đ.
12. Dịch vụ dùng cho phân xưởng sản xuất được trả bằng TGNH 500.000đ.
Yêu cầu: Lập định khoản các nghiệp vụ trên.
Bài 3: Diễn giải nội dung các nghiệp vụ kinh tế của các bút toán sau
1. Nợ TK 621 Có TK 152 2. Nợ TK 152 Có TK 331 Có TK 111 3. Nợ TK 211 Có TK 111 Có TK 112 4. Nợ TK 331 Có TK 111 Có TK 112 5. Nợ TK 131 Có TK 511 6. Nợ TK 334 Có TK 111 7. Nợ TK 622 Có TK 334 8. Nợ TK 111 Có TK 131 9. Nợ TK 211 Có TK 411 10. Nợ TK 112 Có TK 341
Bài 4. Diễn giải nội dung các nghiệp vụ kỉnh tế của các sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: 411 211 341 Vay và nợ thuê Nợ tài c lính Sơ đồ 3: Nợ 341 Vay và nợ th tài chính Có Nợ 331 Phải trả NCC Có Có Nợ 211 Tài sản cố định Có
Sơ đồ 3: 111 152 Nợ 154 CPSXKDDD Có Nợ 155 Sản phẩm Có > BẢI 5
Tại 1 doanh nghiệp có các tài liệu :
- số dư đầu tháng của các tài khoản (đơn vị lOOOđ)
TK 111: 2.000 TK 112:4.000
TK 152: 4.000 TK 211:20.000
TK341: 3.000 TK 331: 2.000
TK411: 23.000 TK 421:2.000
Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng :
1/ Rút TGNH vê quỹ tiên mặt l.OOO.OOOđ
2/ Nhập kho 2.000.000đ nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán. 3/ Dùng TGNH trả nợ vay ngân hàng 1 .OOO.OOOđ
4/ Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 1.500.000đ
5/ Dùng lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư của chú sở hữu l.OOO.OOOđ 6/ Nhận 1 TSCĐ hữu hình do được nhà nước cấp có trị giá 16.000.000d
Yêu cầu :
1- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2- Mở, ghi và khóa các tài khoản liên quan. 3- Lập bảng cân đối kế tốn vào cuối tháng.
Bài 6:
Tại một DN có các tài liệu như sau:
Bảng cân đối kế toán lập ngày 31-12-20IX như sau:
Đon vị tính: 1000 đ
Tài sản sơ tiên Nguồn vốn Số tiền
1- Tiền mặt 15.000 1- Vay và nợ thuê tài chính 150.000
2- TGNH 100.000 2- Phải trả người bán
3- Thuế và các khoản phải nộp nhà
60.000
3- Phải thu KH 80.000 nước 30.000
4- Tạm ứng 5.000 4- Phải trả cho người lao động 35.000
5-NVL 400.000 5- Phải trả và phải nộp khác 40.000
6- Công cụ, dụng cụ 60.000 6- Vốn đầu tư của chủ sở hữu 8900.000
7- Thành phẩm 40.000 7- Quỹ đầu tư phát triển 220.000
8- TSCĐHH 8800.000 8- Lợi nhuận chưa phân phối 9- Quỹ khen thưởng phúc lợi
50.000 15.000
TC tài sản 9500.000 TC nguồn vốn 9500.000
Nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1-201X1 (đon vị tính 1000 đ) 1. Nhập kho 30.000 cơng cụ, dụng cụ trả bằng TGNH
2. Vay ngân hàng trả nợ cho người bán 40.000 và trả nợ khoản phải trả khác 10.000 3. Nhập kho 100.000 NVL và 30.000 công cụ nhỏ chưa trả tiền cho người bán. 4. Rút TGNH về quỹ tiền mặt 30.000
5. Chi tiền mặt để trả lương cho công nhân 30.000. 6. Khách hàng trả nợ cho DN bằng TGNH 70.000.
7. Dùng TGNH để trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng 40.000 và thanh toán với nhà nước 20.000.
8. Dùng lợi nhuận để phân bổ quỹ đầu tư phát triển 30.000 và quỹ khen thưởng, phúc lợi
10.000
9. Chi tiền mặt để trợ cấp cho công nhân do quỹ phúc lợi đài thọ là 8.000 10. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên DN đi công tác là 5.000
11. Nhà nước cấp cho DN một TSCĐHH trị giá 700.000.
Yêu cầu :
1- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2- Mở, ghi và khóa các tài khoản liên quan. 3- Lập bảng cân đối kế tốn vào 31/01 /201X1.
BÀI 5: TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong sinh viên có thế:
❖ Nêu được ý nghĩa của việc tính giá các đối tượng kế tốn, các yêu cầu và nguyên tắc của việc tính giá.
❖ Nhận biết sự khác biệt của hai phương pháp hạch tốn hàng tồn kho.
❖ Tính được giá nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho trong trường hợp để phục vụ cho công việc ghi sổ của kế tốn
❖ Tính được nguyên giá của tài sản cố định phục vụ cho việc ghi sổ kế tốn. ❖ Thành thạo các kỹ năng tính tốn cơ bản.
❖ Nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác tính gía
II. NỘI DUNG:
NỘI DUNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KỂ TOÁN VÀ MỘT SO QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.
Mục tiêu
Sau khi học xong phần này, người học có thể:
❖ Trình bày được tầm quan trọng, khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của việc tính giá và một