CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỐNG KÊ
4.1. Phân tích thống kê
4.1.1. Khái niệm về phân tích và dự đốn thống kê
Phân tích thống kê là xác định những đặc điểm của tổng thể thông qua một số lƣợng lớn các mẫu quan sát. Từ những hiện tƣợng thu thập đƣợc, dự đoán khuynh hƣớng biến đổi của hiện tƣợng trong tƣơng lai. Đây là giai đoạn cuối cùng của điều tra thống kê. Ý nghĩa của phân tích và dự đốn thống kê là giúp cho chúng ta nhận thức bản chất của hiện tƣợng và xác định cách thức cải biến hiện tƣợng trong tƣơng lai.
4.1.2. u cầu của phân tích và dự đốn thống kê
Những phân tích và dự đốn thống kê phải phù hợp với lý thuyết của lĩnh vực nghiên cứu. Những phân tích và dự đốn thống kê phải căn cứ vào tồn bộ sự kiện thu thập đƣợc từ các mẫu thống kê. Các sự kiện này phải đƣợc đặt trong mối quan hệ với nhau. Phân tích và dự đốn thống kê phải thay đổi tùy theo tính chất của hiện tƣợng nghiên cứu.
Để có cơ sở cho phân tích và dự đốn thống kê, các số liệu thu thập từ điều tra các mẫu của tổng thể phải đƣợc xử lý và tổng hợp thành bảng, biểu đồ và đồ thị. Các bảng, biểu đồ và đồ thị phải đƣợc xây dựng theo mục tiêu nghiên cứu. Vì thế,
94
trƣớc khi xây dựng các bảng, biểu đồ và đồ thị, nhà nghiên cứu cần phải đọc lại mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Phƣơng pháp xử lý và xây dựng bảng thống kê phải phù hợp với kiểu số liệu. Những thống kê mô tả đƣợc áp dụng cho những số liệu định lƣợng. Bảng tần số và tần xuất đƣợc áp dụng cho những số liệu định tính.
4.1.3. Phân tích số liệu bằng bảng thống kê Nguyên tắc lập bảng thống kê
Nguyên tắc chung trong lập bảng số liệu thống kê nhƣ sau:
(a) Bảng thống kê phải ngắn gọn và phù hợp với kích thƣớc trang giấy. Những bảng thống kê lớn (nhiều hàng, cột) có thể đƣợc tách ra thành những bảng nhỏ hơn. (b) Các tiêu đề hàng và cột của bảng thống kê cần đƣợc viết ngắn gọn, chính xác và
dễ hiểu. Những tiêu đề dài có thể đƣợc viết tắt bằng các ký hiệu quy ƣớc. (c) Các hàng và các cột của bảng thống kê đƣợc đánh số để dễ theo dõi. (d) Các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc sắp xếp theo trật tự lôgic.
(e) Những số liệu trong bảng thống kê phải đƣợc ghi rõ ràng. Những ơ khơng có số liệu đƣợc ký hiệu bằng dấu (-). Những số liệu bị thiếu có thể đƣợc ghi bằng số trung bình của chỉ tiêu đó.
(f) Các đơn vị đo giống nhau phải đƣợc ghi theo mức độ chính xác nhƣ nhau theo nguyên tắc làm tròn số.
(g) Phần cuối của các bảng cần phải có các ghi chú để giải thích những số liệu trong bảng thống kê nhƣ nguồn số liệu, nguồn tài liệu trích dẫn, các ký hiệu...
4.1.4. Phân tích số liệu bằng biểu đồ và đồ thị thống kê
Số liệu thống kê và kết quả xử lý số liệu đƣợc trình bày bằng bảng thống kê kèm theo biểu đồ và đồ thị không chỉ giúp cho chúng ta nhận thức đầy đủ về những đặc trƣng đáng lƣu ý của dãy số liệu (trung bình, biên độ biến thiên, cực đại và cực tiểu, hình thái phân bố...), mà còn gợi mở những so sánh và dự đoán những mối quan hệ giữa các đại lƣợng quan sát.
Nguyên tắc chung trong lập biểu đồ và đồ thị thống kê nhƣ sau:
(a) Biểu đồ và đồ thị chỉ trình bày những số liệu đặc trƣng; loại bỏ các chi tiết phụ đã đƣợc trình bày trong bảng thống kê.
95
(b) Những số liệu trong biểu đồ và đồ thị phải rõ ràng.
(c) Biểu đồ và đồ thị phải có những ghi chú cụ thể nhƣ tựa đề và các số liệu.
Tùy theo kiểu số liệu, báo cáo thống kê có thể đƣợc trình bày bằng biểu đồ hình chữ nhật, biểu đồ hình quạt, biểu đồ hình cột và biểu đồ đa giác tần số. Hai loại biểu đồ hình chữ nhật và hình quạt chỉ thuyết minh khái quát một vài nội dung chính của biến nghiên cứu. Chúng không phản ánh rõ sự biến thiên của các biến nghiên cứu. Vì thế, hai loại biểu đồ này ít đƣợc sử dụng trong các báo cáo thống kê. Những loại biểu đồ thƣờng đƣợc sử dụng nhiều là biểu đồ hình cột và biểu đồ đa giác tần số. Hai loại biểu đồ này đƣợc xây dựng trên hệ tọa độ vng góc; trong đó trục hồnh là các trị số biểu diễn sự biến thiên của đặc tính nghiên cứu, cịn trục tung là tần số hoặc tần suất tƣơng ứng.
Khi phân tích số liệu bằng biểu đồ, trƣớc hết quan sát hình dáng của biểu đồ. Sau đó so sánh hình dáng của biểu đồ với những kiểu phân phối lý thuyết theo luật xác suất nào đó. Biểu đồ có dạng hình chng (Hình 4.1) phản ánh biến nghiên cứu phân bố theo luật phân bố chuẩn. Biểu đồ có dạng giảm theo hình chữ J ngƣợc (Hình 4.2) phản ánh hai biến nghiên cứu có quan hệ âm.
Số lƣợng học sinh
Điểm số của môn văn
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn phân bố số lƣợng học sinh trung học
96