CHƢƠNG 2 THIẾT LẬP BẢNG KHẢO SÁT
2.2. Xác định thang đo phù hợp với những biến nghiên cứu
Xác định thang đo đối với những biến nghiên cứu là một vấn đề quan trọng. Tầm quan trọng của thang đo biểu hiện ở chỗ, phƣơng pháp xử lý số liệu và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu phụ thuộc vào các thang đo. Sau đây là một số lƣu ý về việc chọn những thang đo đối với những biến nghiên cứu.
(a) Thang đo định danh8. Thang đo này đƣợc sử dụng đối với những biến định danh ở dạng nhị phân (Có = 0, Khơng = 1) hoặc những biến khơng có thứ bậc hơn kém. Chẳng hạn: Giới tính (0 = Nam; 1 = Nữ); Cơng ty A đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất (1), xây dựng (2), dịch vụ (3), thƣơng mại (4) hay lĩnh vực khác (5)?
(b) Thang đo thứ bậc9. Khi mong muốn xếp hạng (Rank) cho các mức của biến nghiên cứu, chúng ta có thể sử dụng thang đo thứ bậc. Ví dụ: Mức độ nguy hiểm của bệnh (bệnh rất nặng = 1, bệnh nặng = 2, bệnh trung bình = 3, bệnh nhẹ = 4, khơng có bệnh = 5. Thang đo thứ bậc cũng có thể đƣợc sử dụng cho những biến định lƣợng liên tục. Chẳng hạn: Cấp năng suất lao động đƣợc xếp hạng là rất cao = 1, cao = 2, trung bình = 3, thấp = 4, rất thấp = 5. Cần lƣu ý rằng thứ hạng của những mức trong một biến nhất định phải đƣợc đặt bằng những số theo thứ tự tăng dần hoặc thấp dần. Chẳng hạn: Thay vì cấp năng suất lao động đƣợc xếp hạng là rất cao = 1, cao = 2, trung bình = 3, thấp = 3, rất thấp = 4, chúng ta có thể đặt rất cao = 5, cao = 4, trung bình = 3, thấp = 2, rất thấp = 1. Nói chung, chọn mã hóa thứ hạng của các biến sao cho chúng ta dễ dàng nhận ra mối quan hệ giữa chúng.
(c) Thang đo khoảng10. Thang đo này cũng đƣợc sử dụng cho những số liệu định lƣợng ở dạng có thứ bậc hơn kém, nhƣng các bậc có khoảng cách đều nhau. Ví dụ: Năng suất lao động đƣợc phân chia thành 4 cấp: rất cao (Mã hóa = 4), cao (Mã hóa = 3), trung bình (Mã hóa = 2), thấp (Mã hóa = 1).
8 Nominal
9 Ordinal
28
(d) Thang đo tỷ lệ11. Thang đo này đƣợc sử dụng cho những số liệu định lƣợng mà chúng ta mong muốn so sánh sự khác nhau giữa các biến nghiên cứu trong những điều kiện khác nhau. Khi so sánh, chúng ta lấy một giá trị làm gốc (mốc so sánh). Giá trị này có thể là giá trị Zero hoặc một giá trị nào đó. Ví dụ: So sánh sản phẩm X ở ba xí nghiệp; trong đó số đơn vị sản phẩm X ở xí nghiệp 1, 2 và 3 tƣơng ứng là 65, 76 và 90. Để so sánh số đơn vị sản phẩm ở 3 xí nghiệp này, chúng ta lấy mốc so sánh là 65 đơn vị. Kết quả so sánh cho thấy số đơn vị sản phẩm ở xí nghiệp 2 và 3 lớn hơn 1,2 và 1,4 lần so với xí nghiệp 1.
(e) Thang đo Likert. Thang đo này đƣợc sử dụng để đo mức độ đồng ý của ngƣời đƣợc phỏng vấn đối với một vấn đề nào đo. Chẳng hạn: Bạn có thích ăn sữa chua Yomost hay khơng? Trả lời: Hồn toàn phản đối (1), Phản đối (2), Trung dung (3), Đồng ý (4), Hoàn toàn đồng ý (5). Lƣu ý rằng mã hóa các câu trả lời bằng các số khơng phải là thang đo thứ bậc. Việc mã hóa này chỉ tạo thuận lợi cho việc xử lý số liệu bằng máy tính.
Nói chung, thang đo khơng chỉ ảnh hƣởng đến phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu, mà còn đến ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Chúng ta cần chọn những thang đo không chỉ dễ đo đạc và dễ xử lý, mà còn trả lời tốt nhất những câu hỏi đặt ra. Khi những biến có thể định lƣợng bằng những con số cụ thể, chúng ta không nên chọn thang đo thứ bậc. Bởi vì những biến định lƣợng liên tục không chỉ cho phép xác định rõ những đặc trƣng thống kê mơ tả, mà cịn mức độ tin cậy của kết quả và mối quan hệ giữa chúng.